Bài 19. So sánh

Chia sẻ bởi Nguyễn Lê Hoàng | Ngày 21/10/2018 | 25

Chia sẻ tài liệu: Bài 19. So sánh thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

Kiểm tra bài cũ:

Phó từ là gì ? Có những loại phó từ nào?

Đặt 1 câu có sử dụng phó từ.
Trả lời:
Phó từ là những từ luôn đi kèm động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ.
Có các loại phó từ : Chỉ quan hệ , chỉ mức độ, chỉ sự tiếp diễn tương tự, chỉ sự phủ định, chỉ sự cầu khiến, chỉ kết quả và hướng, chỉ khả năng
Tiết 78:
a. Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan.
( Hồ Chí Minh)
b. [ . . .] trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.
( Đoàn Giỏi)
1.Em hãy cho biết trong câu a và b những sự vật, sự việc nào được so sánh với nhau ?
Các sự vật, sự việc được so sánh là:

a. "Trẻ em" so sánh với "búp trên cành"
b. " Rừng đước dựng lên cao ngất" so sánh với " Hai dãy trường thành vô tận"

I. So sánh là gì?
I. So sánh là gì ?
a. Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan.
( Hồ Chí Minh)
b. [ . . .] trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.
( Đoàn Giỏi)
Vậy theo em vì sao chúng ta có thể so sánh như vậy ?
Chúng ta có thể so sánh như vậy vì : Các sự vật, sự việc này có nét tương đồng với nhau.


I. So sánh là gì?
Các em thấy rằng các sự vật, sự việc được đem ra so sánh với nhau.Vậy theo em,khi so sánh như thế là nhằm mục đích gì?
Mục đích là tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Qua các ví dụ ta vừa phân tích, em hiểu thế nào là so sánh?
So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.


I.So sánh là gì?
Con mèo vằn vào tranh, to hơn cả con hổ nhưng nét mặt lại vô
cùng dễ mến. ( Tạ Duy Anh)

Trong cuộc sống, các em đã được biết con mèo và con hổ.Theo em trong trường hợp này, bức tranh con mèo và con hổ này có điểm gì giống và khác nhau ?




Giống nhau : Đều là động vật, lông vằn.
Khác nhau :mèo nhỏ hơn hổ, mèo hiền ,hổ dữ. => tương phản về hình thức và tính cách.
Hãy cho biết sự so sánh trong câu "Con mèo ." có gì khác so với sự so sánh trong câu a, b?
Khác nhau: - Câu a, b là so sánh tương đồng ( ngang bằng) . Từ so sánh là "như".
- Câu này là so sánh tương phản đối lập ( không ngang bằng) Từ so sánh là từ "hơn".


Ghi nhớ:

So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi cảm cho sự diễn đạt .
I.So sánh là gì?
Ghi nhớ: ( SGK/trang 24)
Em hãy tìm những câu thơ, ca dao,tục ngữ có sử dụng phép so sánh.
- Thân em như ớt trên cây
Càng tươi ngoài vỏ, càng cay trong lòng.
- Đôi ta làm bạn thong dong
Như đôi đũa ngọc nằm trong mâm vàng.
- Áo chàng đỏ tựa ráng pha
Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in.

I.So sánh là gì?
Ghi nhớ: ( SGK/trang 24)


I.So sánh là gì?
Ghi nhớ: ( SGK/trang 24)
Ví dụ: Cô giáo như mẹ hiền

Bài tập1 (trang25 SGK): Với mỗi mẫu so sánh gợi ý dưới đây, em hãy tìm thêm một số ví dụ:
a) So sánh đồng loại :
- So sánh người với người:
Lúc ở nhà, mẹ cũng là cô giáo
Khi đến trường cô giáo như mẹ hiền.
( Lời bài hát)
Ví dụ: Người là Cha, là Bác, là Anh.
Quả tim lớn lọc trăm ngàn máu nhỏ. ( Tố Hữu)
- So sánh vật với vật:
Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ [ . . .] ( Vũ Tú Nam)
Ví dụ: Sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện. (Đoàn Giỏi)
a. Trẻ em như búp trên cành

b. Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường
thành vô tận

1. Em hãy điền vào những tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh trong các câu sau vào mô hình trên:
a. Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan.
( Hồ Chí Minh)
b. [ . . .] trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.
( Đoàn Giỏi)
II. Caáu taïo cuûa pheùp so saùnh
2. Hãy nêu thêm các từ so sánh mà em biết.

hơn , là , bằng , như là , y như , giống như , tựa như là , bao nhiêu . bấy nhiêu , . . .
II. Cấu tạo của phép so sánh
II. CẤU TẠO CỦA PHÉP SO SÁNH:
Từ mô hình trên, em hãy cho biết cấu tạo phép so sánh thường có mấy yếu tố,đó là những yếu tố nào?

