Bài 19. So sánh
Chia sẻ bởi Trần Anh Tuấn |
Ngày 21/10/2018 |
40
Chia sẻ tài liệu: Bài 19. So sánh thuộc Ngữ văn 6
Nội dung tài liệu:
Giáo án thử nghiệm
Tiết 78: So sánh (Tiết 1)
I. Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh:
1. Kiến thức:
Hiểu được khái niệm và cấu tạo của so sánh.
Phân tích được cấu tạo của so sánh.
2. Kỹ năng:
Biết quan sát sự giống nhau giữa các sự vật để tạo ra những so sánh đúng, tiến đến tạo ra những so sánh hay.
Nhận biết và phân tích được giá trị nghệ thuật của phép so sánh trong văn bản.
Sử dụng được so sánh trong khi viết văn và trong các tình huống giao tiếp cụ thể.
3. Thái độ: Có ý thức trong việc lựa chọn và sử dụng so sánh trong giao tiếp.
II. Nguồn:
Bài "So sánh", SGK Ngữ văn lớp 6, Tập II, NXBGD, 2003, Trang 24.
Bài tập Ngữ văn 6, Tập II, NXBGD, 2003, Trang 16.
Văn bản: Bài "Bài học đường đời đầu tiên" (Trang 3); Bài "Sông nước Cà Mau" (Trang 18); Bài "Cây tre Việt Nam" (Trang 95), SGK Ngữ văn lớp 6, Tập II, NXBGD, 2003.
SGK Tiếng Việt lớp 3, Tập I, Tiết luyện tập, NXBGD, 2003.
III. Tiến hành dạy học:
ổn định lớp và kiểm tra bài cũ.
- GV ổn định lớp.
- Kiểm tra bài cũ:
* Nội dung:
1. Phó từ là gì? Có những loại phó từ nào? Mỗi loại cho một ví dụ?
2. ở lớp 3 em đã được học so sánh, hãy lấy một ví dụ về so sánh?
* Hình thức: Mỗi câu hỏi, GV gọi một HS trình bày nội dung câu hỏi, tập thể lớp nhận xét và bổ sung.
B. Bài mới:
Nhiệm vụ 1: Hình thành khái niệm so sánh.
Hoạt động 1: Tìm hiểu để hình thành khái niệm so sánh.
Công việc của GV
Công việc của HS
Treo bảng phụ hoặc bật đèn chiếu có ghi sẵn hai ví dụ: a và b trong SGK tr 24.
Yêu cầu HS tìm những tập hợp từ chứa so sánh trong bài tập 1 và trả lời bài tập 2 bằng những câu hỏi gợi mở:
1. "Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan"
(Hồ Chí Minh).
HS quan sát và làm bài theo nhóm (mỗi nhóm một bàn) dưới sự hướng dẫn của GV. Nhóm cử thư kí ghi kết quả vào giấy nháp, đại diện nhóm trình bày trước lớp.
Nhiệm vụ cá nhân: Lắng nghe, nhận xét, bổ sung, sửa chữa.
2. [.] trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.
(Đoàn Giỏi)
Công việc của GV
Công việc của HS
Công việc của GV
Công việc của HS
+ Các tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh: "Búp trên cành", "Hai dãy tường thành vô tận".
+ Các sự vật, sự việc được so sánh: "trẻ em" được so sánh với "Búp trên cành"; "rừng đước" được so sánh với "Hai dãy trường thành vô tận"
+ Cơ sở để so sánh: Dựa vào sự tương đồng (giống nhau về hình thức, tính chất, vị trí, chức năng.giữa sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác).
Câu hỏi gợi mở:
1.Những tập hợp từ nào chứa hình ảnh so sánh?
2. Những sự vật, sự việc nào được so sánh với nhau?
3.Dựa vào cơ sở nào để so sánh như vậy?
4. Vì sao tác giả lại so sánh "trẻ em" với "búp trên cành" và "Rừng đước." với "Hai dãy trường thành vô tận"
+ Khi so sánh như vậy, tác giả muốn thề hiện, nhấn mạnh điều gì?
