Bài 19. Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến và công nghệ tế bào

Chia sẻ bởi trấn thị yến nhi | Ngày 08/05/2019 | 35

Chia sẻ tài liệu: Bài 19. Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến và công nghệ tế bào thuộc Sinh học 12

Nội dung tài liệu:

Trường Trung Học Phổ Thông An Mỹ
CÔNG NGHỆ TẾ BÀO ĐỘNG VẬT
TRẦN THỊ YẾN NHI
NGUYỄN THỊ THÙY DUNG
VŨ THỊ HƯƠNG MƠ
TRẦN VĂN THÀNH



NHÂN BẢN VÔ TÍNH ĐỘNG VẬT
1. Lịch sử nhân bản vô tính
1952, John Gordon lần đầu tiên nhân bản ếch
Thập kỉ 90, các nhà khoa học Pháp công bố sự ra đời của 6 con thỏ nhân bản vô tính từ phôi ướp lạnh 32 tế bào
Năm 1997, Ian Wilmus tạo ra động vật có vú nhân bản đầu tiên, cừu Dolly.
8/2005, Tiến sĩ Hwang cho ra đời con chó đầu tiên bằng sinh sản vô tính.

2. Khái niệm
Nhân bản vô tính là hiện tượng chuyển nhân của một tế bào soma vào một tế bào trứng đã lấy mất nhân, rồi kích thích phát triển thành phôi, từ đó làm cho phôi phát triển thành một cơ thể mới.


Lấy 1 trứng trong noãn bào của một cá thể giống cái.
Rút bỏ nhân của trứng
Lấy nhân của một cá thể khác đưa vào trứng đã loại nhân
Dùng điện năng hoặc hóa chất kích thích trứng hoạt động → tạo ra 1 phôi.
Phôi được đưa vào môi trường sinh học đặc biệt để có thể phát triển thành 1 thai hoàn chỉnh.
3. Quy trình chung nhân bản vô tính động vật
4. Đặc điểm, mục đích, mặt hạn chế động vật nhân bản
Đặc điểm: Con vật nhân bản vô tính có cấu trúc di truyền giống với tế bào xoma của cơ thể cho nhân
Mục đích:
- Phục vụ cho lợi ích kinh tế
- Thay thế các bộ phận cho con người
Phục vụ cho nghiên cứu và y học
Khôi phục một số loài động vật bị tuyệt chủng, bảo tồn nguồn gen quý, cải thiện chất lượng giống gia súc.
Hạn chế:
Tỷ lệ sống thấp
Người mẹ mang thai có thể gặp nguy hiểm
Tuổi thọ ngắn
Xác xuất thất bại cao
Đặc điểm
5. Nhân bản vô tính cừu Dolly

a. Lịch sử
- Ian Wilmus, Keith Campbell và các cộng sự tạo ra cừu Dolly
(5 tháng 7 năm 1996 - 14 tháng 2 năm 2003)
- Từ 277 quả trứng có 29 phôi được tạo thành, chỉ có 3 con cừu được sinh ra và có duy nhất Dolly sống sót
b. Quy trình
c. Cuộc sống
Dolly đã ba lần sinh nở với một con cừu đực giốngWelsh Mountain (tên là David)
Có sáu đứa con: Bonnie năm 1998, sau đó là sinh đôi năm 1999 và sinh ba năm 2000.
2001, khi 5 tuổi, Dolly bị mắc chứng viêm khớp , nhưng sau đó đã được điều trị
2003, Cừu Doly bị viêm phổi nặng và chết.
d. Kết luận
- Tuy hiệu suất nhân bản cừu Dolly còn thấp, con vật nhân bản tạo ra tuổi thọ ngắn, hiện tượng lão hóa sớm…Nhưng nhân bản thành công cừu Dolly, đã đánh dấu bước ngoặt trong sự phát triển của sinh học hiện đại.
- Mở ra hướng nghiên cứu mới.
6. Thành tựu
6.1. Chuột
- Các nhà khoa học Mỹ đã nhân bản thành công chuột từ tế bào gốc của chuột trưởng thành được lấy từ da của loài gặm nhấm này.
Hình ảnh chuột nhân bản từ tế bào gốc lấy từ da
- Tháng 11.2008, các nhà khoa học Nhật Bản đã thành công trong việc tạo chuột sống từ mẫu chuột chết cách đó 16 năm.
Mẫu chuột để đông lạnh sau 16 năm
Hậu duệ của chuột chết
Bằng công nghệ đột phá các nhà khoa học Anh lần đầu tiên nhân bản được 12 cái phôi từ những con khỉ trưởng thành.
6.2. Khỉ
Khỉ nhân bản vô tính
Các nhà khoa học Ý đã phối giống thành công cho Prometea (chú ngựa nhân bản vô tính đầu tiên). Hiện tại chú ngựa này vẫn khỏe mạnh.
6.3. Ngựa
Ngựa nhân bản vô tính
6.4. Lợn nhân bản vô tính
Năm 2005, Trung Quốc đã thành công trong việc nhân bản lợn → Đánh dấu bước tiến bộ về công nghệ sinh học của Trung Quốc

