Bài 19. Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỷ X-XV

Chia sẻ bởi Nguyễn Thu Nga | Ngày 10/05/2019 | 36

Chia sẻ tài liệu: Bài 19. Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỷ X-XV thuộc Lịch sử 10

Nội dung tài liệu:

Phong trào đấu tranh
chống quân xâm lược Minh và khởi nghĩa Lam Sơn
Tiểu sử người anh hùng Lê lợi
Lê Thái Tổ








Tổ 3 đời của Lê Lợi là Lê Hối vốn
làm nghề dạy học.

Lê Hối
Tên húy: Lê Lợi
Ngày sinh: 10/9/1385
Ngày mất: 5/9/1433
Quê quán: Lam Sơn , Thanh Hóa
Trị vì : 1428 – 1433
Niên hiệu: Thuận Thiên
Lê Lợi vừa lớn lên đã chứng kiến sự xâm lược của đế chế Minh hùng mạnh và cuộc kháng chiến thất bại của nhà Hồ.










đế chế Minh hùng mạnh
Trong những năm đầu thời thuộc Minh, Lê Lợi nung nấu một ý chí kiên cường, một hoài bão lớn diệt giặc cứu nước. Đầu năm Bính Thân (1416), Lê Lợi với 18 người cùng tâm huyết và chí hướng trong đó có Nguyễn Trãi, tổ chức hội thề ở Lũng Nhai, chuẩn bị về tổ chức và lực lượng cho cuộc khởi nghĩa.
Đây là một vị anh hùng dân tộc, lãnh tụ cuộc Khởi nghĩa Lam Sơn, giải phóng đất nước khỏi sự đô hộ của nhà Minh, vị vua khai sáng nhà Hậu Lê – triều đại dài nhất trong lịch sử.
Nguyên nhân dẫn đến
khởi nghĩa Lam Sơn
Năm 1407, cuộc kháng chiến của nhà Hồ thất bại, nước ta rơi vào ách đô hộ của nhà Minh, nhân dân bị áp bức bóc lột, hàng loạt cuộc khởi nghĩa nổi lên nhưng đều bị đàn áp.
Trước những hành động tàn bạo của kẻ thù:
“Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”
cuộc khởi nghĩa do Lê lợi lãnh đạo nổ ra ở Lam Sơn (Thanh Hóa)
Nhân dân bị đàn áp
Cuộc kháng chiến
thất bại của nhà Hồ
Chiến tranh truyền thống được hiểu: Kẻ nào mạnh hơn, tiêu diệt được đối phương là chiến thắng, có nghĩa là giá cho chiến tranh là giá của xương máu.

Với nghĩa quân Lam Sơn, do Nguyễn Trãi làm tham mưu, thì cùng với "vũ công” (đánh nhau bằng chiến trận...) là "Tâm công” (đánh bằng lòng nhân ái). Tất nhiên, nếu chưa đủ mạnh bằng " vũ công” thì chưa thể "tâm công”. Một khi đạt đến "vũ công” rồi mà sử dụng "tâm công” thì thiệt hại xương máu cho mọi phía sẽ là ít nhất và chiến thắng sẽ trọn vẹn nhất. Những thư hòa, dụ hàng của Nguyễn Trãi sau này được tập hợp trong "Quân trung từ mệnh tập”.


Giai đoạn 1: Làm chủ cả vùng Thanh Hóa
Giai đoạn 2: Tiến vào đánh Nghệ An
Giai đoạn 3: Trận Chi Lăng-Xương Giang
Diễn biến trận đánh: 3 giai đoạn
Mùa xuân năm Mậu Tuất 1418, Lê Lợi đã cùng những hào kiệt đồng chí hướng như Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn, Lê Văn An, Lê Sát, Lưu Nhân Chú... tất cả 50 tướng văn và tướng võ chính thức phất cờ khởi nghĩa Lam Sơn (trong đó 19 người đã từng tham gia hội thề Lũng Nhai, năm 1416), xưng là Bình Định Vương, kêu gọi dân Việt đồng lòng đứng lên đánh quân xâm lược nhà Minh cứu nước. Địa danh Lam Sơn nay thuộc huyện Thọ Xuân tỉnh Thanh Hóa.
Giai đoạn 1:Hoạt động ở vùng núi Thanh Hóa
Bị quân Minh vây đánh nhiều trận, quân Lam Sơn khốn đốn ba lần phải rút chạy lên núi Chí Linh
Một lần bị vây bắt một tướng của Lê Lợi là Lê Lại đóng giả ông để dụ quân địch giúp các tướng sĩ chạy thoát