Cụ thể:
"Trẻ em": mầm non của đất nước, có nét tương đồng với "búp trên cành": Mầm non của cây: Tươi non, đầy sức sống, chan chứa hi vọng tương lai.
"đước": Thẳng, cao, mọc thành từng dãy trông vững chãi như bức "trường thành" - bức thành dài.
Các sự vật tương đồng về cả hình thức và tính chất.
+ So sánh như vậy làm nổi bật được cảm nhận của tác giả về những sự vật được nói đến (Trẻ em, rừng đước).
Công việc của GV
Công việc của HS
+ điều tác giả muốn thể hiện, nhấn mạnh có giá trị nghệ thật gì? (Có tác dụng gì?)
+ Làm cho câu văn, câu thơ có hình ảnh và gợi cảm: tạo ra hình ảnh mới mẻ cho sự vật, sự việc quen thuộc, gợi cảm giác cụ thể, thích thú, hấp dãn khi nghe, nói, đọc, viết: Thể hiện khả năng diễn đạt phong phú, sinh động của Tiếng Việt.
Công việc của GV
Công việc của HS
Hoạt động 2: Phân tích các nét đặc trưng cơ bản của khái niệm so sánh để hình thành khái niện so sánh.
Công việc của GV
Công việc của HS
Giáo viên giúp học sinh tìm hiểu sâu hơn ví dụ qua việc sử dụng hệ thống câu hỏi.
+ Ký hiệu sự vật, sự việc được so sánh là vế A; sự vật, sự việc dược dùng để so sánh là vế B, A và B được so sánh với nhau nhờ nét tương đồng như các em vừa phát hiện qua các ví dụ. Em thử vẽ sơ đồ so sánh: "Trẻ em như búp trên cành ."
Thảo luận dưới sự hướng dẫn, gợi ý của giáo viên.
Như
+ Tìm so sánh và chỉ rõ vế A và vế B trong bài tập 1, ý b:
"Công cha như núi thái sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra."
(Ca dao)
Công việc của GV
Côn g việc của HS
Học sinh suy nghĩ và trình bày ý kiến.
+ Đặc điểm nào của B gợi cho ta liên tưởng để so sánh với A?
+ Tại sao lại so sánh "Công cha" với "núi Thái sơn", "Nghĩa mẹ" với "nước trong nguồn" chứ không phải ngọn núi khác, không phải nước sông, hồ?
+ Đặc diểm gợi cho ta liên tưởng:
Núi Thái sơn cao lớn, vững chãi.
Nước trong nguồn chảy mãi không ngưng, không bao giờ cạn.
+ So sánh được như vậy vì cảm nhận của dân gian, núi Thái sơn là nọn núi cao nhất, hùng vĩ nhất trong các ngọn núi. "nước trong nguồn. " không bao giờ vơi cạn, vừa trong mát ngọt lành như dòng sữa mẹ. Lấy núi Thái sơn và nguồn nước trong để so sánh với công cha, nghĩa mẹ.
Công việc của GV
Công việc của HS
+ Đặc điểm đó dựa trên quan hệ liên tưởng tương đồng.
+ Đây là một so sánh rất hay: vừa cụ thể vừa đầy biểu cảm: ca ngợi công cha nghĩa mẹ vô cùng to lớn, sâu nặng.
+ Đặc điểm đó dựa trên quan hệ liên tưởng nào?
+ Giá trị nghệ thuật của việc so sánh đó?
- GV hướng dẫn để HS hình thành sơ đồ Gráp so sánh trên.
Lưu ý HS: Trong so sánh, vế B thường được coi chuẩn so sánh. có thể lấy ví dụ minh hoạ cho HS hiểu.
Công việc của GV
Công việc của HS
Hoạt động 3: Khái niệm so sánh
Yêu cầu HS đọc bài tập 3 tr.24.
Em hãy cho biết so sánh trong câu này có gì khác với bài tập 1 và 2 (tr.24)?
