Bài 19. Từ trường

Chia sẻ bởi Hoàng Thị Hương | Ngày 19/03/2024 | 10

Chia sẻ tài liệu: Bài 19. Từ trường thuộc Vật lý 11

Nội dung tài liệu:

Bài soạn: từ trường
Họ tên : Nguyễn Thế Thành Lớp : Lý A -- k37
Điện trường là dạng vật chất tồn tại
xung quanh điện tích và tác dụng lực điện
lên điện tích khác đặt trong nó.
ở những chương trước chúng ta đã biết thế nào là điện trường. Em hãy nhắc lại khái niệm này?
Như vậy thì nếu các điện tích chuyển động nó có tác dụng lên các điện tích khác đặt trong nó không và tác dụng như thế nào? Để trả lời câu hỏi này ta vào chương mới
Chương VII. Từ trường
46. Từ trường
Ta biết tương tác điện là tương tác giữa các điện tích. Vậy thì tương tác từ là gì?
1.Tương tác từ:
a. Tương tác giữa hai nam châm.
- Thí nghiệm:
Dụng cụ: Một nam châm thẳng.
Một nam châm thử.
Hiện tượng xảy ra như thế nào
khi cho hai nam châm lại gần nhau?
- Kết quả: Các cực cùng tên đẩy nhau.
Các cực khác tên hút nhau.
- Nhận xét: Kiểu tương tác giữa hai nam châm gọi là tương tác từ.
Người ta gọi hiện tượng hai nam
châm hút và đẩy nhau tức hai nam
châm tương tác với nhau là tương
tác từ.
Có một dòng điện và một nam châm
thử đặt gần nhau. Khi chưa có dòng điện
chạy qua dây dẫn, có hiện tượng gì xảy ra?

Khi có dòng điện chạy qua dây dẫn,
có hiện tượng gì xảy ra?

b. Tương tác giữa dòng điện và nam châm.
- Thí nghiệm:
I
Kết quả: Nam châm bị lệch theo chiều dòng điện.
So sánh hai thí nghiệm này nhau?

- Nhận xét:
+ Tương tác giữa nam châm và dòng điện giống kiểu tương tác giữa nam châm với nam châm.
Qua các thí nghiệm trên em có nhận xét gì?
+ Dòng điện có vai trò như một nam châm.
+ Hiện tượng điện và hiện tượng từ có liên quan với nhau.
Có hai dòng điện đặt gần nhau
thì có xảy ra tương tác
như trên không?
c. Tương tác giữa hai dòng điện.
- Thí nghiệm:
- Khi chưa có dòng điện:
- Khi có dòng điện:
Kết quả thí nghiệm
như thế nào?
-Kết quả:
+ Hai dòng điện cùng chiều thì hút nhau.
+ Hai dòng điện ngược chiều thì đẩy nhau.
Qua các thí nghiệm trên
em có nhận xét gì về
kiểu tương tác này?
- Nhận xét:
+ Tương tác giữa hai dòng điện giống tương tác giữa hai nam châm.
Thí nghiệm này chứng tỏ điều gì?

Dòng điện có tác dụng lên nam châm và lên dòng điện khác
+ Hiện tượng điện và hiện tượng từ có liên quan với nhau.
Thí nghiệm này khẳng định
lại một lần nữa điều gì?

