Bài 19. Quy tắc hợp lực song song cùng chiều

Chia sẻ bởi Vũ Đình Hoàng | Ngày 09/05/2019 | 41

Chia sẻ tài liệu: Bài 19. Quy tắc hợp lực song song cùng chiều thuộc Vật lý 10

Nội dung tài liệu:

NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG CÁC THÀY CÔ VỀ DỰ
TIẾT THUYẾT TRÌNH KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TIẾT DẠY
TIẾT 30. BÀI 19. CÂN BẰNG CỦA VẬT RẮN CHỊU TÁC DỤNG CỦA 2 VÀ 3 LỰC SONG SONG. QUY TẮC HỢP LỰC SONG SONG CÙNG CHIỀU.
Giáo viên thực hiện: Phạm Thị Thanh Vân
Đơn vị: Trường THPT Ninh Bình – Bạc Liêu
MỤC TIÊU
1. Kiến thức
 
2. Kĩ năng
Vận dụng được quy tắc xác định hợp lực song song để giải các bài tập đối với vật chịu tác dụng của hai lực song song.
- Vận dụng quy tắc hợp lực của hai lực song song để giải thích một số hiện tượng: đi trên dây thăng bằng của diễn viên xiếc, các trò chơi thăng bằng.
- Giải thích cách tìm trọng tâm của vật rắn.
3. Thái độ
4. Định hướng phát triển năng lực
Tích cực, có tác phong của nhà khoa học.
Có hứng thú với các vấn đề thực tiễn
Năng lực làm việc nhóm, hợp tác, quan sát, phân tích.
Năng lực thực hiện thí nghiệm, tính toán, trình bày thí nghiệm đã thực hiện.
CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA BÀI HỌC
KHỞI ĐỘNG: ÔN LẠI KIẾN THỨC CŨ, ĐẶT VẤN ĐỀ CHO BÀI MỚI. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC BÀI MỚI.
Mục tiêu: - Nhớ lại về cân bằng của vật rắn chịu tác dụng của hai lực, ba lực đồng quy.
- Đặt vấn đề bài mới thông qua trò chơi.
Phương thức: - Giao HS thực hiện phiếu học tập số 1. Theo nhóm đã chia
- Nhóm cử đại diện tham dự.
- Hoàn thành phiếu học tập số 2.
Kĩ thuật DH: - Động não, trò chơi.
KIỂM TRA BÀI CŨ
Hoàn thành phiếu học tập số 1.
 
 
THỬ LÀM NGƯỜI BÁN HÀNG RONG?
Thể lệ cuộc chơi
Mỗi nhóm cử một đại diện tham dự. Hai đại diện tham gia gánh hàng trong khoảng cách 4 m. Chỉ được đi, không được chạy.
Những bạn còn lại theo dõi,cổ vũ, hoàn thành phiếu học tập số 2.
Thời gian thực hiện 5 phút
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
NHÓM.............................
THIẾT KẾ THÍ NGHIỆM KIỂM TRA.
Dụng cụ
- Bảng trắng, các lò xo (lực kế), 6 quả nặng, thước thẳng có móc treo.
Thiết kế phương án tìm hợp lực của hai lực song song cùng chiều?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Mục tiêu: - Tìm hiểu hợp lực của hai lực song song cùng chiều: Vị trí, điểm đặt, phương chiều, độ lớn.
Phương thức: - Hoạt động cá nhân.
Hoạt động 1
Hoạt động 2
Mục tiêu: - Hiểu bản chất cách xác định trọng tâm của vật rắn theo quy tắc tổng hợp lực. Chia vật rắn thành các phần, xác định trọng tâm từng phần. Trọng tâm từ phần có thể chia dựa vào tâm hình học đối với các vật phẳng, đồng chất.
Từ quy tắc tổng hợp hai lực song song cùng chiều, suy ra quy tắc phân tích một lực thành hai lực song song.
Phương thức: hoạt động nhóm.
Hoạt động 3
Mục tiêu: Biết được điều kiện cân bằng của vật rắn chịu tác dụng của 3 lực song song.
Phương thức: Hoạt động cá nhân.
TIẾT 30. BÀI 19. CÂN BẰNG CỦA VẬT RẮN CHỊU TÁC DỤNG CỦA 2 VÀ 3 LỰC SONG SONG. QUY TẮC HỢP LỰC SONG SONG CÙNG CHIỀU.
1. Quy tắc hợp lực song song cùng chiều.
 
