Bài 19. Quy tắc hợp lực song song cùng chiều

Chia sẻ bởi Vũ Kim Phượng | Ngày 09/05/2019 | 47

Chia sẻ tài liệu: Bài 19. Quy tắc hợp lực song song cùng chiều thuộc Vật lý 10

Nội dung tài liệu:

Vũ Kim Phượng - Trường THPT Thuận Thành số 1, Bắc Ninh
Trang bìa
Trang bìa:
Bài 19. QUY TẮC HỢP LỰC SONG SONG CÙNG CHIỀU Kiểm tra bài cũ
Câu 1: Câu 1
Câu 1. Thế nào là momen lực? Công thức? Đơn vị? Trả lời: * Momen lực đối với một trục quay là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực và được đo bằng tích của lực với cánh tay đòn của nó. M = F.d M: momen lực (N.m) F: Lực tác dụng (N) D: cánh tay đòn của lực (m) Cánh tay đòn của lực là khoảng cách từ trục quay tới giá của lực Câu 2: Câu 2
Câu 2. Điều kiện cân bằng của một vật có trục quay cố định? Trả lời: Tuân theo quy tắc momen lực Muốn cho một vật có trục quay cố định cân bằng, thì tổng các momen lực có xu hướng làm vật quay theo chiều kim đồng hồ phải bằng tổng các momen lực có xu hướng quay ngược chiều kim đồng hồ latex(sumM_x = sumM_n) latex(sumM_x): tổng momen lực làm vật có xu hướng quay xuôi chiều kim đồng hồ latex(sumM_n): tổng momen lực làm vật có xu hướng quay ngược chiều kim đồng hồ I. Thí nghiệm
1. Tìm hợp lực: 1. Tìm hợp lực hai lực song song cùng chiều
Bài 19. QUY TẮC HỢP LỰC SONG SONG CÙNG CHIỀU I. Thí nghiệm: 1. Thí nghiệm: Tìm hợp lực hai lực song song cùng chiều - Treo hai vật có trọng lực P1 = 1N và P2 = 2N vào thanh treo dưới 2 lò xo, ở vị trí O1 và O2. - Đánh dấu vị trí thanh, ghi vị trí hai vật và P1, P2 vào bảng. - Bỏ hai vật đi, thay bằng một vật có trọng lực P, treo ở O sao cho thanh có vị trí thanh như treo 2 vật, ghi vị trí vật và P vào bảng. * Thay đổi P1 = 1,5N và P2 = 1N và vị trí của nó, làm lại thí nghiệm * Thay đổi P1 = 1N và P2 = 3N và vị trí của nó, làm lại thí nghiệm Hình vẽ, Kết quả: Hình vẽ - Kết quả
Bài 19. QUY TẮC HỢP LỰC SONG SONG CÙNG CHIỀU I. Thí nghiệm: 1. Thí nghiệm: Hình vẽ Kết quả thí nghiệm 2. Nhận xét: 2. Nhận xét
Bài 19. QUY TẮC HỢP LỰC SONG SONG CÙNG CHIỀU I. Thí nghiệm: 1. Thí nghiệm: Ta thấy: latex((OO_1)/(OO_2) = (d_1)/(d_2)) 2. Nhận xét: * latex(P = P_1 + P_2) * latex((P_1)/(P_2) = (d_2)/(d_1)) II. Quy tắc tổng hợp
1. Quy tắc: II. Quy tắc tổng hợp hai lực song song cùng chiều
II. Quy tắc tổng hợp hai lực song song cùng chiều: 1. Quy tắc: (SGK) a) Hợp lực của hai lực song song cùng chiều là một lực song song, cùng chiều và có độ lớn bằng tổng hai lực ấy. b) Giá của hợp lực chia khoảng cách giữa hai giá thành những đoạn tỉ lệ nghịch với độ lớn hai lực ấy. latex(F = F_1 + F_2) latex((F_1)/(F_2)=(d_2)/(d_1)) (Chia trong) 2. Chú ý: II. Quy tắc tổng hợp hai lực song song cùng chiều
II. Quy tắc tổng hợp hai lực song song cùng chiều: 1. Quy tắc: (SGK) a) Hợp lực của hai lực song song cùng chiều là một lực song song, cùng chiều và có độ lớn bằng tổng hai lực ấy. b) Giá của hợp lực chia khoảng cách giữa hai giá thành những đoạn tỉ lệ nghịch với độ lớn hai lực ấy. latex(F = F_1 + F_2) latex((F_1)/(F_2)=(d_2)/(d_1)) (Chia trong) 2. Chú ý: a) Dùng để xác định trọng tâm của vật: b) Phân tích một lực thành hai lực song song: làm ngược lại với tổng hợp 2 lực song song. Ta có: latex(F_1 + F_2 = F) và latex((F_1)/(F_2)=(d_2)/(d_1)) Cho latex(d_1 và d_2) sẽ tìm được latex( F_1 và F_2) 3. Ví dụ: II. Quy tắc tổng hợp hai lực song song cùng chiều
II. Quy tắc tổng hợp hai lực song song cùng chiều: 1. Quy tắc: 2. Chú ý: 3. Ví dụ: Một người dùng đòn gánh dài 1,2m gánh hai vật có trọng lượng 300N và 200N ở hai đầu đòn. Tìm vị trí đặt vai là lực tác dụng vào vai sao cho nhẹ nhàng nhất. Giải: Ta có: latex(P_1 = 300N, P_2 = 200N) latex(F=P_1 +P_2 = 300N+200N=500N) latex((P_1)/(P_2)=(d_2)/(d_1))=> latex((P_1)/(d_2)=(P_2)/(d_1)=(P_1+P_2)/(d_2+d_1)=P/(AB)) => latex(d_1=(P_2.AB)/P=(200.1,2)/500=0,48(m)) Vai đặt cách vật P1 là 0,48m và chịu lực 500N tác dụng. Củng cố - Bài tập về nhà
Bài tập 1: Bài tập 1
Bài 1. Hai người dùng chiếc đòn nhỏ dài 1m khiêng vật có trọng lượng 400N, vật nằm cách vai người đi trước 40cm, Lực tác dụng lên vai người ấy là:
A. 300N
B. 200N
C. 240N
D. 160N
Bài tập 2: Bài tập 2
Bài 2. Một học sinh gánh hai vật bằng chiếc đòn nhỏ dài 1,5m. Hai vật ở hai đầu đòn có trọng lượng 100N và 200N. Vị trí đặt vai cách vật 200N là:
A. 100cm
B. 50cm
C. 120cm
D. 60cm
Bài tập về nhà: Bài tập về nhà
BÀI TẬP VỀ NHÀ 1) SGK: bài 5 trang 106. 2) SBT: bài 19.2;19.3; 19.4 trang 46. Tạm biệt: Tạm biệt
CHÀO TẠM BIỆT! Chúc các thầy cô giáo và các em học sinh vui khoẻ Hạnh phúc - Thành công!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Kim Phượng
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)