Bài 19. Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (Từ năm 1858 đến trước năm 1873)

Chia sẻ bởi Phạm Đình Nghị | Ngày 10/05/2019 | 47

Chia sẻ tài liệu: Bài 19. Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (Từ năm 1858 đến trước năm 1873) thuộc Lịch sử 11

Nội dung tài liệu:

Chương I. Việt Nam từ năm 1858 đến cuối thế kỉ XIX.
BÀI 19.
NHÂN DÂN VIỆT NAM KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP XÂM LƯỢC (Từ năm 1858 đến trước năm 1873).
CÂU HỎI NHẬN THỨC:
1. Nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược nước ta là gì?
2. Dã tâm xâm lược của tư bản Pháp? Trong quá trình thực hiện âm mưu đó, Pháp đã chuyển từ kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” sang kế hoạch “chinh phục từng gói nhỏ” bằng việc chiếm 6 tĩnh Nam Kì như thế nào? Thái độ của nhà Nguyễn trước sự xâm lược của thực dân Pháp ra sao ?
3. Ý thức kháng chiến bảo vệ nền độc lập dân tôc của nhân dân ta được thể hiện như thế nào?
PHẦN 3 : LỊCH SỬ VIỆT NAM (1858 – 1918)
(Tiếp theo Bài 19 tiết 2)
Vi sao Pháp chọn Đà Nẵng làm điểm mở đầu cho cuộc xâm lược Việt Nam? Nêu diễn biến, kết quả ở chiến sự Đà Nẵng?
Lược đồ quá trình xâm lược VN của Pháp và cuộc kháng chiến của nhân dân VN từ 1858 đến 1884
Lược đồ quá trình xâm lược VN của Pháp và cuộc kháng chiến của nhân dân VN từ 1858 đến 1884
MỘT GÓC CỦA KINH THÀNH HUẾ
HẢI CẢNG ĐÀ NẴNG THẾ KỈ XIX
BÀI 19.
NHÂN DÂN VIỆT NAM KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP XÂM LƯỢC (Từ năm 1858 đến trước năm 1873).
I. Tình hình Việt Nam đến giữa thế kỉ XIX trước khi thực dân Pháp xâm lược.
II. Chiến sự ở Đà Nẵng và cuộc kháng chiến chống Pháp ở Gia Định.
III. Thực dân Pháp mở rộng đánh chiếm Nam Kì. Hiệp ước Nhâm Tuất 5/6/1862. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta ở Nam Kì.
Dựa vào SGK, Em hãy hoàn thành bảng kiến thức sau:


Sau khi kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” bị thất bại ở Đà Nẵng . Pháp đưa quân đánh chiếm Gia Định với mục đích gì ?
Nêu diễn biến, kết quả ?
Lược đồ quá trình xâm lược VN của Pháp và cuộc kháng chiến của nhân dân VN từ 1858 đến 1884

