Bài 19. Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỷ X-XV
Chia sẻ bởi Nguyễn Thu Nga |
Ngày 10/05/2019 |
32
Chia sẻ tài liệu: Bài 19. Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỷ X-XV thuộc Lịch sử 10
Nội dung tài liệu:
Các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống
Trong những thế kỉ xây dựng đất nước, nhân dân ta vẫn phải tiếp tục tiến hành các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Với lòng yêu nước nồng nàn và tinh thần chiến đấu kiên cường, anh dũng nhân dân Đại Việt đã làm nên biết bao chiến thắng huy hoàng, giữ vững nền độc lập dân tộc.
Đầu thế kỉ X, nhân dân Việt Nam đã dành lại quyền tự chủ sau hơn một nghìn năm phong kiến. Nhưng chẳng bao lâu sau đó chúng ta lại phải đối mặt với hai lần xâm lược của nhà Tống.
1, Cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê
Năm 979, Đinh Tiên Hoàng cùng con trai trưởng là Nam Việt Vương Đinh Liễn bị tên hoạn quan Đỗ Thích ám hại. Theo luật lệ phong kiến, Đinh Toàn mới có 6 tuổi lên ngôi vua, triều đình suy yếu.
Tình thế trong nước vô cùng rối ren. Lúc này,Thập đạo tướng quân Lê Hoàn lập tức được nhiều tướng lĩnh và bà Thái hậu họ Dương tôn lên làm vua, chỉ đạo cuộc kháng chiến.
Tiểu sử Lê Hoàn
Lê Hoàn (Lê Đại Hành): sinh năm Tân Sửu (941) ở Xuân Lập, Thọ Xuân, Thanh Hóa.
Ông sinh ra trong 1 gia đình nghèo khổ “bố dỡ đô, mẹ xô chùa”. Cha, mẹ ông đều qua đời khi ông còn nhỏ tuổi.
Vì vậy, ông phải làm con nuôi cho 1 vị quan nhỏ người cùng họ. Lớn lên, Lê Hoàn theo Nam Việt Vương Đinh Liễn.
Dù chỉ là lính thường nhưng trí dũng khác thường, tính tình phóng khoáng nên được cha con Đinh Bộ Lĩnh yêu mến. Trong công cuộc đánh dẹp các sứ quân, Lê Hoàn tỏ ra là người có tài nên được Đinh Bộ lĩnh giao cho trông coi 2000 binh sĩ.
Đến khi dẹp yên các sứ quân, thống nhất đất nước lập nên cơ đồ nhà Đinh Lê Hoàn Được phong chức Thập Đạo tướng quân, Điện tiền đô chỉ huy sứ của triều đình Hoa Lư. Lúc này ông vừa tròn 30 tuổi
Lê Hoàn lên ngôi, xưng Hoàng đế (năm 980) lập ra nhà Tiền Lê và xây dựng chính quyền mới theo thể chế quân chủ.
Tổ chức nhà nước thời Lê Hoàn so với thời Khúc, Ngô, Đinh từng bước được kiện toàn nhất là ở triều đình trung ương, trở thành một chính quyền độc lập tự chủ, thể hiện chủ quyền quốc gia của dân tộc ta bấy giờ
Nguyên nhân diễn ra kháng chiến:
Năm 980, được tin triều đinh nhà Đinh gặp nhiều khó khăn, vua Tống mang quân sang xâm lược nước ta.
Trước nguy cơ của đất nước, vua Đinh còn nhỏ không thể lãnh đạo tổ chức cuộc kháng chiến, triều đình và quân sĩ được sự sáng suốt đồng tình của Thái hậu Dương Vân Nga đã suy tôn Thập đạo Tướng quân Lê Hoàn (Tổng chỉ huy quân đội) lên làm vua.
Diễn biến:
Vua Tống Thái Tông điều động quân tướng ở Quảng Đông, Quảng Tây và vùng Kinh Hồ, chia làm ba đạo quân tiến đánh nước ta.