Lê Lai cứu chúa
Ngoài quân Minh, Lê Lợi và quân Lam Sơn còn phải đối phó với một bộ phận các tù trưởng miền núi tại địa phương theo nhà Minh và quân nước Ai Lao (Lào) bị xúi giục hùa theo
Trước tình thế hiểm nghèo, Lê Lợi phải xin giảng hòa với quân Minh năm 1422.
Đến năm 1423, khi lực lượng củng cố, lại thấy quân Minh bắt giữ sứ giả, Lê Lợi liền tuyệt giao cắt đứt giảng hòa



Giai đoạn 2: Tiến vào nam
Theo kế của Nguyễn Chích, năm 1424 Lê Lợi quyết định đưa quân vào đồng bằng Nghệ An. Tiến vào Nghệ An là một bước ngoặt về chiến thuật trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.


Trên đường đi, quân Lam Sơn hạ thành Đa Căng, đánh lui quân cứu viện của viên tù trưởng địa phương theo quân Minh là Cầm Bành và thành Trà Lân.

Lược đồ nghĩa quân tiến quân ra Bắc
Lê Lợi mang quân
chủ lực vào đánh Nghệ An,một mặt siết vòng vây quanh thành Nghệ An và Tây Đô, mặt khác sai Trần Nguyên Hãn, Doãn Nỗ, Lê Đa Bồ đem quân vào nam đánh Tân Bình, Thuận Hóa. Tướng Minh là Nhậm Năng ra đánh bị phá tan.
Sau Lê Lợi lai sai Lê Ngân, Lê Văn An mang thủy quân tiếp ứng cho Trần Nguyên Hãn chiếm đất Tân Bình, Thuận Hoá. Quân Minh phải rút vào cố thủ nốt.
Giai đoạn 3:
Trận Chi Lăng – Xương Giang
Sau trận Tốt Động-Trúc Động, Vương Thông bị thương bèn viết thư giảng hòa với Lê Lợi,nhưng lại nghi ngờ Lê Lợi thực chất không muốn giảng hòa mà muốn thừa dịp này đào hào rắc chông tiêu diệt mình ,Vương Thông xin quân cứu viện của nhà Minh.
Được tin Liễu Thăng và Mộc Thạch đem 15 vạn quân sang cứu viện Vương Thông,Lê Lợi sai Trần Nguyên Hãn đánh gấp thành Xương Giang, hoàn toàn làm chủ phía Bắc Đông Quan.

Trận Tốt Động – Chúc động
Quân ta nhiều lần chiến thắng: trận Cần Trạm, Lương Minh chết trận, quân Minh tổn hại lớn.
Quân Minh thua nhưng còn đông và mạnh, Thôi Tụ chỉ huy quân tiến đến gần Xương Giang mới biết Vương Thông chết trận, đành cho quân đóng quân ngoài cánh đồng Xương Giang
QuânLam Sơn đem 3.000 quân thiết đột (là đội quân xung kích tinh nhuệ nhất) và 4 voi chiến lên Xương Giang
Trận Chi Lăng - Xương Giang
Ngày 3 / 11, quân Lam Sơn tổng tấn công. Sau một ngày chiến đấu, nghĩa quân đã giành được thắng lợi giòn giã: tiêu diệt 5 vạn địch, bắt sống Thôi Tụ, Hoàng Phúc cùng với hơn 3 vạn quân, bao gồm toàn bộ tướng chỉ huy của họ. Đạo viện binh chủ yếu của nhà Minh bị tiêu diệt hoàn toàn.Vương Thông cầu hòa và tự ý rút về nước.













