Bài 19. Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỷ X-XV
Chia sẻ bởi Hoàng Thơm |
Ngày 10/05/2019 |
36
Chia sẻ tài liệu: Bài 19. Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỷ X-XV thuộc Lịch sử 10
Nội dung tài liệu:
Bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X - XV
Thực hiện: Toàn. Đạt. Nhàn. Thành. Hoài Linh. Nhã. Huyền
I – Các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống
1. Cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê
Hoàn cảnh: Năm 980, được tin triều đình nhà Đinh gặp nhiều khó khăn, vua Tống vội cho quân sang xâm lược nước ta.
Thập đạo tướng quân Lê Hoàn được tín nhiệm lên ngôi vua, chỉ đạo cuộc kháng chiến.
Diễn biến - Kết quả
- Năm 981, quân Tống tiến vào nước ta.
Quân dân Đại Cồ Việt đã chiến đấu anh dũng, đánh tan quân xâm lược Tống ngay trên vùng Đông Bắc.
Nhiều tướng giặc bị bắt.
Nhà Tống rút quân, bỏ mộng xâm lược nước ta.
Quan hệ Việt - Tống trở lại bình thường.
2. Cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý
Hoàn cảnh lịch sử:
- Nước Tống dưới thời Tống Thần Tông bị sự uy hiếp của các Liêu và Hạ phương Bắc, phải cống nộp nhiều của cải và bị cắt nhiều phần lãnh thổ. Tể tướng Vương An Thạch rất chú ý đến phương Nam và muốn lập công to ở ngoài biên giới.
- Tri châu Tiêu Chú ở Ung Châu đã có lần dâng sớ về triều xin đánh Đại Việt. Nhưng Tiêu Chú bị bãi chức. Khi họ Vương lên cầm quyền, Tiêu Chú được phục chức lo khuếch trương về phương Nam mà còn lấy khí thế để mở rộng cương vực cho Trung Nguyên về phương Bắc nữa (đánh Liêu và Hạ).
Diễn biến:
- Ngày 27 tháng 10 năm 1075, Vi Thủ An từ Tô Mậu vào đánh Cổ Vạn, chiếm được trại Cổ Vạn. Tin tức đến tận trung tuần tháng 11 mới tới được triều đình Biện Kinh của Tống tức gần tháng rưỡi. Nhưng người Tống mới chỉ nghĩ là những việc cướp nhỏ mà thôi, Tống Thần Tông còn bảo Lưu Di kể tên những người có chiến công và giúp đỡ những người có nhà bị cướp và bị đốt.
- Tháng 10 năm 1075 Thường Kiệt tập trung thủy quân Đại Việt ở Đồ Sơn (vịnh Hạ Long) theo lối sau các núi đá mà tiến vào Khâm Châu; còn đi đánh Ung Châu (Nam Ninh) lục quân của quân Lý cũng chia nhiều đường:
Từ Quảng Nguyên theo bờ sông Tả tiến đánh trại Thái Bình.
Từ hai châu Tô, Mậu vượt núi qua Lộc Châu, Cổ Vạn, Tư Lăng, Thượng Tứ.
Từ châu Quảng Lăng tiến qua Thái Bình, Bằng Tường, Tư Minh và trại Vĩnh Bình.
Theo kế hoạch, nếu thủy quân chiếm được Khâm Châu thì tiến thẳng lên Ung Châu. Đề phòng người Tống xâm nhập vào đất Việt, quân Đại Việt cũng chia ra đóng ở nhiều căn cứ theo dọc đường biên giới. Đại khái quân hạ du của Lý đóng ở Vĩnh An và thượng du thì theo dọc biên thùy từ các châu Quảng Nguyên, Quảng lăng, Tô Mậu. Tổng số quân Đại Việt có từ 8 đến 10 vạn.
Về phía nhà Tống thì quân số cả nước lúc này chỉ khoảng 380.000 người và chủ lực tinh nhuệ lại tập trung ở phía Bắc nơi phải chịu sự đe dọa từ các lực lượng xâm lăng của Hạ và Liêu. Quân Tống ở phương Nam chiến đấu kém hơn nhiều.
Phòng ngự Ung Châu gồm hai đoàn. Mỗi đoàn có 5000 quân. Giữ biên thuỳ Đại Việt, có một tướng lại chia làm hai phần: 2000 quân đóng ở thành Ung, 3000 chia đóng ở 5 trại tiếp giáp Đại Việt: Hoành Sơn, Thái Bình, Vĩnh Bình, Cổ Vạn, Thiên Long.