+ Một đạo do Hầu Nhân Bảo chỉ huy từ Ung Châu (Nam Ninh, Quảng Tây) vào châu Ngân Sơn (Cao Bằng, Bắc Kạn)
+ Một đạo do Tôn Toàn Hưng và Trần Khâm Tộ chỉ huy từ vùng Kinh Hồ vào Lạng Sơn.
+ Một đạo thủy quân do Lưu Trừng chỉ huy từ Quảng Đông theo đường biển qua vịnh Hạ Long, rồi vào sông Bạch Đằng.
Kế hoạch của quân Tống là theo ba hướng cùng hợp quân phía bắc thành Đại La để đánh chiếm Đại La và vùng Bắc Bộ, sau đó đánh vào kinh đô Hoa Lư; đồng thời vua Tống gửi thư đe dọa đòi phải thuần phục.
Lê Hoàn, nhờ sự sáng suốt của Thái Hậu họ Dương lên ngôi năm 980, lập ra triều Tiền Lê thay triều Đinh và gấp rút chuẩn bị kháng chiến.
Lê Hoàn cho xây dựng trận địa kiên cố ở Bình Lỗ (bên bờ sông Cà Lồ) nhằm chặn cánh quân lớn do Hầu Nhân Bảo chỉ huy từ hướng Cao Bằng, Thái Nguyên xuống. Trên hướng Lạng Sơn - Bắc Ninh, ông cũng cho quân chủ lực phối hợp với dân binh chuẩn bị chặn đánh địch. Hướng Đông Bắc, ông bố trí trận địa cọc ngầm ở cửa sông Bạch Đằng để chặn đánh đoàn thủy quân Tống tương tự như trận địa cọc của Ngô Quyền gần nửa thế kỷ trước đây.
Khoảng đầu năm 981, trên các hướng, quân Tống tiến vào nước ta, đạo quân Hầu Nhân Bảo tiến khá nhanh nhưng đến Bình Lỗ bị một lực lượng mạnh quân Lê Hoàn trực tiếp chỉ huy đánh cho thiệt hại nặng phải lui quân đóng trại.
Đạo quân Tôn Toàn Quân và Trần Khâm Tộ tiến được xuống Hoa Đô (Bắc Giang, Bắc Ninh) bị chặn đánh cũng phải dừng lại không tiến được.
Đạo thủy quân tiến vào sông Bạch Đằng bị quân ta có trận địa hiểm yếu là bãi cọc ngầm đã chặn đánh quyết liệt.
Thủy quân Tống bị đánh thiệt hại nặng, phải lui quân. Đây là chiến thắng Bạch Đằng lần thứ hai trong lịch sử chiến tranh Việt Nam.
Hầu Nhân Bảo không nhận được tin tức của hai đạo quân kia, lại tổ chức đánh xuống Bình Lỗ.
Lê Hoàn đã bố trí trận địa mai phục lớn đợi giặc. Trận đánh diễn ra quyết liệt với thế chủ động của ta tại vùng Phù Lỗ (Sóc Sơn, Hà Nội). Quân Tống đại bại, bị tiêu diệt phần lớn, Hầu Nhân bảo cũng bị chết trận.
Đạo quân Tôn Toàn Hưng, Trần Khâm Tộ nghe được tin hai đạo quân bên phải, bên trái đều bị đánh bại, hoảng sợ vội rút chạy. Quân ta truy kích tiêu diệt phần lớn đạo quân này.
Cả ba đạo quân đều đại bại, vua Tống phải hạ lệnh bãi binh. Cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất thắng lợi góp phần củng cố nền độc lập dân tộc. Đất nước được yên hàn trong suốt gần một thế kỷ.
Kết quả:
Sau cuộc chiến này, Đại Tống chấp nhận xuống nước, thừa nhận Lê Hoàn là người cai trị Đại Cồ Việt.
Hai bên giao hảo, cứ 2 năm một lần Đại Cồ Việt triều cống Đại Tống còn Đại Tống ban sắc phong cho Lê Hoàn.
