Bài 19. Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỷ X-XV

Chia sẻ bởi Phan Hồng Nhung | Ngày 10/05/2019 | 38

Chia sẻ tài liệu: Bài 19. Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỷ X-XV thuộc Lịch sử 10

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG CÔ VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI
BÀI THUYẾT TRÌNH CỦA TỔ HAI
BÀI 30:
KHÁNG CHIẾN CHỐNG NGOẠI XÂM
(TỪ THẾ KỈ X ĐẾN THẾ KỈ XV)
( TIẾP )
MỤC TIÊU BÀI HỌC :
Biết được diễn biến cuộc kháng chiến

Nghệ thuật quân sự, tài chỉ huy cuộc kháng chiến

Nâng cao lòng tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc

Học được những phẩm chất cao đẹp của những bậc anh tài ngày trước
II. CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG TỐNG THỜI LÝ.
Cuộc kháng chiến chống Tống diễn ra vào khoảng thời gian nào ? Do ai chỉ huy ?
Cuộc kháng chiến diễn ra trong hai năm, từ năm 1075 đến 1077 do Lý Thường Kiệt chỉ huy
Vậy nguyên nhân, diễn biến và kết quả cuộc kháng chiến như thế nào ? Chúng ta hãy tìm hiểu nào !
A. NGUYÊN NHÂN
Sau gần 100 năm, nhà Tống hạ lệnh chuẩn bị gấp rút cuộc xâm lược Đại Việt theo đề nghị của Tể tướng Vương An Thạch.
Hãy chỉ ra nguyên nhân và mục tiêu xâm lược Đại Việt của nhà Tống ?


Nguyên nhân : Do nhà Tống gặp khó khăn trong nước cũng như vùng biên giới phía Bắc, cần đến một nguồn tài nguyên để tiếp tục xây dựng đất nước.


Mục tiêu: “Nếu thắng, thế Tống sẽ tăng, các nước Liêu, Hạ sẽ phải kiêng nể”
A. NGUYÊN NHÂN
SO SÁNH TÌNH HÌNH GIỮA ĐẠI VIỆT VÀ NHÀ TỐNG. TỪ ĐÓ HÃY SUY ĐOÁN TÌNH HÌNH NHÀ TỐNG ĐỐI ĐẦU VỚI ĐẠI VIỆT ?
Nhà Tống gặp phải bất lợi khi đối đầu với Đại Việt.
Suy yếu
Phát triển
B. DIỄN BIẾN VÀ KẾT QUẢ:
GIAI ĐOẠN 1: Đề ra chiến lược và thực hiện

Năm 1075, Lý Thường Kiệt phát động cuộc kháng chiến với chiến lược “Tiên phát chế nhân”

Lực lượng : dân binh của các dân tộc miền núi, quân sĩ

Địa điểm: châu Khâu, châu Liên, Ung Châu
Kết quả:Phá bỏ hoàn toàn lực lượng nhà Tống, phá hủy căn cứ quân sự, thành lũy của địch.
“Tiên phát chế nhân” – Trước hết phải chế ngự sức mạnh của quân địch.
GIAI ĐOẠN 2:Lui về phòng thủ,đợi giặc.

Năm 1077, 30 vạn quân Tống tràn sang nước ta. Quân ta trực tiếp đánh với quân nhà Tống

Lực lượng: tuyến phòng thủ chủ lực của quân Đại Việt

Địa điểm: bờ Bắc sông Như Nguyệt
(Sông Cầu – Bắc Ninh)

Kết quả: Quân Tống đại bại, rút quân về.
- Quân ta chủ động giảng hòa

Vậy tại sao quân ta lại chủ động giảng hòa trong khi đã giành thắng lợi ?
Mùa xuân năm 1077, Lý Thường Kiệt chủ động kết thúc chiến tranh bằng phương pháp thương lượng, giảng hòa vì:
Quân Tống là một nước lớn, Lý Thường Kiệt không muốn tổn hại danh dự của nước Tống

Tống – Đại Việt là hai nước láng giềng cho nên Lý Thường Kiệt muốn giữ mối hòa hiếu lâu dài

Nếu tiếp tục kháng chiến thì sẽ tổn hại đến sức người và sức của của hai nước

Thể hiện tinh thần nhân đao của cha ông ta trong lịch sử
C. NGHỆ THUẬT TÁC CHIẾN CỦA LÝ THƯỜNG KIỆT
Nắm vững và đánh giá đúng tình hình, tương quan so sánh lực lượng để đề ra kế sách tiến công táo bạo, giành thắng lợi.

2. Tạo lập tư tưởng, quyết tâm cho binh sĩ và sự ủng hộ của dân chúng nước địch đối với cuộc tiến công chiến lược.

3. Vận dụng linh hoạt các hình thức tác chiến tiêu diệt địch triệt phá những căn cứ quân sự, hậu cần cùng ý đồ xâm lược của nhà Tống
Tài dụng binh của Lí Thường Kiệt mang một nét nghệ thuật đặc sắc, đóng vai trò chủ đạo trong cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý
(1075 –1077)
BÀI THƠ TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG TỐNG THỜI LÝ
CẢM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ LẮNG NGHE BÀI THUYẾT TRÌNH CỦA TỔ 2
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Hồng Nhung
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)