Bài 19. So sánh
Chia sẻ bởi Lê Anh Chới |
Ngày 21/10/2018 |
20
Chia sẻ tài liệu: Bài 19. So sánh thuộc Ngữ văn 6
Nội dung tài liệu:
Chào các em học sinh về dự tiết học này.
Thế nào là phó từ? Tìm các phó từ
trong đoạn văn sau cho biết các phó từ
đó bổ nghĩa cho từ nào?
“ Thế là mùa xuân mong ước đã đến.
Đầu tiên, từ trong vườn, mùi hoa hồng,
hoa huệ sực nức. Trong không khí
không còn ngửi thấy hơi nước lạnh lẽo
mà bây giờ đầy hương thơm và ánh
sáng mặt trời”.
( Tô Hoài )
Yêu cầu trả lời:
-Định nghĩa về phó từ:
Phó từ là những từ chuyên
đi kèm với động từ, tính từ
để bổ sung ý nghĩa cho
động từ, tính từ.
Xác định các phó từ:
+ đã bổ nghĩa cho động từ
đến.
+ Không còn bổ nghĩa cho
động từ ngửi thấy
KIỂM TRA BÀI CŨ
Trong đầm gì đẹp bằng sen,
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng.
Nhị vàng bông trắng lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Bài ca dao đã giúp người xưa bày tỏ được lòng mình. Nhờ sử dụng phép so sánh
mà ý tình được được nổi bật. Vậy so sánh là gì? Phép so sánh được cấu tạo ra
sao? Đó là nội dung của bài học của chúng ta hôm nay.
GIỚI THIỆU BÀI:
Tiết 78:
so sánh
Thực hiện: Lê Anh Chới. THCS Phan Chu Trinh, Tp Buôn Ma Thuột.
I/SO SÁNH LÀ GÌ?
1/ Phân tích ngữ liệu:
a/ Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan.
( Hồ Chí Minh )
b/ [ …] trông hai bên bờ, rừng đước dựng
lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận
( Đoàn Giỏi )
- Các sự vật, sự việc được so sánh với nhau:
+ Trẻ em – búp trên cành non tơ, cần bảo vệ.
+ rừng đước – tường thành cao, vững chắc.
Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự
diễn đạt.
Câu hỏi:
Tìm những tập
hợp từ chứa hình
ảnh so sánh trong
các câu trang bên:
Trong mỗi phép
so sánh trên,
những sự vật, sự
việc nào được so
sánh với nhau?
Vì sao có thể so
sánh như vậy?
So sánh các sự
vật, sự việc với
nhau như thế để
làm gì?
Câu hỏi:
Sự so sánh trong những câu
trên có gì khác với sự so
sánh trong câu sau?
Con mèo vằn vào tranh, to
hơn cả con hổ nhưng nét mặt
lại vô cùng dễ mến.
( Tạ Duy Anh )
Sự khác nhau:
Sự so sánh trong các câu trên là:
sự so sánh ngang bằng giữa sự vật,
sự việc được so sánh với sự vật,
sự việc dùng để so sánh.
Trong câu : “ Con mèo … dễ mến”
là lối so sánh không ngang bằng.
Từ tìm hiểu trên, em hãy cho
Biết thế nào là phép tu từ so
sánh?
2/ Ghi nhớ:
So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này
với sự vật, sự việc khác có những nét
tương đồng để làm tăng sức gợi hình,
gợi cảm cho sự diễn đạt.
sgk/ 24
Luyện tập:
Dựa vào thành ngữ đã biết, hãy viếp tiếp vế B vào những chỗ
trống dưới đây để tạo thành phép so sánh:
Khỏe như ......
Đen như……..
Trắng như ……
Cao như ……..
voi
than
tuyết
núi
II/ CẤU TẠO CỦA PHÉP SO SÁNH
1/ Phân tích ngữ liệu:
-Điền những tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh trong các câu đã dẫn ở phần I vào mô hình phép so sánh theo mẫu dưới đây:
- Dựa vào sơ đồ cấu tạo của phép so sánh, em hãy cho biết một phép so
sánh đầy đủ gồm có những yếu tố nào? Ví dụ a có mấy yếu tố?
Kết luận: Phép tu từ so sánh cấu tạo đầy đủ gồm có bốn yếu tố ( ví dụ b ),
nhưng khi sử dụng có thể lược bỏ một số yếu tố nào đó ( ví dụ a ).