Nguyên nhân thắng lợi & ý nghĩa lịch sử:
* Nguyên nhân:
- Chiều đình nhà Đinh và thái hậu họ Dương sẵn sàng vì lợi ích dân tộc mà hi sinh lợi ích dòng họ để tạo thuận lợi cho cuộc kháng chiến.
- Do sức mạnh đoàn kết và ý chí quyết chiến bảo vệ độc lập của quân dân Đại Việt và sự chỉ huy mưu lược của Lê Hoàn.
* Ý nghĩa:
Đây là cuộc kháng chiến thắng lợi rất nhanh, rất lớn, đè bẹp ý chí xâm lược của quân Tống.
Nhân dân được sống trong cảnh yên bình, củng cố nền độc lập dân tộc.
1, Cuộc kháng chiến chống quân Tống thời Lý:
Nguyên nhân:
Vào những năm 70 của thế kỉ XI, trong lúc Đại Việt đang phát triển thì nhà Tống bước vào giai đoạn khủng hoảng.
Trước tình thế đó, Tể tướng Vương An Thạch đã khuyên vua Tống đem quân sang xâm lược nước ta.
Tiểu sử Lý Thường Kiệt:
Lý Thường Kiệt (1019-1105) người làng An Xá, huyện Quảng Đức. Đất huyện Quảng Đức nay thuộc Hà Nội.
Ông không phải là người họ Lý chính tông. Hầu hết các tài liệu cổ đều nói rằng Lý Thường Kiệt vốn người họ Ngô, tên húy là Tuấn. Sau vì có công, được vua sủng ái nên được ban quốc tính (tức được lấy theo họ của nhà vua).
Lý Thường Kiệt
Sử cũ chép rằng, lúc còn trai trẻ, ông là người có vẻ mặt “tươi đẹp lạ thường”, cho nên, năm 23 tuổi, được tuyển làm Hoàng Môn Chi Hậu, tức là một chức hoạn quan nhỏ ở trong triều.
Nhưng cũng từ đây, Lý Thường Kiệt bắt đầu một quá trình lâu dài và liên tục, tỏ cho thiên hạ thấy rằng, ông không phải chỉ có vẻ mặt “tươi đẹp lạ thường” mà còn có cốt cách và tài năng phi thường
Lý Thường Kiệt làm quan trải thờ ba đời vua là Lý Thái Tông (1028 – 1054), Lý Thánh Tông (1054 – 1072) và Lý Nhân Tông (1072 – 1127).
Từ một chức hoạn quan nhỏ, Lý Thường Kiệt được thăng dần đến chức Phụ Quốc Thái Phó, Dao Thụ Chư Trấn Tiết Độ, Đồng Trung Thư Môn Hạ, Thượng Trụ Quốc, hà Thái Úy, tước Khai Quốc Công và được nhận làm Thiên Tử Nghĩa Đệ (em kết nghĩa của Thiên Tử).
Diễn biến:
Giai đoạn thứ nhất:
Năm 1075, Thái úy Lý Thường Kiệt đã kết hợp với lực lượng quân đội của triều đình và lực lượng dân binh của các từ trưởng dân tộc ít người ở phía bắc, mở cuộc tập kích lớn trên đất Tống.
Giai đoạn thứ hai:
Cuối năm 1076 quân Tống tấn công nước ta bằng 2 cánh quân thủy bộ:
+ Quân bộ do Quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy gồm 10 vạn bộ binh tinh nhuệ, 1 vạn ngựa chiến, 20 vạn dân phu . Quân thủy do Hòa Mâu dẫn đầu .
+ Quân bộ vượt ải Nam Quan vào Lạng sơn bị Thân cảnh Phúc chặn đánh phải dừng lại ở bờ bắc sông Như Nguyệt , chờ quân thủy tiếp viện, nhưng quân thủy đã bị Lý kế Nguyên đánh bại .
