Bài 19. Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (Từ năm 1858 đến trước năm 1873)

Chia sẻ bởi Lê Thị Phượng Linh | Ngày 10/05/2019 | 110

Chia sẻ tài liệu: Bài 19. Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (Từ năm 1858 đến trước năm 1873) thuộc Lịch sử 11

Nội dung tài liệu:

II. Cuoäc khaùng chieán choáng Phaùp ôû Gia Ñònh vaø caùc tænh mieàn Ñoâng Nam Kì töø naêm 1859 ñeán naêm 1862
- Không thể chiếm được Đà Nẵng, Pháp quyết định đưa quân vào Gia Định
- Ngày 9-2-1859, Pháp tới Vũng Tàu
- Ngày 16-2-1859, quân Pháp mới tới được Gia Định
- Ngày 17-2-1859, Pháp tiến đánh vào thành ? Quân triều tan rã nhanh chóng nhưng các đội dân binh chiến đấu rất dũng cảm
1/ Kháng chiến ở Gia Định
Sau khi thất bại ở Đà Nẵng, thực dân
tiếp tục thực hiện âm mưu gì? Và mở
rộng cuộc xâm lược Việt Nam như thế nào?
Cuộc kháng chiến của nhân dân ta và
thái độ của triều đình nhà Nguyễn?
Tại sao Pháp lại đánh vào Gia Định mà không đánh ra Bắc Kì?
- Gia Định xa Trung Quốc sẽ tránh được sự can thiệp của nhà Thanh.
- Xa kinh đô Huế sẽ tránh được sự canh thiệp của Triều đình.
- Chiếm được Gia Định là chiếm được vựa lúa gây khó khăn cho triều đình nhà Nguyễn.
- Chiếm xong Gia Định, sẽ theo đường sông Cửu Long, đánh sang Cămpuchia, làm chủ lưu vực MêKông.
Thành Gia Định
Quân Pháp đánh chiếm
thành Gia Định
- Quân Pháp dùng thuốc nổ phá thành, đốt trụi mọi kho tàng và rút xuống tàu chiến
- Kế họach "đánh nhanh thắng nhanh" thất bại ? chuyển sang kế hoạch "chinh phục từng gói nhỏ"
- Từ tháng 3-1860, Nguyễn Tri Phương được lệnh từ Đã Nẵng vào Gia Định. Ông huy động lực lượng quân và dân xây dựng đại đồn Chí Hòa
- Ngày 23-3-1860, Pháp rút toàn bộ số quân ở Đà Nẵng vào Gia Định nhưng chỉ có 1000 quân Pháp ở Gia Định.
- 1000 quân này vẫn an toàn ngay bên phòng tuyến của quân ta
- Không bị động như quân triều đình, Dương Bình Tâm lãnh đạo đánh đồn Chợ Rẫy (7-1860)
? Pháp bị sa lầy ở Đà Nẵng và Gia Định, rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan
Triều định nhà Nguyễn có sự phân hóa tư tưởng chủ hòa
- Với điều ước Bắc Kinh (25-10-1860), Pháp kéo về Gia Định, tiếp tực mở rộng xâm lựơc
- Ngày 23-2-1861, Pháp tấn công Đại đồn Chí Hòa
- Ngày 12-4-1861, Pháp chiếm Định Tường
- Ngày 18-12-1861, Pháp chiếm Biên Hòa
- Ngày 23-3-1862, Pháp chiếm Vĩnh Long
- Các cuộc kháng chiến của nhân dân ta càng phát triển mạnh hơn với các nghĩa quân của Trương Định, Trần Thiện Chính, Lê Huy,...
- Ngày 10-12-1861, đội quân Nguyễn Trung Trực đánh chìm tàu Ét-pê-răng của địch trên sông Vàm Cỏ Đông
- Ngày 5-6-1862, triều đình Huế với Pháp kí Hiệp ước Nhâm Tuất
2/ Kháng chiến lan rộng ra các tỉnh miền Đông Nam Kì.
Hiệp ước 5-6-1862
Đại đồn Chí Hòa
III. Cuộc kháng chiến của nhân dân Nam Kì sau Hiệp ước1862
1/ Nhân dân ba tỉnh miền Đông tiếp tục kháng chiến sau
Hiệp ước 1862
- Thực hiện điều đã cam kết trong Hiệp ước, triều đình Huế ra lệnh giải tán các nghĩa binh ở Gia Định, Định Tường, Biên Hòa. Nhưng phong trào chống Pháp vẫn tiếp diễn
- Phong trào "tị địa" diễn ra sôi nổi khiến quân Pháp gặp nhiều khó khăn trong việc quản lí và tổ chức
- Cuộc khởi nghĩa Trương Định giành được nhiều thắng lợi gây cho Pháp nhiều khó khăn
- Sau Hiệp ước 1862, triều đình hạ lệnh Trương Định bãi binh, nhưng đựơc sự ủng hộ của nhân dân, ông đã phất cao lá cờ "Bình Tây Đại nguyên soái"
- Nghĩa quân ra sức xây dựng cộng sự, rèn đúc vũ khí, liên kết lực lượng, đẩy mạnh đánh địch ở nhiều nơi