Mừng chiến thắng
Kết quả trận chiến:
Cuộc khởi nghiã giành thắng lợi.
“Xã tắc từ đây vững bền
Giang sơn từ đây đổi mới…”
(Bình Ngô đại cáo)
Lê Lợi lên ngôi vua tên nước là Hậu Lê lấy hiệu làThuận Thiên. Đây là triều đại lâu dài nhất trong lịch sử Việt Nam.
Nhân dân được sống trong ấm no, hạnh phúc
Lê Thái Tổ
Ý nghĩa lịch sử
Đập tan âm mưu xâm lược của các triều đại phong kiến phương Bắc. Bảo vệ được độc lập, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia dân tộc.
Mở ra một thời kì mới cho lịch sử dân tộc Việt Nam:thời Lê Sơ.










Đất nước được độc lập
2. Khẳng định sức mạnh của dân tộc ta,
nâng cao lòng tự hào, tự cường dân tộc,
củng cố niềm tin cho nhân dân.
“Một cỗ nhung y chiến thắng, nên công oanh liệt ngàn năm;
Bốn phương biển cả thanh bình, ban chiếu duy tân khắp chốn.”
Bình Ngô đại cáo
3. Góp phần xây đắp truyền thống yêu nước kiên quyết bất khuất mãnh liệt từ đời này qua đời khác, để lại nhiều kinh nghiệm
quý báu cho thế hệ sau.
Nguyên nhân thắng lợi
truyền thống yêu nước
đoàn kết toàn dân
Vừa đánh vừa hòa, thắng lợi trọn vẹn nhất, ít hao tốn xương máu nhất
Phát động toàn dân kháng chiến – xây dựng căn cứ và mở rộng hậu phương kháng chiến





Nghệ thuật chỉ huy thiên tài của các vị anh hùng, những nhân tài tướng kiệt của dân tộc như Nguyễn Trãi, Nguyễn Chích,… .
Đây là cuộc đấu tranh chính nghĩa giúp nhân dân thoát khỏi sự đô hộ của giặc Minh, đời sống nhân dân hạnh phúc.
“Đem đại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy chí dân để thay cường bạo”
(Bình Ngô đại cáo)

Nguyễn Chích Nguyễn Trãi
Thành Xương Giang và Ải Chi Lăng
Đọc thêm:
Sự tích Hồ Gươm:

Giặc Minh đô hộ nước ta, chúng làm nhiều điều bạo ngược. Lê Lợi dựng cờ tụ nghĩa tại Lam Sơn nhưng ban đầu thế yếu, lực mỏng nện thường bị thua. Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quan mượn thanh gươm thần để giết giặc.
Một người đánh cá lên là Lê Thận ba lần kéo lưới đều gặp mội thanh sắt, nhìn kĩ hoá ra một lưỡi gươm.

Sau đó ít lâu, Lê Lợi bị giặc đuổi, chạy vào rừng bắt được chuôi gươm nạm ngọc trên cây đa, đem tra vào lưỡi gươm ở nhà Lê Thận thì vừa như in, mới biết đó là gươm thần.
Từ khi có gươm thần, nghĩa quân đánh đâu thắng đấy, cuối cùng đánh tan quân xâm lược.
Một năm sau khi thắng giặc, Lê Lợi đi thuyền chơi hồ Tả Vọng; Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại gươm thần. Từ đó, hồ Tả Vọng được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm.
2. Bình Ngô đại cáo
Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi) tố cáo tội ác của kẻ thù xâm lược, ca ngợi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Đây là bản tuyên ngôn độc lập thứ 2 của dân tộc.
“Từng nghe việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác […]”
Bài thuyết trình của tổ 1
xin kết thúc tại đây. Cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe!
Chúc thầy cô và các bạn có
một tiết học vui vẻ, một giờ học lí thú và đầy bổ ích.
Những người thực hiện:
Tiểu sử: Thùy Dương – Thảo Dương
Nguyên nhân khởi nghĩa: Toàn – Nhất
Diễn biến: Thu - Kim Anh – Chi – Thùy
Kết quả: Trung – Minh Đức
Ý nghĩ lịch sử: Công – Chi
Đọc thêm: Thùy
Thuyết trình: Toàn
Nguyên nhân thắng lợi: Trung Anh A – Sơn
Trình chiếu, âm thanh: Công – Trường
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thu Nga
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)