Lược đồ đường tiến công của quân Tống (Mũi tên màu xanh )
Cuộc chiến trên sông Như nguyệt:
- Chờ mãi không thấy thủy quân đến, Quách Qùy cho đóng bè 2 lần vượt vượt sông,bị ta phản công , đẩy lùi chúng về bờ bắc
- Để khích lệ tinh thần chiến đấu của quân sĩ, Lý Thường Kiệt cho người vào đền bên sông ngâm bài thơ “Nam Quốc Sơn Hà”.
- Thất vọng, Quách Quỳ ra lệnh “Ai còn bàn đánh sẽ bị chém” và chuyển sang củng cố phòng ngự.Quân Tống mệt mỏi, , lương thảo cạn dần,chán nản, bị động
- Cuối xuân năm 1077, quân Lý Thường Kiệt, bất ngờ tấn công đánh mạnh vào trại giặc, quân Tống thua to ,tuyệt vọng phải chấp nhận giảng hòa và rút quân .
Lý Thường Kiệt với bài thơ Nam Quốc Sơn Hà
* Ý nghĩa:
-Cuộc chiến ở Như Nguyệt là trận đánh tuyệt vời trong lịch sử chống ngoại xâm .
-Nền độc lập tử chủ của Đại Việt được củng cố .
-Nhà Tống từ bỏ mộng xâm lược Đại Việt .
*Nguyên nhân thắng lợi:
-Tinh thần đoàn kết các dân tộc, tinh thần yêu nước,quyết chiến ,quyết thắng của nhân dân ta.
-Tinh thần chủ động, tích cực trong chiến lược, chiến thuật của vua tôi nhà Lý, tài chỉ huy của Lý Thường Kiệt.
Những người thực hiện:
- Nội dung: Nguyễn Hiền; Thảo Linh; Quỳnh Anh; Tuấn Minh, Tiến Duy. Tuấn Anh, Phan Hiền.
- Hình ảnh: Trần Thị Mai, Thu Phương, Huy Phương, Việt Hoàng, Quốc Đại
- Âm thanh, Ma-két : Minh Ngọc
Cảm ơn cô và tất cả các bạn đã theo dõi bài của tổ em.
Chúc cả lớp có một ngày học vui vẻ và thành công.
Trong những thế kỉ xây dựng đất nước, nhân dân ta vẫn phải tiếp tục tiến hành các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Với lòng yêu nước nồng nàn và tinh thần chiến đấu kiên cường, anh dũng nhân dân Đại Việt đã làm nên biết bao chiến thắng huy hoàng, giữ vững nền độc lập dân tộc.
Đầu thế kỉ X, nhân dân Việt Nam đã dành lại quyền tự chủ sau hơn một nghìn năm phong kiến. Nhưng chẳng bao lâu sau đó chúng ta lại phải đối mặt với hai lần xâm lược của nhà Tống.
1, Cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê
Năm 979, Đinh Tiên Hoàng cùng con trai trưởng là Nam Việt Vương Đinh Liễn bị tên hoạn quan Đỗ Thích ám hại. Theo luật lệ phong kiến, Đinh Toàn mới có 6 tuổi lên ngôi vua, triều đình suy yếu.
Tình thế trong nước vô cùng rối ren. Lúc này,Thập đạo tướng quân Lê Hoàn lập tức được nhiều tướng lĩnh và bà Thái hậu họ Dương tôn lên làm vua, chỉ đạo cuộc kháng chiến.
Tiểu sử Lê Hoàn
Lê Hoàn (Lê Đại Hành): sinh năm Tân Sửu (941) ở Xuân Lập, Thọ Xuân, Thanh Hóa.
Ông sinh ra trong 1 gia đình nghèo khổ “bố dỡ đô, mẹ xô chùa”. Cha, mẹ ông đều qua đời khi ông còn nhỏ tuổi.
Vì vậy, ông phải làm con nuôi cho 1 vị quan nhỏ người cùng họ. Lớn lên, Lê Hoàn theo Nam Việt Vương Đinh Liễn.