Giáo viên gợi ý: Con mèo được so sánh với con gì? Hai con vật này có gì giống và khác nhau?
Đọc bài tập 3, tr. 24 và trả lời câu hỏi của GV.
+ Con mèo được so sánh với con hổ.
Hai con vật này giống nhau về hình thức: Đều có lông vằn; khác nhau về tính chất: Mèo - hiền, hổ - dữ.
+ So sánh này khác với so sánh trên ở chỗ: chỉ ra được sự tương phản giữa hình thức và tính chất sự vật.
Công việc của GV
Công việc của HS
GV lưu ý HS: Trong phép so sánh (Không ngang bằng), vế A và vế B chỉ những sự vật, sự việc tuy hơn kém nhau về một phương diện nào đó nhưng vẫn có nét tương đồng với nhau. Chính nét tương đồng này cho phép so sánh các sự vật, sự việc với nhau (Điều này HS sẽ hiểu hơn ở tiết 2 bài "So sánh".
Công việc của GV
Công việc của HS
Học sinh chú ý lắng nghe giáo viên trình bày lư ý.
* Hoàn chỉnh khái niệm:
Qua các ví dụ tìm hiểu trên, em hãy cho biết: so sánh là gì?
GV yêu cầu một HS đọc rõ ghi nhớ SGK Tr.24.
GV treo bảng phụ hoặc bật đèn chiếu nội dung mục ghi nhớ.
GV lưu ý HS: Phân biệt so sánh lô gíc với so sánh tu từ.
Ví dụ:
+ Lan cao bằng Hoa (So sánh lô gíc).
+ Trăng tròn như quả bóng (so sánh tu từ)
Công việc của GV
Công việc của HS
* Ghi nhớ:
So sánh và đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm.
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu cấu tạo của so sánh.
Hoạt động 1: Tìm hiểu mô hình cấu tạo của so sánh.
Phát phiếu học tập theo nội dung bài tập 1, SGK, Tr.24 (Điền vào bảng mô hình phép so sánh).
Giáo viên treo bảng phụ, yêu cầu 1 học sinh lên điền.
HS làm việc cá nhân bài tập 1, Tr.24.
HS chép vào vở bảng cấu tạo của phép so sánh và điền các so sánh đã tìm được ở phần I vào bảng.
Công việc của GV
Công việc của HS
* Cấu tạo của phép so sánh
Gọi một số em nhận xét, bổ sung bài làm của bạn.
GV đưa ra mẫu điền đúng.
Yêu cầu học sinh tìm một số từ so sánh và nhận xét về cấu tạo hoàn chỉnh của 1 phép so sánh.
Vế A (sự vật được so sánh).
Trẻ em
Rừng đước
PD (Phương diện so sánh)
Dựng lên cao ngât
T (Từ so sánh)
Như
Như
Vế B (Sự vật dùng để so sánh)
Búp trên cành
Hai dãy trường thành vô tận.
Công việc của GV
Công việc của HS
Lưu ý: Trong một phép so sánh, có thể vắng mặt phương diện (PD), từ (T) so sánh.
GV kết luận ngắn gọn về mô hình cấu tao của phép so sánh.
GV cho HS đọc bài tập 2.TR.25.
GV hướng dẫn HS phát hiện vế A,B.
Vế A (sự vật được so sánh).
Công cha
nghĩa mẹ
Con mèo vào tranh
PD (Phương diện so sánh)
to
T (Từ so sánh)
Như
Như
Hơn
Vế B (Sự vật dùng để so sánh)
Núi Thái Sơn
Nước trong nguồn
Con hổ
Công việc của GV
Công việc của HS
+ Từ so sánh: Như, như là, là, bằng, tựa, tựa như, hơn,.
Công việc của GV
Công việc của HS
Giáo viên phát phiếu học tập, yêu cầu HS tìm nhanh những từ so sánh (Thời giam 30 giây).
Học sinh trình bày, bổ sung, GV nhận xét tuyên dương.
Hoạt động 2: Khái quát mô hình cấu tạo của một phép so sánh.