Cấu tạo phép so sánh thường có 4 yếu tố:
Vế A : ( sự vật được so sánh)
Vế B : ( sự vật dùng để so sánh)
Từ ngữ so sánh
Phương diện so sánh

a. Trường Sơn : chí lớn ông cha
Cửu Long : lòng mẹ bao la sóng trào.
(Lê Anh Xuân)
b. Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất .
(Thép mới)
Đặc biệt là:
a. Trường Sơn : chí lớn ông cha
( Vế B ) ( Vế A)
Cửu Long : lòng mẹ bao la sóng trào.
( Vế B) ( Vế A)
Vế B được đảo lên vế A, không có từ so sánh và phương diện so sánh
b. Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất.
( Tss) ( Vế B) ( Pdss) ( Vế A)
T và vế B đảo lên trước vế A
Qua ví dụ trên, em có nhận xét gì về mô hình cấu tạo của phép so sánh?
II. Cấu tạo của phép so sánh

3. Em hãy cho biết,cấu tạo của phép so sánh trong những câu trên có gì đặc biệt?


* Trong thực tế mô hình cấu tạo của phép so sánh có thể biến đổi ít nhiều tùy vào ngữ cảnh.
- Các từ ngữ chỉ phương diện so sánh và chỉ ý so sánh có thể bị lược bỏ.
- Vế B có thể được đảo ngược lên trước vế A cùng với từ so sánh.
II. Cấu tạo của phép so sánh
Ghi nhớ (SGK/ trang 25)
Ví dụ: Thầy thuốc như mẹ hiền
( A ) (Tss) ( B )
Ghi nhớ
Mô hình cấu tạo đầy đủ của một phép so sánh gồm:
+ Vế A ( Nêu tên sự vật, sự viêc được so sánh);
+ Vế B ( Nêu tên sự vật, sự việc dùng để so sánh với sự vật, sự việc nói ở vế A);
+ Từ ngữ chỉ phương diện so sánh ;
+ Từ ngữ chỉ ý so sánh (gọi tắt từ so sánh).
Trong thực tế mô hình cấu tạo trên có thể thay đổi ít nhiều:
+ Từ ngữ chỉ phương diện so sánh và chỉ ý so sánh có thể được lược bớt.
+ Vế B có thể được đảo lên trước vế A cùng với từ so sánh.

II. Cấu tạo của phép so sánh
Bài tập nhanh: Chú ý các ngữ cảnh sau:
a. Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
(A)
Non xanh, nước biếc như tranh họa đồ.
( A ) ( A ) (B) ( Ca dao)
b. Lòng ta vui như hội
(A ) (B)
Như cờ bay, gió reo !
(B) (B) ( Tố Hữu)
Em có nhận xét gì về các vế trong hai ví dụ trên?
- Câu a có 3 vế A và 1 vế B
- Câu b có 3 vế B và 1 vế A
* Đây là những ngữ cảnh độc đáo, thú vị. Nó chứng tỏ sự biến hóa linh hoạt của phép so sánh và từ so sánh.
II. Cấu tạo của phép so sánh
Bài tập 2( Trang 26 SGK )Dựa vào những thành ngữ đã biết, hãy viết tiếp vế B vào những chỗ trống dưới đây để tạo thành phép so sánh:
Khoẻ như.
voi, hùm, trâu, Trương Phi , . . .
Đen như.
cột nhà cháy, củ súng, than, củ tam thất, . . .
Trắng như.
cước, ngà, ngó cần, trứng gà bóc,. .
Cao như.
cây sào, núi, sếu, cò, . . .

III. Luyện tập:
Baøi taäp thöïc haønh: Em haõy vieát moät ñoaïn vaên ngaén (töø 5 ñeán 7 caâu) trong ñoù coù
söû duïng pheùp so saùnh
vôùi chuû ñeà laø “ Muøa xuaân”.
III. Luyện tập:
Trò chơi:" Ai nhanh hơn": Tìm những thành ngữ có sử dụng phép so sánh tương tự như bài tập 2(SGK/trang 26).Thời gian 3 phút.
* Hướng dẫn tự học:
1. Bài vừa học :
+ Học thuộc ghi nhớ I và II SGK trang 25,26.
+ Làm bài tập 1b,3 và 4 SGK trang 26,27.
2. Bài sắp học : Quan sát, tưởng tượng và nhận xét trong văn miêu tả.
* Đọc kỹ 3 đoạn văn của mụcI SGK/27,28 và thực hiện theo yêu cầu sau:
+ Tìm những từ ngữ, hình ảnh miêu tả trong các đoạn văn.
+ Tìm các câu văn có sử dụng phép so sánh liên tưởng
+ Hãy cho biết muốn miêu tả được một đối tượng trong văn bản thì người viết phải làm như thế nào?
+ Định hướng trước phần "luyện tập" SGK trang 28, 29.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Lê Hoàng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)