Dù chỉ là lính thường nhưng trí dũng khác thường, tính tình phóng khoáng nên được cha con Đinh Bộ Lĩnh yêu mến. Trong công cuộc đánh dẹp các sứ quân, Lê Hoàn tỏ ra là người có tài nên được Đinh Bộ lĩnh giao cho trông coi 2000 binh sĩ.
Đến khi dẹp yên các sứ quân, thống nhất đất nước lập nên cơ đồ nhà Đinh Lê Hoàn Được phong chức Thập Đạo tướng quân, Điện tiền đô chỉ huy sứ của triều đình Hoa Lư. Lúc này ông vừa tròn 30 tuổi
Lê Hoàn lên ngôi, xưng Hoàng đế (năm 980) lập ra nhà Tiền Lê và xây dựng chính quyền mới theo thể chế quân chủ.
Tổ chức nhà nước thời Lê Hoàn so với thời Khúc, Ngô, Đinh từng bước được kiện toàn nhất là ở triều đình trung ương, trở thành một chính quyền độc lập tự chủ, thể hiện chủ quyền quốc gia của dân tộc ta bấy giờ
Nguyên nhân diễn ra kháng chiến:
Năm 980, được tin triều đinh nhà Đinh gặp nhiều khó khăn, vua Tống mang quân sang xâm lược nước ta.
Trước nguy cơ của đất nước, vua Đinh còn nhỏ không thể lãnh đạo tổ chức cuộc kháng chiến, triều đình và quân sĩ được sự sáng suốt đồng tình của Thái hậu Dương Vân Nga đã suy tôn Thập đạo Tướng quân Lê Hoàn (Tổng chỉ huy quân đội) lên làm vua.
Diễn biến:
Vua Tống Thái Tông điều động quân tướng ở Quảng Đông, Quảng Tây và vùng Kinh Hồ, chia làm ba đạo quân tiến đánh nước ta.
+ Một đạo do Hầu Nhân Bảo chỉ huy từ Ung Châu (Nam Ninh, Quảng Tây) vào châu Ngân Sơn (Cao Bằng, Bắc Kạn)
+ Một đạo do Tôn Toàn Hưng và Trần Khâm Tộ chỉ huy từ vùng Kinh Hồ vào Lạng Sơn.
+ Một đạo thủy quân do Lưu Trừng chỉ huy từ Quảng Đông theo đường biển qua vịnh Hạ Long, rồi vào sông Bạch Đằng.
Kế hoạch của quân Tống là theo ba hướng cùng hợp quân phía bắc thành Đại La để đánh chiếm Đại La và vùng Bắc Bộ, sau đó đánh vào kinh đô Hoa Lư; đồng thời vua Tống gửi thư đe dọa đòi phải thuần phục.
Lê Hoàn, nhờ sự sáng suốt của Thái Hậu họ Dương lên ngôi năm 980, lập ra triều Tiền Lê thay triều Đinh và gấp rút chuẩn bị kháng chiến.
Lê Hoàn cho xây dựng trận địa kiên cố ở Bình Lỗ (bên bờ sông Cà Lồ) nhằm chặn cánh quân lớn do Hầu Nhân Bảo chỉ huy từ hướng Cao Bằng, Thái Nguyên xuống. Trên hướng Lạng Sơn - Bắc Ninh, ông cũng cho quân chủ lực phối hợp với dân binh chuẩn bị chặn đánh địch. Hướng Đông Bắc, ông bố trí trận địa cọc ngầm ở cửa sông Bạch Đằng để chặn đánh đoàn thủy quân Tống tương tự như trận địa cọc của Ngô Quyền gần nửa thế kỷ trước đây.
Khoảng đầu năm 981, trên các hướng, quân Tống tiến vào nước ta, đạo quân Hầu Nhân Bảo tiến khá nhanh nhưng đến Bình Lỗ bị một lực lượng mạnh quân Lê Hoàn trực tiếp chỉ huy đánh cho thiệt hại nặng phải lui quân đóng trại.