Nghĩa quân của Trương Đinh ở Gò Công
- Ngày 28-2-1863, Pháp mở cuộc tấn công quy mô vào căn cứ Tân Hòa. Sau 3 ngày, nghĩa quân rút lui bảo toàn lực lượng và xây dựng căn cứ mới ở Tân Phước.
- Ngày 20-8-1864, Pháp mở cuộc tấp kích vào căn cứ Tân Phước
- Nghĩa quân chống trả quyết liệt. Sau khi bị thương nặng,Trương Định tự sát
- Sau khi chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kì, Pháp bắt tay vào việc tổ chức bộ máy cai trị và chuẩn bị mở rộng phạm vi chiếm đóng
- Năm 1863, Pháp áp đặt nền bảo hộ lên Cam-pu-chia, vu cáo triều đình Huế vi phạm các điều trong Hiệp ước, nên yêu cầu triều đình giao cho chúng quyền kiểm soát ba tỉnh miền Tây Nam Kì
- Lợi dụng sự bạc nhược của triều đình, ngày 20-6-1867, Pháp kéo đến Vĩnh Long, ép Phan Thanh Giản nộp thành không điều kiện và khuyện ông viết thư cho quan quân ở An Giang và Hà Tiên nộp vũ khí hạ thành
- Trong vòng 5 ngày, Pháp đã chiếm được ba tỉnh miền Tây Nam Kì
2/ Thực dân Pháp chiếm ba tỉnh miền tây Nam Kì
- Phong trào kháng chiến trong nhân dân tiếp tục dâng cao:
+ Trương Quyền đưa quân lên Tây Ninh lập căn cứ và liên lạc với Pu-côm-bô tổ chức chống Pháp
+ Năm 1867, căn cứ Ba Tri (Bến Tre) do Phan Tôn, Phan Liêm lãnh đạo
+ Nguyễn Trung Trực lập căn cứ ở Hòn Chông (Rạch Giá)
+ Nguyễn Hữu Huân bị đày ở hải đảo, khi được thả về tiếp tục chống Pháp...

3/ Nhân dân ba tỉnh miền Tây chống Pháp
- Trong điều kiện khó khăn hơn so với Nam Kì, phong trào kháng chiến ở ba tỉnh miền Tây diễn ra sôi nổi và bền bỉ nhưng vẫn bị đàn áp và thất bại vì tương quan lực lượng quá chênh lệch và vũ khí thô sơ
? Cuộc kháng chiến của nhân dân Nam Kì nói chung, của nhân dân ba tỉnh miền Tây nói riêng, là những biểu hiện cụ thể, sinh động lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất chống ngoại xâm của nhân dân ta
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Phượng Linh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)