Khâm Châu và Liêm Châu sát biển tiếp giáp Quảng Ninh và Lạng Sơn ngày nay, đặt viên Phòng biên tuần sứ cai quản đoàn quân Đằng Hải để hợp với quân của hai viên tuần kiểm, không quá 500 người, đóng ở hai trại: Như Tích giáp biên thuỳ châu Vĩnh Anh và Để Trạo ở cửa sông Khâm Châu.
Thường Kiệt đem thủy quân đánh vào căn cứ quân sự của Tống ở ven bờ biển thuộc Quảng Đông. Cùng một lúc Tôn Đản phụ trách lục quân chia ba đường kể trên đánh vào Quảng Tây, quấy rối các trại Hoành Sơn, Thái Bình, Vĩnh Bình, Cổ Vạn trên tiền tuyến của Ung Châu. Hàng rào này bị đổ mặc dầu quân Tống xuất toàn lực cứu cấp nhau và chống đỡ các miền Tây và Tây Nam. Nhiều chúa trại bị tử trận (chúa trại Hoành Sơn, Vĩnh Bình, Thái Bình v.v.) Mặt Đông Nam thiếu sự phòng bị. Quân Tống bị đánh bất ngờ ở địa điểm này và tất nhiên quân Đại Việt phải đánh mạnh vào đây hơn hết.
Về phía Khâm Châu và Liêm Châu quân Tống hoàn toàn bị bất ngờ, ngày 30 thág 12 năm 1075 Khâm châu bị chiếm. Ba ngày sau Liêm châu cũng mất, chúa các trại Như Tích và Để Trạo đều tử trận. Viên coi Khâm Châu là Trần Vĩnh Thái trước đó đã có người báo cho là Giao Chỉ sắp vào đánh, nhưng Thái không tin, đến khi chiến thuyền của Lý đã tới đến nơi, Thái vẫn còn bày rượu uống. Quân Lý đột nhập vào thành không mất người nào, bắt Vĩnh Thái và bộ hạ, lừa lấy của cải rồi đem giết hết.
Nhìn chung quân Lý với lực lượng áp đảo tiến ào ạt rồi thẳng lên Ung Châu không gặp một sức kháng cự nào đáng kể. Ở Liêm châu, vì đã biết tin Khâm châu mất nên có phòng bị đôi chút nhưng quân Lý ào ạt kéo vào, quân số lại đông hơn nhiều nên chiếm Khâm Châu rồi bắt tới 8.000 tù binh dùng để đưa đồ vật cướp được xuống thuyền sau cũng đem giết sạch. Viên coi Khâm châu là Lỗ Khánh Tôn và bộ hạ cũng đều tử trận. Chỉ có 7 ngày quân Đại Việt đã có mặt ở chân thành Ung Châu.
Ngày 1 tháng 3 năm 1076, Ung Châu bắt dầu nguy kịch. Quan quân Lý bắt dân Tống, sai lấy túi đất đắp vào chân thành để leo lên. Thường Kiệt theo đó mà lên đánh, thành bị thất thủ sau 42 ngày kháng cự. Tô Giám cố gắng đốc thúc cùng bọn tàn quân chiến đấu đến phút cuối cùng. Khi đã kiệt sức ông cho 36 thân nhân tự sát rồi tự thiêu mà chết.
Kết quả:
Việc nhà Lý đánh Liêm Châu, Khâm Châu và Ung châu, quân dân Trung Quốc bị hại vào khoảng 7-10 vạn người, và có tới hàng ngàn người bị bắt đem về Đại Việt cùng nhiều của cải nữa. Còn chuyện đánh Ung Châu trước sau mất hơn một tháng. Quân Đại Việt cũng có phần mệt mỏi. Lý Thường Kiệt hạ lệnh rút binh vì mục đích bấy giờ chỉ có ý đánh vào đất Tống để phá thế xâm lăng mà thôi.
Ý nghĩa:
Cuộc chiến ở Như Nguyệt là trận đánh tuyệt vời trong lịch sử chống ngoại xâm .
- Nền độc lập tử chủ của Đại Việt được củng cố .
- Nhà Tống từ bỏ mộng xâm lược Đại Việt .
Nguyên nhân thắng lợi:
- Tinh thần đoàn kết các dân tộc, tinh thần yêu nước,quyết chiến ,quyết thắng của nhân dân ta.
- Tinh thần chủ động, tích cực trong chiến lược, chiến thuật của vua tôi nhà Lý, tài chỉ huy của Lý Thường Kiệt.
Ý nghĩa lịch sử của kháng chiến chống Tống :
Cuộc kháng chiến chống Tống thắng lợi :
- Độc lập được giữ vững
- Đem lại cho nhân dân niềm tự hào sâu sắc .