Câu hỏi thảo luận nhóm, ghi bản phụ, treo bảng: Hãy tìm tìm một ví dụ
so sánh khác và cho biết các yếu tố của phép so sánh đó.
Ví dụ: Trung thu trăng sáng như gương
Vế A ( sv được so sánh) pdss ( từ so sánh ) Vế B ( sv dùng để s s )
Trẻ em
như
búp trên cành
Rừng đước
dựng lên cao
ngất
như
Hai dãy trường
thành vô tận
-Tìm thêm các từ so sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng mà em biết.
Cấu tạo của phép so sánh trong những câu sau đây có gì đặc biệt?
a/ Trường Sơn: chí lớn ông cha
Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào.
( Lê Anh Xuân )
Không có từ so sánh. Từ so sánh được thay bằng dấu hai chấm.
b/ Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất.
( Thép Mới )
Vế B được đảo ngược lên trước vế A cùng với từ so sánh.
Câu hỏi:
Từ tìm hiểu trên, em hãy nêu nhận xét về cấu tạo
của phép so sánh?
2/ Ghi nhớ:
Mô hình cấu tạo đầy đủ của một phép so sánh gồm:
Vế A ( nêu tên sự vật được so sánh );
Vế B ( nêu tên sự vật, sự việc dùng để so sánh với sự vật, sự việc nói ở vế A );
Từ ngữ chỉ phương diện so sánh;
Từ ngữ chỉ ý so sánh ( gọi tắt là từ so sánh );
Trong thực tế mô hình cấu tạo nói trên có thể biến đổi ít nhiều:
Các từ ngữ chỉ phương diện so sánh và chỉ ý so sánh có thể
được lượt bớt.
- Vế B có thể được đảo lên trước vế A cùng với từ so sánh.
sgk / 25
III/ LUYỆN TẬP
Bài tập 1. Xác định phép tu từ so sánh trong khổ thơ sau và phân tích cấu tạo của phép tu từ so sánh đó.
Như đỉnh non cao tự dấu hình
Trong rừng xanh lá, ghét hư vinh
Bác mong con cháu mau khôn lớn
Nối gót ông cha, bước kịp mình.
( Theo chân Bác – Tố Hữu )
Phân tích cấu tạo:
Vế B được đảo lên trước vế A cùng với từ so sánh.
Bác Hồ làm việc ở chiến khu Việt Bắc
Bài tập 2 ( Bài 1 sgk / 25+26 ) :Thảo luận nhóm, ghi bảng phụ, treo bảng.
Phân công cụ thể như sau:
- Nhóm 1. So sánh đồng loại người với người:
Lương y như từ mẫu. ( Thầy thuốc như mẹ hiền ).
- Nhóm 2: so sánh đồng loại vật với vật.
Từ xa nhìn lại, cây bàng như một cái ô khổng lồ che mát cả góc
sân trường.
Nhóm 3 +4: so sánh khác loại vật với người.
+ Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào.
+Thiếu niên là lớp măng non của đất nước.
Nhóm 5+6: so sánh khác loại giữa cái cụ thể với cái trừu tượng.
+ Biển Đông: lòng mẹ bao la
Trường Sơn: chí lớn ông cha trao mình.
+ Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
( Ca dao )
Bài tập 3:
Đặt câu có phép tu từ so sánh. ( ghi bảng phụ, treo bảng )
Nhóm 1,2,3: Đặt câu có từ so
sánh ngang băng.
Cánh đồng lúa chín như một
biển vàng đang gợn sóng.
Hàng cây thì thầm như đang
tâm tình với gió.
Như người mẹ hiền tần tảo
sớm hôm, cô giáo đã dìu dắt
en nên người khôn lớn.
Nhóm 4,5,6: Đặt câu có từ so
sánh không ngang bằng.
Thành tích học tập của lớp ta
chưa bằng các lớp bạn.
Nó khôn hơn tôi.
Câu chuyện mà cô giáo kể
cho chúng em nghe còn hay
hơn các truyện em đã đọc.
HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ:
Học thuộc các ghi nhớ của sgk/ 24+25.
Vẽ lại sơ đồ cấu tạo phép so sánh. Đặt vài câu có phép tu từ so sánh và điền những tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh vào sơ đồ đã vẽ.
