Bài 19. Tuần hoàn máu (tiếp theo)

Chia sẻ bởi Lê Thị Minh Trang | Ngày 09/05/2019 | 59

Chia sẻ tài liệu: Bài 19. Tuần hoàn máu (tiếp theo) thuộc Sinh học 11

Nội dung tài liệu:

Kiểm tra bài cũ

1. Nhóm ĐV nào có hệ tuần hoàn hở :
Lưỡng cư
Bò sát
Thân mềm , chân khớp
Chim và thú

2.Hệ tuần hoàn kép là hệ tuần hoàn có :
A. 1 vòng tuần hoàn
B. 2 vòng tuần hoàn
C. Tùy từng loài động vật
BÀI 19
TUẦN HOÀN MÁU
[Tiếp theo]
III. Hoạt động của tim
1.Tính tự động của tim

Tính tự động của tim là khả năng co dãn tự động theo chu kỳ , ngay cả khi tách rời tim ra khỏi cơ thể và nuôi dưỡng trong môi trường thích hợp ( cung cấp đủ dinh dưỡng , oxy và nhiệt độ thích hợp )
Tính tự động của tim là khả năng gì ??
Tim co dãn tự động theo chu kì là nhờ hệ dẫn truyền tim , gồm có :
Nút xoang nhĩ
Nút nhĩ thất
Bó His
Mạng Puôckin
Nút xoang nhĩ phát ra xung điện . Xung điện lan ra khắp cơ tâm nhĩ làm tâm nhĩ co, sau đó đến nút nhĩ thất, đến bó His rồi theo mạng Puôckin lan ra khắp cơ tâm thất làm tâm thất co.
Hệ dẫn truyền tim
2. Chu kì hoạt động của tim
Mỗi chu kì của tim gồm 3 pha :
Pha co tâm nhĩ
Pha co tâm thất
Pha dãn chung
Tâm nhĩ co đẩy máu từ tâm nhĩ xuống tâm thất . Tâm thất co đẩy máu vào động mạch chủ và động mạch phổi.
Tại sao tim có thể hoạt động suốt cả đời mà không mỏi mệt ???
Tim hoạt động suốt cả cuộc đời mà không mỏi mệt là vì thời gian tâm thất và tâm nhĩ dãn chung (tức là thời gian nghỉ chung của tim) bằng với thời gian co tim, đồng thời tuy khối lượng tim chỉ bằng 1/200 khối lượng cơ thể nhưng có đến 1/10 lượng máu được dùng để nuôi tim hoạt động.
 Nhịp tim/phút tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể
IV.Hoạt động của hệ mạch
1.Cấu trúc của hệ mạch

Cấu trúc của hệ mạch gồm những hệ thống nào ?
2.Huyết áp
Huyết áp là áp lực máu tác dụng lên thành mạch.
Huyết áp tâm thu : lúc tim co , ở người huyết áp tâm thu khoảng 110-120 mmHg
Huyết áp tâm trương : lúc tim dãn , ở người khoảng 70-80 mmHg
Những yếu tố làm thay đổi huyết áp là gì ?
Những yếu tố làm thay đổi huyết áp :
Nhịp tim
Khối lượng máu
Độ quánh của máu
Sự đàn hồi của mạch máu
Tim đập nhanh, mạnh bơm lên động mạch một lượng máu lớn gây áp lực lớn lên động mạch làm huyết áp tăng và ngược lại khi tim đập chậm, tim bơm lên động mạch 1 lượng máu ít hơn gây áp lực nhỏ hơn lên động mạch làm huyết áp giảm

Tại sao tim đập nhanh và mạnh làm huyết áp tăng, tim đập chậm và yếu làm huyết áp giảm ??
Tại sao khi cơ thể mất máu thì huyết áp giảm
Vì khi mất máu thì lượng máu trong mạch giảm nên áp lực tác dụng lên thành mạch giảm dẫn đến huyết áp giảm.
3. Vận tốc máu
Vận tốc máu là tốc độ máu chảy trong một giây.
Vận tốc máu trong hệ mạch liên quan tổng tiết diện của mạch và sự chênh lệch huyết áp giữa 2 đầu đoạn mạch.
Củng cố
Tính tự động của tim là khả năng co dãn tự động theo chu kỳ
Tim co dãn tự động theo chu kì là nhờ hệ dẫn truyền tim , gồm có :Nút xoang nhĩ, Nút nhĩ thất ,Bó His , Mạng Puôckin
Mỗi chu kì của tim gồm 3 pha :Pha co tâm nhĩ, Pha co tâm thất ,Pha dãn chung
- Huyết áp là áp lực máu tác dụng lên thành mạch.
- Vận tốc máu là tốc độ máu chảy trong một giây.
- Vận tốc máu trong hệ mạch liên quan tổng tiết diện của mạch và sự chênh lệch huyết áp giữa 2 đầu đoạn mạch.



Cám ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Minh Trang
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)