HS thảo luận nhóm về mô hình cấu tạo của một phép so sánh và thực tế sử dụng mô hình đó.
HS đọc to phần ghi nhớ ở mục II, SGK, Tr.25 (có thể cho cả lớp ghi vào vở).
Nhiệm vụ 3: Luyện tập.
GV tổ chức cho HS lần lượt làm các bài tập tại lớp.
Hoạt động 1:
+ Bài tập 1: GV giao cho HS làm việc theo từng nhóm, các nhóm ghi kết quả vào vở bài tập hoặc giấy nháp, đại nhóm các nhóm trình bày trước lớp, cả lớp lắng nghe, đánh giá kết luận.
Yêu cầu như sau:
- Chỉ rõ phép so sánh trong từng ví dụ.
- xác định vế A, vế B.
- Tìm các ví dụ theo mẫu.
+ Bài tập 2: GV phát phiếu học tập cho các nhóm thực hiện.
Yêu cầu HS:
- Dựa vào các thành ngữ đã biết, viết tiếp vế B vào những chỗ trống để tạo thành phép so sánh:
Khoẻ như
Đen như
Trắng như
Cao như
Đep như
Dai như
GV tổng hợp kết quả các nhóm và tuyên dương những nhóm làm nhanh, nhiều đúng.
GV có thể cho HS tham khảo gơi ý sau:
Khoẻ như: Voi, hùm, gấu, bò tót,.
Đen như: Cột nhà cháy, mực, củ súng, củ tam thất, hắc ín,.
Trắng như: Tuyết, trứng gà bóc, vôi,.
Cao như: sếu, cây sào, núi,.
- Đẹp như: Tiên,hoa hậu,.
Dai như: Đỉa, giẻ rách,.
+ Bài tập 3: Là bài tập khó, GV hướng dẫn, chia nhóm để HS làm việc và trình bày.
GV cho HS tìm những câu văn có sử dụng phép so sánh trong bài "Sông nước Cà Mau".
Yêu cầu tìm được các so sánh như sau:
"Càng đổ gần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện"
[.] ở đó tụ tập không biết cơ man nào là bọ mắt, đen như hạt vừng, chúng cứ bay theo thuyền từng bầy như những đám mây nhỏ [.].
[.] Cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.
[.] Trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.
Những ngôi nhà bè ban đêm ánh đèn măng - sông chiếu rực trên mặt nước như những khu phố nổi.
Hoạt động 2:
+ GV giao cho HS bài tập đã chuẩn bị sẵn và yêu cầu từng HS làm, trình bày, cả lớp nhận xét.
- GV hỏi:
Nếu tả lại cảnh một buổi sáng trên quê hương em, em sẽ liên tưởng và so sánh các hình ảnh, sự vật sau đây với những gì?
- Mặt trời;
- Bầu trời;
- Hàng cây;
- Những ngôi nhà.
+ Bài tập 4: GV đọc văn bản "Sông nước Cà Mau" từ "Dòng sông Năm Căn mênh mông" đến "Khói sáng ban mai" để HS viết chính tả.
GV lưu ý HS những từ dễ viết sai do lỗi phát âm địa phương.
Nhiệm vụ 4: Hướng dẫn học ở nhà.
Nắm vững khái niệm so sánh, cấu tạo của phép so sánh và việc vận dụng mô hình cấu tạo đó trong thực tế sử dụng.
Tìm những cấu văn có sử dụng phép so sánh trong bài "Bài học đường đời đầu tiên"
Tìm 4 - 4 so sánh trong lời nói giao tiếp và trong tác phẩm ở SGK "Nghữ văn 6".
Chuẩn bị tìm hiểu tiết học sau:
- Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
- So sánh (Tiếp theo)
Xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo đến dự buổi báo cáo chuyên đề: Sáng kiến kinh nghiệm bậc 4 môn Ngữ văn!
Anh sơn, ngày 14 tháng 11 năm 2008
Người thực hiện đề tài: Nguyễn Thị Thu Hà Giáo viên: Trường THCS Anh Sơn Kỹ thuật vi tính: Cô giáo Ngọc Quỳnh.