Có độ lớn F=F1+F2.
 
 
2. Vận dụng.
a) Giải thích về trọng tâm của vật rắn.
Nêu trọng tâm của một số vật mẳng, phỏng, đồng chất?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

Nhóm 1,2
(Thời gian thực hiện 3 phút)
Một tấm ván được bắc qua một con mương, đè lên hai đầu mương hai lực F1=80N, F2=160 N. Hãy xác định trọng lượng của tấm ván và trọng tâm G của nó. Chiều dài của con mương là 3m.
Nhóm 3,4
(Thời gian thực hiện 3 phút)
Xác định lực do hệ tác dụng lên giá đỡ tại A, B. Coi thanh AB nhẹ, dài 50 cm. Khối lượng vật nặng là 3 Kg, đặt tại O cách A 20 cm. Lấy g=10m/s2.
b) Phân tích một lực thành hai lực song song.
 
Có độ lớn F1+F2=F
 
 
Qua bài tập vừa thực hiện nêu cách phân tích một lực thành hai thành phần song song?
2. Điều kiện cân bằng của vật rắn chịu tác dụng của ba lực song song .
Hợp lực của hai lực bất kì cân bằng với lực thứ ba.
 
Vật cân bằng:
Vật rắn chịu tác dụng của hai lực song song, cùng chiều muốn cân bằng cần thỏa mãn điều kiện nào?
Một số ứng dụng của quy tắc cân bằng của vật rắn chịu tác dụng của các lực song song?
Cân đòn
Các bài tập trong TDTT
Động tác Squat
Động tác deadlift
Xiếc
LUYỆN TẬP
Mục tiêu :
-Vận dụng quy tắc tìm hợp lực của hai lực song song.
- Phân tích được một lực thành hai lực song song.
- Biết được điều kiện cân bằng của vật rắn chịu tác dụng của ba lực song
Phương thức : Hoạt động nhóm
CỦNG CỐ
Câu 1. Cho hai lực song song cùng chiều cùng tác dụng vào một vật F1=20N, F2=30N, Hợp lực của hai lực có độ lớn là ?
A. 10N. B. 600N. C. 1,5N. D. 50N.
 
Câu 3. Một người gánh một thùng gạo nặng 300 N và một thùng ngô nặng 200 N. Đòn gánh dài 1m. Vai người đó phải đặt ở điểm nào, bỏ qua trọng lượng của đòn gánh?
Cách thùng ngô một đoạn 0,6m.
Cách thùng gạo một đoạn 0,6m.
Cách thùng gạo một đoạn 0,4m.
Cách thùng ngô một đoạn 0,4m.
Câu 4. Hai người khiêng một vật nặng 100 kg bằng một đòn gánh dài 1m, biết điểm treo vật cách vai người thứ nhất 60 cm. Lấy g=10m/s2. Bỏ qua khối lượng của đòn gánh. Vai người thứ nhất phải chịu một lực là bao nhiêu?
A. 200N. B. 400N. C. 500N. D. 600N.
TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Mục tiêu :
Xác định trọng tâm của vật rắn phẳng, đồng chất.
Tìm hiểu một số ứng dụng của quy tắc hợp lực song song cùng chiều.
Phương thức : Hoạt động cá nhân
Câu 1. Xác định trọng tâm một số vật phẳng mỏng sau. Biết các cạnh đều bằng a
Câu 2. Tìm hiểu thêm các ứng dụng của quy tắc hợp lực song song cùng chiều. Giải thích nguyên tắc của dùng đòn bẩy.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
NHÓM.............................
CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA BÀI HỌC
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Đình Hoàng
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)