Bài 19. Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỷ X-XV

Chia sẻ bởi Phạm Trà My | Ngày 10/05/2019 | 58

Chia sẻ tài liệu: Bài 19. Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỷ X-XV thuộc Lịch sử 10

Nội dung tài liệu:

Ba lần kháng chiến chống quân Mông Nguyên
(thế kỉ XIII)
Trường THPT Phạm Ngũ Lão
Phạm Thị Trà My__10C9
LẦN THỨ NHẤT (1258)
1. Âm mưu xâm lược Đại Việt của Mông Cổ

- Đầu thế kỷ XIII, nhà nước phong kiến Mông Cổ hùng mạnh, hiếu chiến với đội quân rất giỏi về chinh chiến, cưỡi ngựa, bắn cung được thành lập.

- Xâm chiếm Đại Việt để chiếm đóng, cai trị, làm bàn đạp để đánh lên phía Nam Trung Quốc, thực hiện kế hoạch gọng kìm tiêu diệt Nam Tống.

LẦN THỨ NHẤT (1258)
2. Sự chuẩn bị của nhà Trần
- Nhà Trần bắt giam sứ giả Mông Cổ, kiên quyết chống giặc.
- Ban hành lệnh sắm sửa vũ khí.
- Quân đội, dân binh được thành lập và ngày đêm luyện tập.
LẦN THỨ NHẤT (1258)
3. Diễn biến và kết quả
LẦN THỨ NHẤT (1258)
- Tháng 1-1258, 3 vạn quân Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy tiến vào nước ta theo đường sông Thao qua Bạch Hạc đến Bình Lệ Nguyên và bị chặn lại, sau đó tiến vào Thăng Long.
- Nhà Trần thực hiện kế “ Vườn không nhà trống” khiến cho giặc thiếu lương thực rơi vào thế bị động.
- Ta mở cuộc phản công lớn ở Đông Bộ Đầu.
- Ngày 29-1-1258 quân Mông Cổ rút khỏi Thăng Long chạy về nước.
=> Quân Mông Cổ thất bại hoàn toàn.
LẦN THỨ NHẤT (1258)
Lược đồ diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần thứ nhất
LẦN THỨ HAI (1285)
1. Âm mưu xâm lược của nhà Nguyên
- Xâm lược Champa và Đại Việt để làm cầu nối thôn tính các nước ở phía Nam Trung Quốc.

- 1283 cho quân đánh Champa trước để làm bàn đạp tấn công vào Đại Việt nhưng thất bại.
LẦN THỨ HAI (1285)
2. Nhà Trần chuẩn bị kháng chiến
- Vua Trần triệu tập hội nghị ở Bình Than bàn kế hoạch đánh giặc, cử Trần Quốc Tuấn chỉ huy cuộc chiến.
- 1285 mở Hội Nghị Diên Hồng ở Thăng Long để bàn cách đánh giặc. Các bô lão đều đồng lòng một mời: “ Đánh! Đánh! Đánh!”
- Tổ chức tập trận, duyệt binh ở Đông Bộ Đầu, trấn giữ nơi hiểm yếu, quân sĩ thích vào cánh tay hai chữ “Sát thát ” .
LẦN THỨ HAI (1285)
3. Diễn biến
- 1/1285: 50 vạn quân Nguyên do Thoát Hoan chỉ huy vào xâm lược nước ta.
- Quân ta sau khi chiến đấu anh dũng ở biên giới,thế giặc mạnh ,Trần Hưng Đạo rút quân về Vạn Kiếp. Vua Trần hỏi Trần Hưng Đạo có nên hàng không? Và được trả lời: “Nếu bệ hạ muốn hàng giặc xin hãy chém đầu thần trước rồi hãy hàng”. => Thể hiện ý chí quyết chiến quyết thắng.
- Quân ta tiếp tục rút về Thăng Long, Thiên Trường để bảo toàn lực lượng. Để bảo vệ cho cuộc rút quân chẳng may tướng Trần Bình Trọng bị giặc bắt.
LẦN THỨ HAI (1285)
Khi giặc hỏi : “Có muốn làm vương nước Nam không ?”, ông trả lời: “Ta thà làm ma nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc”, giặc biết không khuyến dụ ông được nên đem ông ra chém.
=> Thể hiện lòng yêu nước sâu sắc.
Tướng Trần Bình Trọng bị bắt
LẦN THỨ HAI (1285)
- Thực hiện kế hoạch “Vườn không nhà trống”.
- Cùng lúc Toa Đô từ Champa đánh ra Nghệ An, Thanh Hóa, quân Thoát Hoan mở cuộc tấn công xuống phía nam nhằm tạo thế gọng kìm để tiêu diệt quân ta, nhưng thất bại, phải rút về Thăng Long và lâm vào tình trạng thiếu lương thực trầm trọng.
- 5/1285 lợi dụng thời cơ Trần Hưng Đạo phản công đánh bại quân giặc ở nhiều nơi như Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương và giải phóng được Thăng Long.