Tiết 78: So sánh (Tiết 1)
I. Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh:
1. Kiến thức:
Hiểu được khái niệm và cấu tạo của so sánh.
Phân tích được cấu tạo của so sánh.
2. Kỹ năng:
Biết quan sát sự giống nhau giữa các sự vật để tạo ra những so sánh đúng, tiến đến tạo ra những so sánh hay.
Nhận biết và phân tích được giá trị nghệ thuật của phép so sánh trong văn bản.
Sử dụng được so sánh trong khi viết văn và trong các tình huống giao tiếp cụ thể.
3. Thái độ: Có ý thức trong việc lựa chọn và sử dụng so sánh trong giao tiếp.
II. Nguồn:
Bài "So sánh", SGK Ngữ văn lớp 6, Tập II, NXBGD, 2003, Trang 24.
Bài tập Ngữ văn 6, Tập II, NXBGD, 2003, Trang 16.
Văn bản: Bài "Bài học đường đời đầu tiên" (Trang 3); Bài "Sông nước Cà Mau" (Trang 18); Bài "Cây tre Việt Nam" (Trang 95), SGK Ngữ văn lớp 6, Tập II, NXBGD, 2003.
SGK Tiếng Việt lớp 3, Tập I, Tiết luyện tập, NXBGD, 2003.
III. Tiến hành dạy học:
ổn định lớp và kiểm tra bài cũ.
- GV ổn định lớp.
- Kiểm tra bài cũ:
* Nội dung:
1. Phó từ là gì? Có những loại phó từ nào? Mỗi loại cho một ví dụ?
2. ở lớp 3 em đã được học so sánh, hãy lấy một ví dụ về so sánh?
* Hình thức: Mỗi câu hỏi, GV gọi một HS trình bày nội dung câu hỏi, tập thể lớp nhận xét và bổ sung.
B. Bài mới:
Nhiệm vụ 1: Hình thành khái niệm so sánh.
Hoạt động 1: Tìm hiểu để hình thành khái niệm so sánh.
Công việc của GV
Công việc của HS
Treo bảng phụ hoặc bật đèn chiếu có ghi sẵn hai ví dụ: a và b trong SGK tr 24.
Yêu cầu HS tìm những tập hợp từ chứa so sánh trong bài tập 1 và trả lời bài tập 2 bằng những câu hỏi gợi mở:
1. "Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan"
(Hồ Chí Minh).
HS quan sát và làm bài theo nhóm (mỗi nhóm một bàn) dưới sự hướng dẫn của GV. Nhóm cử thư kí ghi kết quả vào giấy nháp, đại diện nhóm trình bày trước lớp.
Nhiệm vụ cá nhân: Lắng nghe, nhận xét, bổ sung, sửa chữa.
2. [.] trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.
(Đoàn Giỏi)
Công việc của GV
Công việc của HS
Công việc của GV
Công việc của HS
+ Các tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh: "Búp trên cành", "Hai dãy tường thành vô tận".
+ Các sự vật, sự việc được so sánh: "trẻ em" được so sánh với "Búp trên cành"; "rừng đước" được so sánh với "Hai dãy trường thành vô tận"
+ Cơ sở để so sánh: Dựa vào sự tương đồng (giống nhau về hình thức, tính chất, vị trí, chức năng.giữa sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác).
Câu hỏi gợi mở:
1.Những tập hợp từ nào chứa hình ảnh so sánh?
2. Những sự vật, sự việc nào được so sánh với nhau?
3.Dựa vào cơ sở nào để so sánh như vậy?
4. Vì sao tác giả lại so sánh "trẻ em" với "búp trên cành" và "Rừng đước." với "Hai dãy trường thành vô tận"
+ Khi so sánh như vậy, tác giả muốn thề hiện, nhấn mạnh điều gì?
