Bài 19. So sánh

Chia sẻ bởi Nguyễn Bình Quang | Ngày 21/10/2018 | 24

Chia sẻ tài liệu: Bài 19. So sánh thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

Trường THCS Tam Phước
Giáo án Ngữ văn 6
Tuần 21, Tiết 78
Phần Tiếng Viết:
Giáo viên: Phạm Thu Trang
So sánh
KIỂM TRA BÀI CŨ
-Phó từ là gì ?
-Có mấy loại phó từ ? Kể tên và tìm thêm phó từ mà em biết ?
I. So sánh là gì?
1. Tìm hiểu ví dụ
-Hay tìm tập hợp từ có chứa hình ảnh so sánh ?
a) Trẻ em như búp trên cành.
b) Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.
-Trong mỗi phép so sánh trên sự vật nào được so sánh với sự vật nào ?
-Trẻ em được so sánh với búp trên cành, rừng đước được so sánh với hai dãy trường thành vô tận.
-Dựa vào cơ sở nào để có thể so sánh như vậy ? So sánh như vậy để làm gì ?
-Vì giữa 2 sự vật có nét tương đồng.
->Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
2. Ghi nhớ
-Qua ví dụ, em hiểu thế nào là so sánh? Tác dụng của so sánh là gì?
So sánh là đối chiếu sự vật này với sự vật khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Bài tập nhanh:
-Cho câu thơ sau :
Áo chàng đỏ tựa ráng pha
Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in.
Tìm các sự vật được so sánh với nhau ?
Đáp án:
-Áo so sánh với ráng pha.
-Ngựa so sánh với tuyết.
Hãy hội ý trong bàn thực hiện theo yêu cầu SGK ( 3`)
- Mô hình của phép so sánh:
.Vế A : Nêu tên sự vật được so sánh.
.Vế B : Nêu tên sự vật dùng để so sánh.
.Từ ngữ chỉ phương diện so sánh.
.Từ ngữ chỉ ý so sánh.
II. Cấu tạo của phép so sánh.
Nêu thêm các từ so sánh mà em biết ?
- Các từ so sánh thường gặp: như, như là, tựa như, bằng, hơn, giống như, bao nhiêu bấy nhiêu..
Cấu tạo phép so sánh ở trường hợp 3 có gì đặc biệt ?
-Vắng mặt từ so sánh và phương diện so sánh
* Ghi nhớ: ( SGK)
Hãy trình bày cấu tạo của phép so sánh.
III. Luyện tập
Bài tập1: Với mẫu so sánh tìm thêm ví dụ.
a) So sánh đồng loại:
* Người với người:
-Thầy thuốc như mẹ hiền.
* Vật với vật:
-Sông ngòi chi chít như mạng nhện.
b) So sánh khác loại:
* Vật với người:
-Cá nước bơi hàng đàn đen trũi như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.
* Cái cụ thể với cái trừu tượng:
- Công cha như núi ngất trời
Hãy thảo luận trong bàn (5`) thực hiện bài tập 1.
Bài tập 2: Tìm thêm vế b để tạo thành phép so sánh.
-Khỏe như voi.
-Đen như than.
-Trắng như tuyết.
-Cao như núi.
Hãy điền vào vế b để tạo thành phép so sánh
Hướng dẫn công việc ở nhà
* BÀI CŨ:
-Học nội dung bài So sánh.
-Làm bài tập 3.
* BÀI MỚI:
-Chuẩn bị bài: "Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả".
+Đọc kĩ các đoạn văn.
+Trả lời câu hỏi SGK.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Bình Quang
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)