Bài 19. Tuần hoàn máu (tiếp theo)

Chia sẻ bởi vũ thảo ly | Ngày 09/05/2019 | 47

Chia sẻ tài liệu: Bài 19. Tuần hoàn máu (tiếp theo) thuộc Sinh học 11

Nội dung tài liệu:

Bài 19: Tuần hoàn máu
III: Hoạt động của tim

1) Tính tự động của tim
- KN: Là khả năng co dãn tự động theo chu kì của tim
- Cơ tim hoạt động theo cơ chế tất cả hoặc không có gì
- Hệ dẫn truyền tim là tập hợp các sợi đặc biệt có trong thành tim
+ Cấu tạo bao gồm: nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puockin
+ Cơ chế: nút xoang phát xung điện tới cơ tâm nhĩ  tâm nhĩ co, sau đó lan đến nút nhĩ thất  bó His  mạng Puockin  tâm thất co
+ Vai trò: giúp tim tự động đập, cung cấp đủ
oxi và chất dinh dưỡng cho cơ thể ngay cả khi
chúng ta ngủ



2: Chu kỳ hoạt động của tim
-KN: Chu kỳ tim là sự hoạt động của tim có chu kỳ qua các giai đoạn kế tiếp nhau một cách đều đặn nhịp nhàng theo một thứ tự nhất định.
Mỗi chu kỳ tim có ba thì (hay 3 giai đoạn).
1.1 Thì tâm nhĩ thu  :
Thì tâm nhĩ thu là thì hai tâm nhĩ co bóp, do áp lực trong hai tâm nhĩ tăng lên nên máu chảy mạnh hơn, chảy hết xuống hai tâm thất. Lúc này các van nhĩ - thất đã mở sẵn. Thì tâm nhĩ thu lâu khoảng 1/10 giây sau đó hai tâm nhĩ giãn nghỉ 7/10 giây để hút máu các tĩnh mạch trở về tim.
1.2. Thì tâm thât thu  :
Thì tâm thât thu là thì hai tâm thất co bóp tiếp sau thì tâm nhĩ thu. Do áp lực trong hai tâm nhĩ tăng lên, máu nén ép thúc các nhĩ thất đóng lại không cho máu chảy ngược về hai tâm nhĩ và các van tổ chim mở ra, máu bị đẩy vào động mạch chủ và động mạch phổi. Thì tâm thất thu lâu khoảng 3/10 giây sau đó hai tâm thất giãn nghỉ 5/10 giâyđể hút máu.
1.3 Thì tâm trương toàn bộ  : 
Thì tâm trương toàn bộ là cơ tim giãn nghỉ toàn bộ, áp lực trong tâm thất sụt xuống thấp hơn áp lực trong động mạch nên máu ở động mạch chảy ngược về tâm thất thúc các van tổ chim đóng lại, đồng thời các van nhĩ thất mở ra để hút máu từ hai tâm nhĩ xuống tâm thất.
Thì tâm trương lâu khoảng 4/10 giây.
Như vậy một chu kỳ tim lâu khoảng 8/10 giây,trong đó tim làm việc nửa thời gian và nghỉ nửa thời gian. Trong một phút có 75 chu kỳ tim từc là 75 lần tim đập hay 75 lần mạch đập.  Số lần tim đập trong một phút gọi tần số tim đập. Tần số tim đập trung bình ở người lớn khoảng 70- 80 lần và có thể thay đổi theo giới, lứa tuổi, tập luyện, bệnh lý.
Hình ảnh minh họa
IV) Hoạt động củ hệ mạch
1: Cấu trúc của hệ mạch
- Bao gồm: hệ thống động mạch, hệ thống tĩnh mạch và hệ thống mao mạch.
- Hoạt động
+ Hệ thống động mạch: động mạch chủ  các động mạch có đường kính nhỏ dần  tiểu động mạch
+ Hệ thống tĩnh mạch: tiểu tĩnh mạch  tĩnh mạch có đường kính lớn dần  tĩnh mạch chủ
+ Hệ thống mao mạch: nối giữa tiểu tĩnh mạch và tiểu động mạch
Hình ảnh minh họa
2: Huyết áp
-KN: Tim co bóp đẩy máu vào động mạch, đồng thời cũng tạo nên một áp lực tác dụng lên thành mạch và đẩy máu chảy trong hệ mạch. Áp lực máu tác dụng lên thành mạch được gọi là huyết áp
- Do tim bơm máu vào động mạch từng đợt nên tạo ra huyết áp tâm thu(ứng với lúc tim co) và huyết áp tâm trương(ứng với lúc tim dãn)
- Tất cả những tác nhân làm thay đổi lực co tim, nhịp tim, khối lượng máu, độ quánh của máu,sự đàn hồi của mạch máu đều có thể làm thay đổi huyết áp.
3: Vận tốc máu
-KN: Vận tốc máu là tốc độ máu chảy trong một giây.
-VD: Tốc độ máu chảy trong động mạch chủ = 500mm/s, trong mao mạch = 0,5mm/s, trong tĩnh mạch chủ = 200mm/s
- Vận tốc máu trong hệ mạch liên quan chủ yếu đến tổng tiết diện của mạch và chênh lệch huyết áp giữa 2 đầu đoạn mạch.
?: - Vận tốc máu chảy nhanh nhất trong động mạch và chảy chậm nhất trong các mao mạch
- Động mạch có tiết diện nhỏ hơn nhiều so với tổng tiết diện rất lớn của các mao mạch.
-Nếu tiết diện nhỏ, chênh lệch huyết áp lớn máu sẽ chảy nhanh và ngược lại, máu sẽ chảy chậm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: vũ thảo ly
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)