Đạo quân Tôn Toàn Quân và Trần Khâm Tộ tiến được xuống Hoa Đô (Bắc Giang, Bắc Ninh) bị chặn đánh cũng phải dừng lại không tiến được.
Đạo thủy quân tiến vào sông Bạch Đằng bị quân ta có trận địa hiểm yếu là bãi cọc ngầm đã chặn đánh quyết liệt.
Thủy quân Tống bị đánh thiệt hại nặng, phải lui quân. Đây là chiến thắng Bạch Đằng lần thứ hai trong lịch sử chiến tranh Việt Nam.
Hầu Nhân Bảo không nhận được tin tức của hai đạo quân kia, lại tổ chức đánh xuống Bình Lỗ.
Lê Hoàn đã bố trí trận địa mai phục lớn đợi giặc. Trận đánh diễn ra quyết liệt với thế chủ động của ta tại vùng Phù Lỗ (Sóc Sơn, Hà Nội). Quân Tống đại bại, bị tiêu diệt phần lớn, Hầu Nhân bảo cũng bị chết trận.
Đạo quân Tôn Toàn Hưng, Trần Khâm Tộ nghe được tin hai đạo quân bên phải, bên trái đều bị đánh bại, hoảng sợ vội rút chạy. Quân ta truy kích tiêu diệt phần lớn đạo quân này.
Cả ba đạo quân đều đại bại, vua Tống phải hạ lệnh bãi binh. Cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất thắng lợi góp phần củng cố nền độc lập dân tộc. Đất nước được yên hàn trong suốt gần một thế kỷ.
Kết quả:
Sau cuộc chiến này, Đại Tống chấp nhận xuống nước, thừa nhận Lê Hoàn là người cai trị Đại Cồ Việt.
Hai bên giao hảo, cứ 2 năm một lần Đại Cồ Việt triều cống Đại Tống còn Đại Tống ban sắc phong cho Lê Hoàn.
Nguyên nhân thắng lợi & ý nghĩa lịch sử:
* Nguyên nhân:
- Chiều đình nhà Đinh và thái hậu họ Dương sẵn sàng vì lợi ích dân tộc mà hi sinh lợi ích dòng họ để tạo thuận lợi cho cuộc kháng chiến.
- Do sức mạnh đoàn kết và ý chí quyết chiến bảo vệ độc lập của quân dân Đại Việt và sự chỉ huy mưu lược của Lê Hoàn.
* Ý nghĩa:
Đây là cuộc kháng chiến thắng lợi rất nhanh, rất lớn, đè bẹp ý chí xâm lược của quân Tống.
Nhân dân được sống trong cảnh yên bình, củng cố nền độc lập dân tộc.
1, Cuộc kháng chiến chống quân Tống thời Lý:
Nguyên nhân:
Vào những năm 70 của thế kỉ XI, trong lúc Đại Việt đang phát triển thì nhà Tống bước vào giai đoạn khủng hoảng.
Trước tình thế đó, Tể tướng Vương An Thạch đã khuyên vua Tống đem quân sang xâm lược nước ta.
Tiểu sử Lý Thường Kiệt:
Lý Thường Kiệt (1019-1105) người làng An Xá, huyện Quảng Đức. Đất huyện Quảng Đức nay thuộc Hà Nội.
Ông không phải là người họ Lý chính tông. Hầu hết các tài liệu cổ đều nói rằng Lý Thường Kiệt vốn người họ Ngô, tên húy là Tuấn. Sau vì có công, được vua sủng ái nên được ban quốc tính (tức được lấy theo họ của nhà vua).
Lý Thường Kiệt
Sử cũ chép rằng, lúc còn trai trẻ, ông là người có vẻ mặt “tươi đẹp lạ thường”, cho nên, năm 23 tuổi, được tuyển làm Hoàng Môn Chi Hậu, tức là một chức hoạn quan nhỏ ở trong triều.