Cụ thể:
"Trẻ em": mầm non của đất nước, có nét tương đồng với "búp trên cành": Mầm non của cây: Tươi non, đầy sức sống, chan chứa hi vọng tương lai.
"đước": Thẳng, cao, mọc thành từng dãy trông vững chãi như bức "trường thành" - bức thành dài.
Các sự vật tương đồng về cả hình thức và tính chất.
+ So sánh như vậy làm nổi bật được cảm nhận của tác giả về những sự vật được nói đến (Trẻ em, rừng đước).
Công việc của GV
Công việc của HS
+ điều tác giả muốn thể hiện, nhấn mạnh có giá trị nghệ thật gì? (Có tác dụng gì?)
+ Làm cho câu văn, câu thơ có hình ảnh và gợi cảm: tạo ra hình ảnh mới mẻ cho sự vật, sự việc quen thuộc, gợi cảm giác cụ thể, thích thú, hấp dãn khi nghe, nói, đọc, viết: Thể hiện khả năng diễn đạt phong phú, sinh động của Tiếng Việt.
Công việc của GV
Công việc của HS
Hoạt động 2: Phân tích các nét đặc trưng cơ bản của khái niệm so sánh để hình thành khái niện so sánh.
Công việc của GV
Công việc của HS
Giáo viên giúp học sinh tìm hiểu sâu hơn ví dụ qua việc sử dụng hệ thống câu hỏi.
+ Ký hiệu sự vật, sự việc được so sánh là vế A; sự vật, sự việc dược dùng để so sánh là vế B, A và B được so sánh với nhau nhờ nét tương đồng như các em vừa phát hiện qua các ví dụ. Em thử vẽ sơ đồ so sánh: "Trẻ em như búp trên cành ."
Thảo luận dưới sự hướng dẫn, gợi ý của giáo viên.
Như
+ Tìm so sánh và chỉ rõ vế A và vế B trong bài tập 1, ý b:
"Công cha như núi thái sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra."
(Ca dao)
Công việc của GV
Côn g việc của HS
Học sinh suy nghĩ và trình bày ý kiến.
+ Đặc điểm nào của B gợi cho ta liên tưởng để so sánh với A?
+ Tại sao lại so sánh "Công cha" với "núi Thái sơn", "Nghĩa mẹ" với "nước trong nguồn" chứ không phải ngọn núi khác, không phải nước sông, hồ?
+ Đặc diểm gợi cho ta liên tưởng:
Núi Thái sơn cao lớn, vững chãi.
Nước trong nguồn chảy mãi không ngưng, không bao giờ cạn.
+ So sánh được như vậy vì cảm nhận của dân gian, núi Thái sơn là nọn núi cao nhất, hùng vĩ nhất trong các ngọn núi. "nước trong nguồn. " không bao giờ vơi cạn, vừa trong mát ngọt lành như dòng sữa mẹ. Lấy núi Thái sơn và nguồn nước trong để so sánh với công cha, nghĩa mẹ.
Công việc của GV
Công việc của HS
+ Đặc điểm đó dựa trên quan hệ liên tưởng tương đồng.
+ Đây là một so sánh rất hay: vừa cụ thể vừa đầy biểu cảm: ca ngợi công cha nghĩa mẹ vô cùng to lớn, sâu nặng.
+ Đặc điểm đó dựa trên quan hệ liên tưởng nào?
+ Giá trị nghệ thuật của việc so sánh đó?
- GV hướng dẫn để HS hình thành sơ đồ Gráp so sánh trên.
Lưu ý HS: Trong so sánh, vế B thường được coi chuẩn so sánh. có thể lấy ví dụ minh hoạ cho HS hiểu.
Công việc của GV
Công việc của HS
Hoạt động 3: Khái niệm so sánh
Yêu cầu HS đọc bài tập 3 tr.24.
Em hãy cho biết so sánh trong câu này có gì khác với bài tập 1 và 2 (tr.24)?
Giáo viên gợi ý: Con mèo được so sánh với con gì? Hai con vật này có gì giống và khác nhau?
Đọc bài tập 3, tr. 24 và trả lời câu hỏi của GV.