Nhân bản vô tính ở Việt Nam
Năm 2006, viên công nghệ sinh học bước đầu thành công trong nhân bản phôi một số loài động vật hoang dã, quý hiếm.
Nghiên cứu nhân bản vô tính đã được thực hiện trên các loài chuột, trâu, bò nhà, bò tót, gấu, khỉ và sao la.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết nhân bản vô tính gia súc trong giai đoạn 2006-2010 là vấn đề quan tâm hàng đầu.


CÔNG NGHỆ CẤY TRUYỀN PHÔI
LỊCH SỬ CÔNG NGHỆ CẤY TRUYỀN PHÔI
*1890 thí nghiệm đầu tiên về cấy truyền phôi thành công trên thỏ bởi Walter Heap. Ông là người sáng lập ra công nghệ cấy truyền phôi.
*1932 cấy truyền phôi thành công trên dê - Warwick và Berry.
*1933 cấy truyền phôi trên chuột cống –Nicholas.
* 1934 cấy truyền phôi thành công trên cừu – Warwich và berry.
*1951 bê đầu tiên trên thế giới ra đời bằng công nghệ cấy truyền phôi –Willet và cs
*1978 em bé đầu tiên ra đời từ cấy truyền phôi – Steptoe và Edward
22
Các tổ chức hoạt động về cấy truyền phôi trên thế giới
Số liệu của Hội CTP thế giới 12-1982 - Hội kỹ thuật chăn nuôi Nhật Bản - 1995
23
Các bước cơ bản trong công nghệ cấy truyền phôi
3. Gây đ.dục đồng loạt
Bò nhận phôi
1. Bò cho phôi
Gây rụng trứng nhiều
Gây đ.dục đồng pha
Phôi cho bò cho phôi bằng đực giống tốt
Thu hoạch phôi
9. Bò cho phôi sinh sản bình thường hoặc lấy phôi lặp lại
10. Bò nhận phôi có chửa
8. Cấy truyền phôi
10. Bò nhận phôi có chửa
11. Đàn con năng suất cao được sinh ra.
Lợi ích của cấy truyền phôi
Khai thác tiềm năng di truyền tốt của bò cho phôi.
Tạo ra số lượng lớn trong thời gian ngắn.
=> tăng giá trị kinh tế.

Ý nghĩa của cấy truyền phôi
Phổ biến và nhân nhanh về số lượng và chất lượng giống tốt.
Giảm chi phí trong chăn nuôi : như con giống , chuồng traị , nhân lực ......
Hạn chế dịch bệnh , nâng cao sức chống chịu khả năng thích nghi của con non.



MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA THÀNH TỰU CẤY TRUYỀN PHÔI
27
28
CẢM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: trấn thị yến nhi
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)