- Lòng tin tưởng ở sức mạnh và tiền đồ của dân tộc .
- Nhà Tống không xâm lược dù tồn tại mấy trăm năm.
Thực hiện: Toàn. Đạt. Nhàn. Thành. Hoài Linh. Nhã. Huyền
I – Các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống
1. Cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê
Hoàn cảnh: Năm 980, được tin triều đình nhà Đinh gặp nhiều khó khăn, vua Tống vội cho quân sang xâm lược nước ta.
Thập đạo tướng quân Lê Hoàn được tín nhiệm lên ngôi vua, chỉ đạo cuộc kháng chiến.
Diễn biến - Kết quả
- Năm 981, quân Tống tiến vào nước ta.
Quân dân Đại Cồ Việt đã chiến đấu anh dũng, đánh tan quân xâm lược Tống ngay trên vùng Đông Bắc.
Nhiều tướng giặc bị bắt.
Nhà Tống rút quân, bỏ mộng xâm lược nước ta.
Quan hệ Việt - Tống trở lại bình thường.
2. Cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý
Hoàn cảnh lịch sử:
- Nước Tống dưới thời Tống Thần Tông bị sự uy hiếp của các Liêu và Hạ phương Bắc, phải cống nộp nhiều của cải và bị cắt nhiều phần lãnh thổ. Tể tướng Vương An Thạch rất chú ý đến phương Nam và muốn lập công to ở ngoài biên giới.
- Tri châu Tiêu Chú ở Ung Châu đã có lần dâng sớ về triều xin đánh Đại Việt. Nhưng Tiêu Chú bị bãi chức. Khi họ Vương lên cầm quyền, Tiêu Chú được phục chức lo khuếch trương về phương Nam mà còn lấy khí thế để mở rộng cương vực cho Trung Nguyên về phương Bắc nữa (đánh Liêu và Hạ).
Diễn biến:
- Ngày 27 tháng 10 năm 1075, Vi Thủ An từ Tô Mậu vào đánh Cổ Vạn, chiếm được trại Cổ Vạn. Tin tức đến tận trung tuần tháng 11 mới tới được triều đình Biện Kinh của Tống tức gần tháng rưỡi. Nhưng người Tống mới chỉ nghĩ là những việc cướp nhỏ mà thôi, Tống Thần Tông còn bảo Lưu Di kể tên những người có chiến công và giúp đỡ những người có nhà bị cướp và bị đốt.
- Tháng 10 năm 1075 Thường Kiệt tập trung thủy quân Đại Việt ở Đồ Sơn (vịnh Hạ Long) theo lối sau các núi đá mà tiến vào Khâm Châu; còn đi đánh Ung Châu (Nam Ninh) lục quân của quân Lý cũng chia nhiều đường:
Từ Quảng Nguyên theo bờ sông Tả tiến đánh trại Thái Bình.
Từ hai châu Tô, Mậu vượt núi qua Lộc Châu, Cổ Vạn, Tư Lăng, Thượng Tứ.
Từ châu Quảng Lăng tiến qua Thái Bình, Bằng Tường, Tư Minh và trại Vĩnh Bình.
Theo kế hoạch, nếu thủy quân chiếm được Khâm Châu thì tiến thẳng lên Ung Châu. Đề phòng người Tống xâm nhập vào đất Việt, quân Đại Việt cũng chia ra đóng ở nhiều căn cứ theo dọc đường biên giới. Đại khái quân hạ du của Lý đóng ở Vĩnh An và thượng du thì theo dọc biên thùy từ các châu Quảng Nguyên, Quảng lăng, Tô Mậu. Tổng số quân Đại Việt có từ 8 đến 10 vạn.
Về phía nhà Tống thì quân số cả nước lúc này chỉ khoảng 380.000 người và chủ lực tinh nhuệ lại tập trung ở phía Bắc nơi phải chịu sự đe dọa từ các lực lượng xâm lăng của Hạ và Liêu. Quân Tống ở phương Nam chiến đấu kém hơn nhiều.
Phòng ngự Ung Châu gồm hai đoàn. Mỗi đoàn có 5000 quân. Giữ biên thuỳ Đại Việt, có một tướng lại chia làm hai phần: 2000 quân đóng ở thành Ung, 3000 chia đóng ở 5 trại tiếp giáp Đại Việt: Hoành Sơn, Thái Bình, Vĩnh Bình, Cổ Vạn, Thiên Long.
Khâm Châu và Liêm Châu sát biển tiếp giáp Quảng Ninh và Lạng Sơn ngày nay, đặt viên Phòng biên tuần sứ cai quản đoàn quân Đằng Hải để hợp với quân của hai viên tuần kiểm, không quá 500 người, đóng ở hai trại: Như Tích giáp biên thuỳ châu Vĩnh Anh và Để Trạo ở cửa sông Khâm Châu.