+ Con mèo được so sánh với con hổ.
Hai con vật này giống nhau về hình thức: Đều có lông vằn; khác nhau về tính chất: Mèo - hiền, hổ - dữ.
+ So sánh này khác với so sánh trên ở chỗ: chỉ ra được sự tương phản giữa hình thức và tính chất sự vật.
Công việc của GV
Công việc của HS
GV lưu ý HS: Trong phép so sánh (Không ngang bằng), vế A và vế B chỉ những sự vật, sự việc tuy hơn kém nhau về một phương diện nào đó nhưng vẫn có nét tương đồng với nhau. Chính nét tương đồng này cho phép so sánh các sự vật, sự việc với nhau (Điều này HS sẽ hiểu hơn ở tiết 2 bài "So sánh".
Công việc của GV
Công việc của HS
Học sinh chú ý lắng nghe giáo viên trình bày lư ý.
* Hoàn chỉnh khái niệm:
Qua các ví dụ tìm hiểu trên, em hãy cho biết: so sánh là gì?
GV yêu cầu một HS đọc rõ ghi nhớ SGK Tr.24.
GV treo bảng phụ hoặc bật đèn chiếu nội dung mục ghi nhớ.
GV lưu ý HS: Phân biệt so sánh lô gíc với so sánh tu từ.
Ví dụ:
+ Lan cao bằng Hoa (So sánh lô gíc).
+ Trăng tròn như quả bóng (so sánh tu từ)
Công việc của GV
Công việc của HS
* Ghi nhớ:
So sánh và đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm.
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu cấu tạo của so sánh.
Hoạt động 1: Tìm hiểu mô hình cấu tạo của so sánh.
Phát phiếu học tập theo nội dung bài tập 1, SGK, Tr.24 (Điền vào bảng mô hình phép so sánh).
Giáo viên treo bảng phụ, yêu cầu 1 học sinh lên điền.
HS làm việc cá nhân bài tập 1, Tr.24.
HS chép vào vở bảng cấu tạo của phép so sánh và điền các so sánh đã tìm được ở phần I vào bảng.
Công việc của GV
Công việc của HS
* Cấu tạo của phép so sánh
Gọi một số em nhận xét, bổ sung bài làm của bạn.
GV đưa ra mẫu điền đúng.
Yêu cầu học sinh tìm một số từ so sánh và nhận xét về cấu tạo hoàn chỉnh của 1 phép so sánh.
Vế A (sự vật được so sánh).
Trẻ em
Rừng đước
PD (Phương diện so sánh)
Dựng lên cao ngât
T (Từ so sánh)
Như
Như
Vế B (Sự vật dùng để so sánh)
Búp trên cành
Hai dãy trường thành vô tận.
Công việc của GV
Công việc của HS
Lưu ý: Trong một phép so sánh, có thể vắng mặt phương diện (PD), từ (T) so sánh.
GV kết luận ngắn gọn về mô hình cấu tao của phép so sánh.
GV cho HS đọc bài tập 2.TR.25.
GV hướng dẫn HS phát hiện vế A,B.
Vế A (sự vật được so sánh).
Công cha
nghĩa mẹ
Con mèo vào tranh
PD (Phương diện so sánh)
to
T (Từ so sánh)
Như
Như
Hơn
Vế B (Sự vật dùng để so sánh)
Núi Thái Sơn
Nước trong nguồn
Con hổ
Công việc của GV
Công việc của HS
+ Từ so sánh: Như, như là, là, bằng, tựa, tựa như, hơn,.
Công việc của GV
Công việc của HS
Giáo viên phát phiếu học tập, yêu cầu HS tìm nhanh những từ so sánh (Thời giam 30 giây).
Học sinh trình bày, bổ sung, GV nhận xét tuyên dương.
Hoạt động 2: Khái quát mô hình cấu tạo của một phép so sánh.
HS thảo luận nhóm về mô hình cấu tạo của một phép so sánh và thực tế sử dụng mô hình đó.
