Bài 2

Chia sẻ bởi Nguyễn Trần Thúy Anh | Ngày 11/05/2019 | 94

Chia sẻ tài liệu: bài 2 thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:

Tuần: 1 Ngày soạn: ……………………
Tiết: 2 Ngày dạy: …………………….

Bài 2. SỰ SUY VONG CỦA CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN
VÀ SỰ HÌNH THÀNH CHỦ NGHĨA TƯ BẢN Ở CHÂU ÂU

I / Mục tiêu :
1. Kiến thức :
- Nguyên nhân và hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí, một trong những nhân tố quan trọng tạo điều kiện cho sự hình thành quan hệ sản xuất TBCN.
- Qua trình hình thành qua hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong lòng XHPK Châu Âu.
2. Tư tưởng :
- Thấy được tính tất yếu của qui luật lịch sử.
- Mở rộng thị trường giao lưu buôn bán giữa các nước là tất yếu.
3. Kĩ năng :
Rèn kĩ năng quan sát bản đồ và khai thác các tranh ảnh lịch sử.
II / Thiết bị :
Bản đồ thế giới (hoặc quả Địa cầu)
Tranh ảnh về nhãng nhà phát kiến địa lí, tàu thuyền.
Bản đồ các cuộc phát kiến địa lí.
III / Tiến trình tổ chức tiết dạy :
1. Ổn định : Kiểm tra điều kiện học tập.
2. Bài cũ :
- Cuối thế kỉ V trong xã hội Châu Âu có sự biến đổi gì ? Vì sao ?
- Nêu các đặc điểm của lãnh địa PK ?
- Tại sao nói thành thị trung đại thúc đẩy XHPK phát triển ?
3. Bài mới :
Các thành thị trung đại ra đời thúc đẩy sản xuất phát triển, vì vậy yêu cầu về thị trường được đặt ra. Ở thế kỷ XV, nền kinh tế hàng hóa phát triển đã thúc đầy người phương Tây tiến hành các cuộc phát kiến địa lý nhằm tìm kiếm thị trường, nhân lực dẫn đến sự suy vong của chế độ PK sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu.
Những cuộc phát kiến lớn về địa lý:
Mục tiêu: HS nắm được nguyên nhân dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí và một số cuộc phát kiến lớn.

Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt

GV: Cho HS đọc SGK/6
GV : Nguyên nhân dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí là gì ?
HS:
+Nền kinh tế phát triển
+Yêu cầu về sản xuất.
GV: Các cuộc phát kiến được tiến hành trong điều kiện khoa học kĩ thuật ra sao ?
HS: Khoa học kỹ thuật phát triển
GV chốt ý: Do sự phát triền của sản xuất nền nhu cầu về nguyên liệu, vàng bạc ngày một tăng trong lúc đó, việc buôn bán trực tiếp với các nước phương Đông như Trung Quốc, Ấn Độ lại bị ách tắt do con đường giao lưu thương mại qua Tây Á và Địa Trung Hải bị người Thổ Nhĩ Kỳ độc chiếm . Vào thời kỳ này, khoa học kỹ thuật đã có những tiến bộ đáng kể. Người ta đã xác định được hướng con tàu không chỉ bằng cách quan sát chiều gió, màu nước hoặc chim biển mà còn bằng biện pháp xác định vị trí con tàu thông qua la bàn và máy đo góc thiên văn, đồng thời kỹ thuật đóng tàu có những bước tiến mới: tàu có bánh lái, hệ thống buồm lớn, có sàn và boong để có thể đặt đại bác và tàu Ca-ra-ven trở thành loại tàu vượt đại dương đầu tiên trong lịch sử thế giới.
GV cho HS xem hình ảnh con tàu Ca-ra-ven (SGK/6)
GV chuyển ý: (dùng bản đồ TG giới thiệu các cuộc phát kiến địa lý) Trong thời kỳ này, đã có nhiều cuộc phát kiến địa lý lớn xuất hiện nhằm tìm kiếm nguồn tài nguyên thiên nhiên. Bồ Đào Nha là nước đi tiên phong trong các cuộc thám hiểm bằng đường biển. Năm 1487, cuộc hành trình của b. Đi-a-xơ mới tới được mỏm cực Nam châu Phi, đặt tên nó là mũi Hảo Vọng. Năm 1492, Cô lôm bô cùng với đoàn thủy thủ xuất phát từ Tây Ban Nha đi về phía Tây ra đại dương mênh mông (Đại Tây Dương) và ông đã đến một số đảo thuộc vùng biển Ca-ri-bê ngày nay. Ông chính là người tìm ra Châu Mỹ. Năm 1497, Va-xcô đơ Ga ma đã đi tìm xứ sở huyền thoại của hương liệu và vàng bạc ở phương Đông. Ông rời cảng Lisbon (Bồ Đào Nha) với 265 thủy thủ, đi vòng qua châu Phi, đến Ca-li-út trên bờ biển Tây Nam Ấn Độ. Cuộc phát kiến của Ma-giê-lan đã đi vòng quanh thế giới 1519, đi vòng qua điểm cực Nam Châu Mỹ (eo Ma-giê-lan) tiến vào Thái Bình Dương (biển ở đây êm hơn Đại Tây Dương), đến quần đảo Phi-lip-pin, tại đây ông tìm thấy được nhiều nguồn nguyên liệu quý hiếm với người Châu Âu như tiêu và trong quá trình cướp đoạt những sản vật này của người dân
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Trần Thúy Anh
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)