Nhưng cũng từ đây, Lý Thường Kiệt bắt đầu một quá trình lâu dài và liên tục, tỏ cho thiên hạ thấy rằng, ông không phải chỉ có vẻ mặt “tươi đẹp lạ thường” mà còn có cốt cách và tài năng phi thường
Lý Thường Kiệt làm quan trải thờ ba đời vua là Lý Thái Tông (1028 – 1054), Lý Thánh Tông (1054 – 1072) và Lý Nhân Tông (1072 – 1127).
Từ một chức hoạn quan nhỏ, Lý Thường Kiệt được thăng dần đến chức Phụ Quốc Thái Phó, Dao Thụ Chư Trấn Tiết Độ, Đồng Trung Thư Môn Hạ, Thượng Trụ Quốc, hà Thái Úy, tước Khai Quốc Công và được nhận làm Thiên Tử Nghĩa Đệ (em kết nghĩa của Thiên Tử).
Diễn biến:
Giai đoạn thứ nhất:
Năm 1075, Thái úy Lý Thường Kiệt đã kết hợp với lực lượng quân đội của triều đình và lực lượng dân binh của các từ trưởng dân tộc ít người ở phía bắc, mở cuộc tập kích lớn trên đất Tống.
Giai đoạn thứ hai:
Cuối năm 1076 quân Tống tấn công nước ta bằng 2 cánh quân thủy bộ:
+ Quân bộ do Quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy gồm 10 vạn bộ binh tinh nhuệ, 1 vạn ngựa chiến, 20 vạn dân phu . Quân thủy do Hòa Mâu dẫn đầu .
+ Quân bộ vượt ải Nam Quan vào Lạng sơn bị Thân cảnh Phúc chặn đánh phải dừng lại ở bờ bắc sông Như Nguyệt , chờ quân thủy tiếp viện, nhưng quân thủy đã bị Lý kế Nguyên đánh bại .
Lược đồ đường tiến công của quân Tống (Mũi tên màu xanh )
Cuộc chiến trên sông Như nguyệt:
- Chờ mãi không thấy thủy quân đến, Quách Qùy cho đóng bè 2 lần vượt vượt sông,bị ta phản công , đẩy lùi chúng về bờ bắc
- Để khích lệ tinh thần chiến đấu của quân sĩ, Lý Thường Kiệt cho người vào đền bên sông ngâm bài thơ “Nam Quốc Sơn Hà”.
- Thất vọng, Quách Quỳ ra lệnh “Ai còn bàn đánh sẽ bị chém” và chuyển sang củng cố phòng ngự.Quân Tống mệt mỏi, , lương thảo cạn dần,chán nản, bị động
- Cuối xuân năm 1077, quân Lý Thường Kiệt, bất ngờ tấn công đánh mạnh vào trại giặc, quân Tống thua to ,tuyệt vọng phải chấp nhận giảng hòa và rút quân .
Lý Thường Kiệt với bài thơ Nam Quốc Sơn Hà
* Ý nghĩa:
-Cuộc chiến ở Như Nguyệt là trận đánh tuyệt vời trong lịch sử chống ngoại xâm .
-Nền độc lập tử chủ của Đại Việt được củng cố .
-Nhà Tống từ bỏ mộng xâm lược Đại Việt .
*Nguyên nhân thắng lợi:
-Tinh thần đoàn kết các dân tộc, tinh thần yêu nước,quyết chiến ,quyết thắng của nhân dân ta.
-Tinh thần chủ động, tích cực trong chiến lược, chiến thuật của vua tôi nhà Lý, tài chỉ huy của Lý Thường Kiệt.
Những người thực hiện:
- Nội dung: Nguyễn Hiền; Thảo Linh; Quỳnh Anh; Tuấn Minh, Tiến Duy. Tuấn Anh, Phan Hiền.
- Hình ảnh: Trần Thị Mai, Thu Phương, Huy Phương, Việt Hoàng, Quốc Đại
- Âm thanh, Ma-két : Minh Ngọc
Cảm ơn cô và tất cả các bạn đã theo dõi bài của tổ em.
Chúc cả lớp có một ngày học vui vẻ và thành công.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thu Nga
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)