Thường Kiệt đem thủy quân đánh vào căn cứ quân sự của Tống ở ven bờ biển thuộc Quảng Đông. Cùng một lúc Tôn Đản phụ trách lục quân chia ba đường kể trên đánh vào Quảng Tây, quấy rối các trại Hoành Sơn, Thái Bình, Vĩnh Bình, Cổ Vạn trên tiền tuyến của Ung Châu. Hàng rào này bị đổ mặc dầu quân Tống xuất toàn lực cứu cấp nhau và chống đỡ các miền Tây và Tây Nam. Nhiều chúa trại bị tử trận (chúa trại Hoành Sơn, Vĩnh Bình, Thái Bình v.v.) Mặt Đông Nam thiếu sự phòng bị. Quân Tống bị đánh bất ngờ ở địa điểm này và tất nhiên quân Đại Việt phải đánh mạnh vào đây hơn hết.
Về phía Khâm Châu và Liêm Châu quân Tống hoàn toàn bị bất ngờ, ngày 30 thág 12 năm 1075 Khâm châu bị chiếm. Ba ngày sau Liêm châu cũng mất, chúa các trại Như Tích và Để Trạo đều tử trận. Viên coi Khâm Châu là Trần Vĩnh Thái trước đó đã có người báo cho là Giao Chỉ sắp vào đánh, nhưng Thái không tin, đến khi chiến thuyền của Lý đã tới đến nơi, Thái vẫn còn bày rượu uống. Quân Lý đột nhập vào thành không mất người nào, bắt Vĩnh Thái và bộ hạ, lừa lấy của cải rồi đem giết hết.
Nhìn chung quân Lý với lực lượng áp đảo tiến ào ạt rồi thẳng lên Ung Châu không gặp một sức kháng cự nào đáng kể. Ở Liêm châu, vì đã biết tin Khâm châu mất nên có phòng bị đôi chút nhưng quân Lý ào ạt kéo vào, quân số lại đông hơn nhiều nên chiếm Khâm Châu rồi bắt tới 8.000 tù binh dùng để đưa đồ vật cướp được xuống thuyền sau cũng đem giết sạch. Viên coi Khâm châu là Lỗ Khánh Tôn và bộ hạ cũng đều tử trận. Chỉ có 7 ngày quân Đại Việt đã có mặt ở chân thành Ung Châu.
Ngày 1 tháng 3 năm 1076, Ung Châu bắt dầu nguy kịch. Quan quân Lý bắt dân Tống, sai lấy túi đất đắp vào chân thành để leo lên. Thường Kiệt theo đó mà lên đánh, thành bị thất thủ sau 42 ngày kháng cự. Tô Giám cố gắng đốc thúc cùng bọn tàn quân chiến đấu đến phút cuối cùng. Khi đã kiệt sức ông cho 36 thân nhân tự sát rồi tự thiêu mà chết.
Kết quả:
Việc nhà Lý đánh Liêm Châu, Khâm Châu và Ung châu, quân dân Trung Quốc bị hại vào khoảng 7-10 vạn người, và có tới hàng ngàn người bị bắt đem về Đại Việt cùng nhiều của cải nữa. Còn chuyện đánh Ung Châu trước sau mất hơn một tháng. Quân Đại Việt cũng có phần mệt mỏi. Lý Thường Kiệt hạ lệnh rút binh vì mục đích bấy giờ chỉ có ý đánh vào đất Tống để phá thế xâm lăng mà thôi.
Ý nghĩa:
Cuộc chiến ở Như Nguyệt là trận đánh tuyệt vời trong lịch sử chống ngoại xâm .
- Nền độc lập tử chủ của Đại Việt được củng cố .
- Nhà Tống từ bỏ mộng xâm lược Đại Việt .
Nguyên nhân thắng lợi:
- Tinh thần đoàn kết các dân tộc, tinh thần yêu nước,quyết chiến ,quyết thắng của nhân dân ta.
- Tinh thần chủ động, tích cực trong chiến lược, chiến thuật của vua tôi nhà Lý, tài chỉ huy của Lý Thường Kiệt.
Ý nghĩa lịch sử của kháng chiến chống Tống :
Cuộc kháng chiến chống Tống thắng lợi :
- Độc lập được giữ vững
- Đem lại cho nhân dân niềm tự hào sâu sắc .
- Lòng tin tưởng ở sức mạnh và tiền đồ của dân tộc .
- Nhà Tống không xâm lược dù tồn tại mấy trăm năm.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hoàng Thơm
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)