Làm bài tập 3+4 sgk/ 26+27.
Cảm ơn các em đã tham gia xây dựng tiết học này.
Thế nào là phó từ? Tìm các phó từ
trong đoạn văn sau cho biết các phó từ
đó bổ nghĩa cho từ nào?
“ Thế là mùa xuân mong ước đã đến.
Đầu tiên, từ trong vườn, mùi hoa hồng,
hoa huệ sực nức. Trong không khí
không còn ngửi thấy hơi nước lạnh lẽo
mà bây giờ đầy hương thơm và ánh
sáng mặt trời”.
( Tô Hoài )
Yêu cầu trả lời:
-Định nghĩa về phó từ:
Phó từ là những từ chuyên
đi kèm với động từ, tính từ
để bổ sung ý nghĩa cho
động từ, tính từ.
Xác định các phó từ:
+ đã bổ nghĩa cho động từ
đến.
+ Không còn bổ nghĩa cho
động từ ngửi thấy
KIỂM TRA BÀI CŨ
Trong đầm gì đẹp bằng sen,
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng.
Nhị vàng bông trắng lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Bài ca dao đã giúp người xưa bày tỏ được lòng mình. Nhờ sử dụng phép so sánh
mà ý tình được được nổi bật. Vậy so sánh là gì? Phép so sánh được cấu tạo ra
sao? Đó là nội dung của bài học của chúng ta hôm nay.
GIỚI THIỆU BÀI:
Tiết 78:
so sánh
Thực hiện: Lê Anh Chới. THCS Phan Chu Trinh, Tp Buôn Ma Thuột.
I/SO SÁNH LÀ GÌ?
1/ Phân tích ngữ liệu:
a/ Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan.
( Hồ Chí Minh )
b/ [ …] trông hai bên bờ, rừng đước dựng
lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận
( Đoàn Giỏi )
- Các sự vật, sự việc được so sánh với nhau:
+ Trẻ em – búp trên cành non tơ, cần bảo vệ.
+ rừng đước – tường thành cao, vững chắc.
Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự
diễn đạt.
Câu hỏi:
Tìm những tập
hợp từ chứa hình
ảnh so sánh trong
các câu trang bên:
Trong mỗi phép
so sánh trên,
những sự vật, sự
việc nào được so
sánh với nhau?
Vì sao có thể so
sánh như vậy?
So sánh các sự
vật, sự việc với
nhau như thế để
làm gì?
Câu hỏi:
Sự so sánh trong những câu
trên có gì khác với sự so
sánh trong câu sau?
Con mèo vằn vào tranh, to
hơn cả con hổ nhưng nét mặt
lại vô cùng dễ mến.
( Tạ Duy Anh )
Sự khác nhau:
Sự so sánh trong các câu trên là:
sự so sánh ngang bằng giữa sự vật,
sự việc được so sánh với sự vật,
sự việc dùng để so sánh.
Trong câu : “ Con mèo … dễ mến”
là lối so sánh không ngang bằng.
Từ tìm hiểu trên, em hãy cho
Biết thế nào là phép tu từ so
sánh?
2/ Ghi nhớ:
So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này
với sự vật, sự việc khác có những nét
tương đồng để làm tăng sức gợi hình,
gợi cảm cho sự diễn đạt.
sgk/ 24
Luyện tập:
Dựa vào thành ngữ đã biết, hãy viếp tiếp vế B vào những chỗ
trống dưới đây để tạo thành phép so sánh:
Khỏe như ......
Đen như……..
Trắng như ……
Cao như ……..
voi
than
tuyết
núi
II/ CẤU TẠO CỦA PHÉP SO SÁNH
1/ Phân tích ngữ liệu:
-Điền những tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh trong các câu đã dẫn ở phần I vào mô hình phép so sánh theo mẫu dưới đây:
- Dựa vào sơ đồ cấu tạo của phép so sánh, em hãy cho biết một phép so
sánh đầy đủ gồm có những yếu tố nào? Ví dụ a có mấy yếu tố?
Kết luận: Phép tu từ so sánh cấu tạo đầy đủ gồm có bốn yếu tố ( ví dụ b ),
nhưng khi sử dụng có thể lược bỏ một số yếu tố nào đó ( ví dụ a ).