HS đọc to phần ghi nhớ ở mục II, SGK, Tr.25 (có thể cho cả lớp ghi vào vở).
Nhiệm vụ 3: Luyện tập.
GV tổ chức cho HS lần lượt làm các bài tập tại lớp.
Hoạt động 1:
+ Bài tập 1: GV giao cho HS làm việc theo từng nhóm, các nhóm ghi kết quả vào vở bài tập hoặc giấy nháp, đại nhóm các nhóm trình bày trước lớp, cả lớp lắng nghe, đánh giá kết luận.
Yêu cầu như sau:
- Chỉ rõ phép so sánh trong từng ví dụ.
- xác định vế A, vế B.
- Tìm các ví dụ theo mẫu.
+ Bài tập 2: GV phát phiếu học tập cho các nhóm thực hiện.
Yêu cầu HS:
- Dựa vào các thành ngữ đã biết, viết tiếp vế B vào những chỗ trống để tạo thành phép so sánh:
Khoẻ như
Đen như
Trắng như
Cao như
Đep như
Dai như
GV tổng hợp kết quả các nhóm và tuyên dương những nhóm làm nhanh, nhiều đúng.
GV có thể cho HS tham khảo gơi ý sau:
Khoẻ như: Voi, hùm, gấu, bò tót,.
Đen như: Cột nhà cháy, mực, củ súng, củ tam thất, hắc ín,.
Trắng như: Tuyết, trứng gà bóc, vôi,.
Cao như: sếu, cây sào, núi,.
- Đẹp như: Tiên,hoa hậu,.
Dai như: Đỉa, giẻ rách,.
+ Bài tập 3: Là bài tập khó, GV hướng dẫn, chia nhóm để HS làm việc và trình bày.
GV cho HS tìm những câu văn có sử dụng phép so sánh trong bài "Sông nước Cà Mau".
Yêu cầu tìm được các so sánh như sau:
"Càng đổ gần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện"
[.] ở đó tụ tập không biết cơ man nào là bọ mắt, đen như hạt vừng, chúng cứ bay theo thuyền từng bầy như những đám mây nhỏ [.].
[.] Cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.
[.] Trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.
Những ngôi nhà bè ban đêm ánh đèn măng - sông chiếu rực trên mặt nước như những khu phố nổi.
Hoạt động 2:
+ GV giao cho HS bài tập đã chuẩn bị sẵn và yêu cầu từng HS làm, trình bày, cả lớp nhận xét.
- GV hỏi:
Nếu tả lại cảnh một buổi sáng trên quê hương em, em sẽ liên tưởng và so sánh các hình ảnh, sự vật sau đây với những gì?
- Mặt trời;
- Bầu trời;
- Hàng cây;
- Những ngôi nhà.
+ Bài tập 4: GV đọc văn bản "Sông nước Cà Mau" từ "Dòng sông Năm Căn mênh mông" đến "Khói sáng ban mai" để HS viết chính tả.
GV lưu ý HS những từ dễ viết sai do lỗi phát âm địa phương.
Nhiệm vụ 4: Hướng dẫn học ở nhà.
Nắm vững khái niệm so sánh, cấu tạo của phép so sánh và việc vận dụng mô hình cấu tạo đó trong thực tế sử dụng.
Tìm những cấu văn có sử dụng phép so sánh trong bài "Bài học đường đời đầu tiên"
Tìm 4 - 4 so sánh trong lời nói giao tiếp và trong tác phẩm ở SGK "Nghữ văn 6".
Chuẩn bị tìm hiểu tiết học sau:
- Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
- So sánh (Tiếp theo)
Xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo đến dự buổi báo cáo chuyên đề: Sáng kiến kinh nghiệm bậc 4 môn Ngữ văn!
Anh sơn, ngày 14 tháng 11 năm 2008
Người thực hiện đề tài: Nguyễn Thị Thu Hà Giáo viên: Trường THCS Anh Sơn Kỹ thuật vi tính: Cô giáo Ngọc Quỳnh.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Anh Tuấn
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)