Bài 19. Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (Từ năm 1858 đến trước năm 1873)
Chia sẻ bởi Hoàng Minh Phương |
Ngày 10/05/2019 |
117
Chia sẻ tài liệu: Bài 19. Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (Từ năm 1858 đến trước năm 1873) thuộc Lịch sử 11
Nội dung tài liệu:
Nhiệt liệt chào mừng các thầy cô giáo về dự giờ Lịch Sử cùng tập thể lớp 11A7
Phần ba : Lịch sử Việt Nam (1858 - 1918)
Chương I : Việt Nam từ 1858 đến cuối thế kỉ XIX
Bài 19: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (từ 1858 đến trước năm 1873)
I- Liên quân Pháp -Tây Ban Nha xâm lược Việt Nam .
1.Tình hình Việt Nam giữa thế kỉ XIX-trước khi thực dân Pháp xâm lược:
* Chính trị: Chế độ Phong kiến nhà Nguyễn đã bước vào khủng hoảng, suy yếu trầm trọng.
* Kinh tế :
- Nông nghiệp sa sút nghiêm trọng :
+ Đất đai tập trung vào tay địa chủ.
+ Đê điều không được chăm sóc.
+ Nạn mất mùa đói kém liên miên.
- Công - thương nghiệp bị đình đốn do :
+ Xu hướng đọc quyền công thương của nhà nước.
+ Nhà Nguyễn thi hành chính sách "Bế quan toả cảng."
* Quân sự: lạc hậu.
* Đối ngoại : Sai lầm do thực hiện " cấm đạo", giết những người theo đạo.
* Xã hội: Mâu thuẫn giữa địa chủ với nông dân diễn ra gay gắt, khởi nghĩa của nông dân chống triều đình diễn ra khắp nơi.
2. Thực dân Pháp ráo riết chuẩn bị xâm lược Việt Nam:
Câu hỏi nhóm 1:
Những sự kiện nào chứng tỏ thực dân Pháp đã ráo riết chuẩn bị xâm lược Việt Nam từ rất sớm ?
Câu hỏi nhóm 2:
Nguyên nhân sâu xa và duyên cớ của Pháp xâm lược Việt Nam?
* Những sự kiện chứng tỏ thực dân Pháp ráo riết xâm lược Việt Nam:
- Thực dân Pháp đã nhòm ngó và có ý định xâm lược Việt Nam từ rất sớm, thông qua hội truyền giáo Kitô ở nước ngoài.
- Lợi dụng sự cầu cứu của Nguyễn ánh muốn đánh bại nhà Tây Sơn, năm 1787 Bá Đa Lộc giúp tư bản Pháp can thiệp vào Việt Nam bằng hiệp ước Véc xai.
- Năm1857,Napôlêông III lập Hội đồng Nam Kì để bàn cách can thiệp vào Việt Nam ,tích cực chuẩn bị đánh chiếm Việt Nam.
=>Như vậy:
*Nguyên nhân sâu xa: Pháp xâm lược Việt Nam xuất phát từ nhu cầu phát triển kinh tế TBCN đòi hỏi phải có nhiều tài nguyên, thị trường và nhân công.
* Duyên cớ xâm lược: Pháp lấy cớ nhà Nguyễn thi hành chính sách cấm đạo,đóng cửa và không nhận trả lời quốc thư của nước Pháp.
II.Thùc d©n Ph¸p x©m lîc ViÖt Nam vµ cuéc kh¸ng chiÕn chèng Ph¸p cña nh©n d©n §µ N½ng, Gia §Þnh (1858 - 1860)
B.Đ Sơn Trà
(1-9-1858)
Gia Định
Đà Nẵng
Cửa Đa Lạt
Cửa Thuận An
Bài tập củng cố
* Hãy chọn chỉ một chữ cái in hoa trước câu trả lời đúng:
1. Chính sách cai trị đất nước dưới triều Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX là:
"Trọng nông ức thương" và "bế quan toả cảng".
Duy trì Nho giáo làm nền tảng tư tưởng.
Cấm đạo và giết những người theo đạo.
Tất cả các chính sách trên.
Đáp án đúng: D
2. Giữa thế kỉ XIX Việt Nam là:
Quốc gia phong kiến độc lập có chủ quyền. C. Là thuộc địa của Pháp.
Là thuộc địa của Tây Ban Nha. D. Phụ thuộc vào Pháp.
Đáp án đúng: A
3. Vào giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Việt Nam đang trong tình trạng:
Phát triển nhanh chóng.
Khủng hoảng suy yếu nghiêm trọng.
ổn định.
Có nền công-thương nghiệp phát triển.
Đáp án đúng: B
4. Nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược Việt Nam là để:
Giúp Nguyễn ánh đánh bại Tây Sơn.
Mở rộng thị trường.
Khai hoá văn minh cho triều Nguyễn.
Truyền đạo.
Đáp án đúng: B
5. Duyên cớ để thực dân Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam là do:
Vương triều Tây Sơn sụp đổ.
Vua Tự Đức mất.
Lực lượng giáo dân ủng hộ.
Nhà Nguyễn cấm đạo Thiên Chúa.
Đáp án đúng: D
6. Thời gian liên quân Pháp-Tây Ban Nha bị cầm chân tại bán đảo Sơn Trà là:
4 tháng. C. 6 tháng.
5 tháng. D. 7 tháng.
Đáp án đúng: B
7. Kế hoạch "đánh nhanh thắng nhanh" bị thất bại sau lần Pháp tấn công:
Gia Định.
Đà Nẵng.
Miền Đông.
Miền Tây.
Đáp án đúng: B
8. Người chỉ huy quân ta chống lại thực dân Pháp ở Gia Định là:
Nguyễn Tri Phương. C. Nguyễn Hữu Huân.
Trương Định. D. Võ Duy Dương.
Đáp án đúng : A
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hoàng Minh Phương
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)