“ Chương Dương cướp giáo giặc
Hàm Tử bắt quân thù
Thái bình nên gắng sức
Non nước ấy nghìn thu.”
_Tụng giá hoàn kinh sư_Trần Quang Khải
LẦN THỨ HAI (1285)
Lược đồ diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần thứ hai
LẦN THỨ HAI (1285)
4. Kết quả
- 50 vạn quân giặc phần chết phần còn lại tháo chạy về nước.
- Toa Đô bị chém đầu tại Tây Kết.
- Thoát Hoan rút khỏi Thăng Long, đến Vạn Kiếp bị quân ta mai phục, Thoát Hoan phải chui vào ống đồng chạy về nước.
LẦN THỨ BA (1287-1288)
1. Hoàn cảnh
- Sau hai lần bị thất bại, Hốt Tất Liệt xâm lược nước ta lần thứ ba để trả thù, chứng tỏ uy thế của nước lớn.
Gồm: + 30 vạn quân do Thoát Hoan chỉ huy theo đường bộ
+ 600 chiến thuyền do Ô Mã Nhi hộ tống đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ.
=> Lần này lương thực đầy đủ hơn , quân đội nhiều và mạnh hơn, nhiều tướng giỏi, chú trọng đến thủy binh hơn so với lần trước.
- Nhà Trần khẩn trương chuẩn bị kháng chiến, Trần Hưng Đạo làm Tiết chế , chỉ huy kháng chiến
LẦN THỨ BA (1287-1288)
2. Diễn biến
- 12/1287 quân Nguyên ồ ạt tấn công Đại Việt, cánh quân do Thoát Hoan chỉ huy tiến đánh Lạng Sơn, Bắc Giang, cho quân chiếm đóng Vạn Kiếp.
- Ô Mã Nhi chỉ huy thủy quân tiến vào nước ta, ngược lên sông Bạch Đằng phối hợp cùng Thoát Hoan.
LẦN THỨ BA (1287-1288)
* Chiến thắng Vân Đồn tiêu diệt đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ
- Trần Khánh Dư cho quân mai phục ở Vân Đồn đợi đoàn thuyền lương của địch.
- Khi đoàn thuyền lương của địch đi qua bị quân ta từ nhiều phía đánh ra dữ dội phần lớn thuyền lương bị đắm, số còn lại bị quân ta chiếm.

LẦN THỨ BA (1287-1288)
* Chiến thắng Bạch Đằng
- Cuối tháng 1/1288 Thoát Hoan tiến vào chiếm đóng Thăng Long nhưng bị rơi vào thế bị động, binh lính hoang mang.
- Quân ta bố trí, mai phục giặc trên sông Bạch Đằng.
- 4/1288 Đoàn thuyền của Ô Mã Nhi rút về theo sông Bạch Đằng, ta nhử giặc vào sâu trong bãi cọc khi triều lên.
- Lúc nước rút thuyền địch xô vào cọc và bị quân ta đánh từ 2 bên bờ. Giặc chết vô số, Ô Mã Nhi bị bắt sống.
- Cánh quân bộ do Thoát Hoan chỉ huy vội vàng rút lui về nước trong tình trạng thất bại.
=> Quân ta toàn thắng.
LẦN THỨ BA (1287-1288)
Lược đồ diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần thứ ba
Nguyên nhân thắng lợi:
- Được tất cả các tầng lớp nhân dân ủng hộ và tích cực tham gia kháng chiến
- Nhà Trần đã chuẩn bị chu đáo về mọi mặt
- Tinh thần hy sinh của toàn dân đặc biệt là của quân đội nhà Trần.
- Đường lối chiến lược đúng đắn, sáng tạo.
- Sự lãnh đạo tài tình của các tướng lĩnh nhà Trần.
Ý nghĩa lịch sử:
- Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Nguyên, bảo vệ độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ.
- Góp phần xây đắp truyền thống quân sự Việt Nam.
- Để lại bài học quý giá: chăm lo sức dân, tạo sự đoàn kết toàn dân, dựa vào dân đánh giặc.
- Ngăn chặn các cuộc xâm lược của quân Nguyên đối với các nước khác.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Trà My
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)