Bài 19. Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (Từ năm 1858 đến trước năm 1873)

Chia sẻ bởi Nguyễn Ngọc Lan | Ngày 10/05/2019 | 54

Chia sẻ tài liệu: Bài 19. Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (Từ năm 1858 đến trước năm 1873) thuộc Lịch sử 11

Nội dung tài liệu:

Chương I.
VIỆT NAM TỪ NĂM 1858 ĐẾN CUỐI THẾ KỈ XIX
Bài 19.
Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược
(Từ 1858-1873)
Mục tiêu bài học: Học xong bài này, học sinh cần:
Thấy được tình trạng khủnghoảng trầm trọng tất cả các mặt kinh tế, chính trị, xã hội của chế độ phong kiến Việt Nam vào nửa cuối thế kỉ XIX
Biết được thực dân Pháp dựa vào sức mạnh quân sự của mình và lợi dụng sự nhu nhược của triều đình phong kiến nhà Nguyễn để thôn tính Việt Nam
Phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân diễn ra quyết liệt, bền bỉ, gây nhiều khó khăn cho Pháp, thể hiện rõ mục đích chống Pháp, sau đó là chống cả phong kiến đầu hàng
I. Liên quân Pháp- Tây Ban Nha xâm lược Việt Nam. Chiến sự ở Đà Nẵng năm 1858
1. Tình hình Việt Nam đến giữa thế kỉ XIX trước khi thực dân Pháp xâm lược
Tình hình Việt Nam giữa thế kỉ XIX có đặc điểm gì nổi bật
Tình hình Việt Nam vào giữa thế kỉ XIX:
Kinh tế: công nông nghiệp sa sút, mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa không có điều kiện phát triển
Quân sự lạc hậu: chính sách đối ngoại có những sai lầm
Triều đình phong kiến bảo thủ lạc hậu
Mâu thuẫn xã hội lên cao, khởi nghĩa nông dân nổ ra khắp nơi
Kết quả: đất nước lâm vào khủng hoảng trầm trọng, suy yếu, mâu thuẫn xã hội gay gắt, nguy cơ bị các nước thực dân phương Tây xâm lược
2. Thực dân Pháp ráo riết chuẩn bị xâm lược Việt Nam
Nguyên nhân:
Giáo viên chia lớp làm hai nhóm thảo luận:
Nhóm 1: Tìm hiểu nguyên nhân khiến Pháp đẩy mạng quá trình xâm lược Việt Nam
Nhóm 2: Tìm hiểu những hành động chuẩn bị can thiệp của thực dân Pháp
Nhu cầu về thị trường, nguyên liệu của chủ nghĩa tư bản Pháp đang trong quá trình phát triển
Việt Nam là nước có vị trí chiến lược quan trọng, có tài nguyên thiên nhiên phong phú
Sự cạnh tranh giữa các nước tư bản phương Tây đang tranh giành thuộc địa
Chuẩn bị của thực dân Pháp:
Thông qua hoạt động của các giáo sĩ Pháp.
Lợi dụng mối quan hệ trong lịch sử với Nguyễn Ánh đã từng cầu cứu Bá Đa Lộc là một giáo sĩ Pháp năm 1787.
Năm 1857, Napôlêông lập Hội đồng Nam Kì bàn cách can thiệp và xâm lược Việt Nam.
3. Chiến sự ở Đà Nẵng
Ngày 1-9-1858, liên quân Pháp- Tây Ban Nha nổ súng xâm lược nước ta ở bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng) thực hiện âm mưu đánh nhanh thắng nhanh
Âm mưu: chiếm Đà Nẵng làm bàn đạp tấn công ra Huế, buộc triều đình Huế đầu hàng, nhanh
Ngay từ đầu , nhân dân đã sát cánh cùng triều đình chống giặc quyết liệt, thực hiện “vườn không nhà trống” làm thất bại âm mưu của Pháp
II. Cuộc kháng chiến chống Pháp ở Gia Định và các tỉnh miền Đông Nam Kì từ năm 1859- 1862
1. Kháng chiến ở Gia Định
Vì sao sau khi thất bại ở Gia Định, thực dân Pháp lại chuyển hướng tấn công vào Gia Định?
Gia Định là vựa lúa chiến lược của cả nước.
Đây là nơi có vị trí chiến lược quan trọng,
từ Gia định có thể sang Campuchia một cách dễ dàng.
Nơi đây xa triều đình và sự quản lí của chính quyền lỏng lẻo,
dễ chiếm đóng
Ngày 9- 2- 1859, Pháp kéo vào Gia Định nhằm chiếm vùng đất Nam Kì giàu có, uy hiếp Campuchia, chiếm lưu vực sông Mêkông. Đến 17/2, Pháp chiếm được thành.
Từ 1860, Pháp gặp khó khăn ở Gia Định, phải ngừng mở cuộc tấn công
Nhà Nguyễn chống cự yếu ớt rồi tan rã. Triều đình cử Nguyễn Tri Phương vào giữ Gia Định nhưng ông không đánh giặc mà lại lo xây Đại đồn Chí Hòa
Ngay từ đầu, nhân dân Gia Định chiến đấu rất dũng cảm, gây khó khăn cho Pháp, làm thất bại kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh” của chúng
2. Kháng chiến lan rộng ra các tỉnh miền Đông Nam Kì. Hiệp ước 5-6-1862
Sau khi kí với Trung Quốc Điều ước Bắc Kinh (25-10-1860), thực dân Pháp tập trung lực lượng mở rộng việc đánh chiếm nước ta
Ngày 23- 2- 1861, quân Pháp tấn công Đại đồn Chí Hòa
Tháng 4- 1861, chiếm Định Tường.
Tháng 12- 1861, chiếm Biên Hòa.
Tháng 3- 1862, chiếm Vĩnh Long.
Phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân lên cao, tiêu biểu là hoạt động của các tóan nghĩa quân của Trương Định, Trần Cung. Đặc biệt là chiến công đốt cháy tàu địch trên sông Vàm Cỏ của nghĩa quân Nguyễn Trung Trực (10-12-1861).
Ngày 5-6-1862, triều đình nhà Nguyễn kí Hiệp ước Nhâm Tuất, chấp nhận bồi thường chiến phí và dâng 3 tỉnh miền Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn cho Pháp. Đây là bản Hiệp ước bán nước đầu tiên nhà Nguyễn kí với thực dân Pháp
Back
Back
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Ngọc Lan
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)