Câu hỏi thảo luận nhóm, ghi bản phụ, treo bảng: Hãy tìm tìm một ví dụ
so sánh khác và cho biết các yếu tố của phép so sánh đó.
Ví dụ: Trung thu trăng sáng như gương
Vế A ( sv được so sánh) pdss ( từ so sánh ) Vế B ( sv dùng để s s )
Trẻ em
như
búp trên cành
Rừng đước
dựng lên cao
ngất
như
Hai dãy trường
thành vô tận
-Tìm thêm các từ so sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng mà em biết.
Cấu tạo của phép so sánh trong những câu sau đây có gì đặc biệt?
a/ Trường Sơn: chí lớn ông cha
Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào.
( Lê Anh Xuân )
Không có từ so sánh. Từ so sánh được thay bằng dấu hai chấm.
b/ Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất.
( Thép Mới )
Vế B được đảo ngược lên trước vế A cùng với từ so sánh.
Câu hỏi:
Từ tìm hiểu trên, em hãy nêu nhận xét về cấu tạo
của phép so sánh?
2/ Ghi nhớ:
Mô hình cấu tạo đầy đủ của một phép so sánh gồm:
Vế A ( nêu tên sự vật được so sánh );
Vế B ( nêu tên sự vật, sự việc dùng để so sánh với sự vật, sự việc nói ở vế A );
Từ ngữ chỉ phương diện so sánh;
Từ ngữ chỉ ý so sánh ( gọi tắt là từ so sánh );
Trong thực tế mô hình cấu tạo nói trên có thể biến đổi ít nhiều:
Các từ ngữ chỉ phương diện so sánh và chỉ ý so sánh có thể
được lượt bớt.
- Vế B có thể được đảo lên trước vế A cùng với từ so sánh.
sgk / 25
III/ LUYỆN TẬP
Bài tập 1. Xác định phép tu từ so sánh trong khổ thơ sau và phân tích cấu tạo của phép tu từ so sánh đó.
Như đỉnh non cao tự dấu hình
Trong rừng xanh lá, ghét hư vinh
Bác mong con cháu mau khôn lớn
Nối gót ông cha, bước kịp mình.
( Theo chân Bác – Tố Hữu )
Phân tích cấu tạo:
Vế B được đảo lên trước vế A cùng với từ so sánh.
Bác Hồ làm việc ở chiến khu Việt Bắc
Bài tập 2 ( Bài 1 sgk / 25+26 ) :Thảo luận nhóm, ghi bảng phụ, treo bảng.
Phân công cụ thể như sau:
- Nhóm 1. So sánh đồng loại người với người:
Lương y như từ mẫu. ( Thầy thuốc như mẹ hiền ).
- Nhóm 2: so sánh đồng loại vật với vật.
Từ xa nhìn lại, cây bàng như một cái ô khổng lồ che mát cả góc
sân trường.
Nhóm 3 +4: so sánh khác loại vật với người.
+ Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào.
+Thiếu niên là lớp măng non của đất nước.
Nhóm 5+6: so sánh khác loại giữa cái cụ thể với cái trừu tượng.
+ Biển Đông: lòng mẹ bao la
Trường Sơn: chí lớn ông cha trao mình.
+ Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
( Ca dao )
Bài tập 3:
Đặt câu có phép tu từ so sánh. ( ghi bảng phụ, treo bảng )
Nhóm 1,2,3: Đặt câu có từ so
sánh ngang băng.
Cánh đồng lúa chín như một
biển vàng đang gợn sóng.
Hàng cây thì thầm như đang
tâm tình với gió.
Như người mẹ hiền tần tảo
sớm hôm, cô giáo đã dìu dắt
en nên người khôn lớn.
Nhóm 4,5,6: Đặt câu có từ so
sánh không ngang bằng.
Thành tích học tập của lớp ta
chưa bằng các lớp bạn.
Nó khôn hơn tôi.
Câu chuyện mà cô giáo kể
cho chúng em nghe còn hay
hơn các truyện em đã đọc.
HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ:
Học thuộc các ghi nhớ của sgk/ 24+25.
Vẽ lại sơ đồ cấu tạo phép so sánh. Đặt vài câu có phép tu từ so sánh và điền những tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh vào sơ đồ đã vẽ.
Làm bài tập 3+4 sgk/ 26+27.
Cảm ơn các em đã tham gia xây dựng tiết học này.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Anh Chới
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)