Như vậy phải chăng chúng có chung 1 kiểu tương tác
Dấu hiệu nhận biết các tương tác là hút hoặc đẩy
Đặc điểm chung của các thí nghiệm này là gì?
d. Tương tác từ.
- Tương tác giữa nam châm với nam châm, nam châm với dòng điện và dòng điện với dòng điện đều được gọi là tương tác từ.
- Lực tương tác trong các trường hợp này gọi là lực từ.
Tương tác đó gọi là tương tác từ
Chúng ta cùng xét xem giữa tương tác điện
và tương tác từ có mối liên hệ như thế nào?
e. Tương tác điện và tương tác từ.
Để phân biệt hai loại tương tác này ta trở lại
thí nghiệm 3. Nếu bỏ đoạn AC để chỉ còn dây AB
mang dòng điện, còn dây CD không có dòng điện
(tức là có các điện tích đứng yên)
Hai dây dẫn không thay đổi trạng
thái khi có dòng điện chạy vào 1 dây.
Trạng thái của hai dây như thế nào?
Điều kiện để có tương tác từ là gì?
- Điều kiện: Tương tác từ chỉ xảy ra giữa các hạt mang điện chuyển động.
Các hạt mang điện gần nhau thì chúng
tương tác với nhau như thế nào?
Hai hạt mang điện gần nhau thì xảy ra tương tác
điện nhưng không phải bao giờ cũng xảy ra
tương tác từ
Tương tác từ có cùng loại với tương tác
điện không?
+ Tương tác từ không cùng loại với tương tác điện.
Điện trường tác dụng lực lên hạt mang
điện. Tương tự trong thiên nhiên cũng
tồn tại một môi trường mà môi trường
đó tác dụng lên các điện tích chuyển
động.Vậy môi trường đó là gì?
2. Khái niệm từ trường
Các dòng điện hay nói chính xác
các hạt mang điện chuyển động
tương tác với nhau như thế nào?
Tác dụng từ của dòng điện thứ nhất lên dòng điện
thứ hai là nhờ một dạng vật chất phân bố liên tục
tồn tại xung quanh dòng điện thứ nhất dạng vật chất
đó gọi là từ trường.
a. Khái niệm.
Tương tự như khái niệm điện trường
em hãy rút ra khái niệm từ trường?
Từ trường là dạng vật chất tồn tại xung quanh hạt mang điện chuyển động và tác dụng lực từ lên hạt mang điện khác chuyển động trong đó.
Chú ý: Từ trường luôn gắn liền với các
điện tích chuyển động cũng như điện
trường gắn liền với các điện tích.
Tính chất của từ trường?
b. Tính chất: Lực từ tác dụng lên các hạt mang điện chuyển động trong nó.
Phân biệt điện trường và từ trường?
Em hãy dựa vào định nghĩa từ trường?

Và dựa vào đặc điểm của lực từ
Dựa vào tính chất này ta có thể biết được sự
có mặt của từ trường và khảo sát các đặc
trưng của nó. Ta dùng một nam châm thử!
Nguồn gốc gây ra từ trường là gì?
b. Nguồn gốc gây ra từ trường: là các hạt mang điện chuyển động.
Điện tích đứng yên là nguồn gốc của
điện trường tĩnh. Điện tích chuyển động thì sao?
- Lưu ý: Điện tích chuyển động vừa là nguồn gốc của điện trường vừa là nguồn gốc của từ trường.
Nhờ có tương tác từ giữa các nam châm, nam châm với sắt, nam châm với dòng điện và giữa dòng điện với nhau mà các cuộn dây được ứng dụng nhiều trong kỹ thuật.
Nam châm có mặt ở hầu hết các máy móc, thiết bị điện tử, thiết bị tự động. Bản thân từ trường có ý nghĩa to lớn trong kỹ thuật, người ta tìm cách biến từ thành điện phục vụ đời sống: Máy phát điện xoay chiều một pha, máy phát điện một chiều, máy phát điện xoay chiều 3 pha...
Từ trường có mang năng lượng không? Tại sao
Có! Vì khi đặt kim nam châm trong đó thì
Kim nam châm bị dịch chuyển nên
Từ trương có sinh công
Treo một quả cầu bấc lại gần 1 nam châm thấy nó bị hút về phía nam châm. với hiện tượng này một học sinh đã kết luận: Nam châm có tác dụng lực lên điện tích đứng yên . Điều này có mâu thuẫn với lý thuyết tương tác từ không?
Kết luận trên là sai. Đó là tương tác điện, nam châm nhiễm điện do hưởng ứng
Củng cố
Tại sao hai dòng điện cùng chiều thì hút nhau,
hai dòng điện cùng chiều thì đẩy nhau?
Nó khác với nam châm, các bài sau các em
sẽ biết được điều đó.
Bài học của chúng ta kết thúc tại
đây!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Thị Hương
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)