SÚNG THẦN CÔNG THỜI NHÀ NGUYỄN
Câu hỏi kiểm tra bài cũ:
Mặt trận
Miền Đông Nam Kì từ 1861-1862
Miền Đông Nam Kì Sau Hiệp Ước Nhâm Tuất 1862
Pháp Chiếm 3 Tỉnh Miền Tây Nam Kì
a) Sự xâm lược và âm mưu của Pháp
b) Thái độ của triều đình
C) Cuộc kháng chiến của nhân dân ta chống thực dân Pháp
Ngày 23/2/1861, quân Pháp đánh và chiếm đại đồn Chí Hòa.
Sau đó chiếm luôn 3 tĩnh Miền Đông Nam Kì: Gia Định, Định Tường, Biên Hòa.
- Giữa lúc phong trào kháng chiến của nhân dân dâng cao, triều đình đã kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất (5/6/1862) : Nội dung cắt 3 tỉnh Miền Đông Nam Kì cho Pháp và chịu nhiều điều khoản nặng nề khác (SGK)
Kháng chiến phát triển mạnh mẽ, lập nhiều công lớn.
Trận đánh lớn: Ngày 10/12/1861 nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đánh chìm tàu chiến của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông. Làm nức lòng quân dân, khiến giặc Pháp hoảng sợ.
- Pháp dừng các cuộc thôn tính để thực hiện âm mưu bình định 3 tỉnh Miền Tây Nam Kì.
- Thực hiện những điều cam kết với Pháp trong hiệp ước 1862. Triều đình ra lệnh giải tán nghĩa binh chống Pháp ở các tỉnh: Gia Định, Định Tường, Biên Hòa.
Mặc cho nhà Nguyễn đầu hàng.Phong trào chống Pháp của nhân dân 3 tỉnh Miền Đông vẫn diễn ra sôi nỗi, mạnh mẽ.
Lãnh đạo: là các sĩ phu yêu nước.
Nhiệm vụ : chống thực dân và P/Kiến.
+ Cuộc khởi nghĩa của Trương Định gây cho Pháp nhiều thiệt hại lớn.
+ Ngày 20/8/1864, Pháp tập kích bất ngờ căn cứ Tân Phước. Trương Định hy sinh. Kháng chiến thất bại.
20/6/1867, Pháp kéo đến thành Vĩnh Long ép buộc Phan Thanh Giản phải nộp thành không điều kiện.
Tiếp đó Pháp chiếm gọn 3 tỉnh Miền Tây nam Kì: Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên mà không tốn một viên đạn.
- Thái độ thỏa hiệp và yếu hèn của Triều đình Huế đi ngược lại với ý chí, truyền thống của dân tộc, của Tổ tiên . Khiến nhân dân bất bình, phản đối hành động bán nước của Nhà Nguyễn. Tạo cơ hội cho Pháp xâm lược toàn bộ nước ta.
Phong trào k/chiến tiếp tục dâng cao.
Lãnh đạo: các văn thân, sĩ phu yêu nc.
Các phong trào lớn: Trương Quyền, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân... lảnh đạo
Kết quả: do lực lượng chênh lệch, vũ khí hô sơ nên phong trào bị đàn áp và thất bại.
+ Ý nghĩa : Nêu cao tấm gương sáng chói, bất khuất về lòng yêu nước và chống giặc ngoại xâm.của nhân dân ta.
23-2-1861
Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt tàu chiến Pháp
(10/12/1861)
TRƯƠNG ĐỊNH NHẬN PHONG SOÁI
Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp đại diện cho triều đình Huế ký Hiệp ước 5/6/1862
Đánh giá thế nào về Hiệp ước Nhâm Tuất và triều đình nhà Nguyễn?
- Đây là bản hiệp ước bất bình đẳng, đánh mất một phần chủ quyền độc lập dân tộc, chứng tỏ thái độ hèn nhát, thỏa hiệp của triều đình bước đầu đã đầu hàng bọn thực dân cướp nước, gây bất bình trong nhân dân và các sĩ phu yêu nước.
=> Hậu quả: tạo điều kiện cho thực dân Pháp có cơ hội để thực hiện dã tâm xâm lược toàn bộ nước ta.
CỦNG CỐ BÀI HỌC:
Từ sau năm 1862, phong trào kháng chiến của nhân Nam Kì có điểm gì mới?
- Độc lập với triều đình.
Vừa chống Pháp, vừa chống phong kiến đầu hàng => “Dập dìu trống đánh cờ xiêu, Phen này quyết đánh cả Triều lẫn Tây”.
- Phong trào diễn ra sôi nỗi, rộng khắp với đông đảo nhân dân tham gia. Tuy chưa dành được thắng lợi nhưng đã khiến kẻ thù phải lo sợ.
Đánh giá tinh thần chống Pháp của vua quan triều Nguyễn từ 1858-1873?
- Triều đình tổ chức kháng chiến chống Pháp ngay từ đầu, song đường lối kháng chiến nặng về phòng thủ, thiếu chủ động tấn công, ảo tưởng đối với thực dân Pháp, bạc nhược trước những đòi hỏi của Pháp.
Câu 1: Nơi mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam?
a. Sài Gòn – Gia Định.
c. Bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng).
b. Huế
d. Thuận An.
c. Bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng).
Câu 2: Nối nhân vật và sự kiện:
Trương Định
Nguyễn Trị Phương
Nguyễn Trung Trực
Phan Thanh Giản
“ Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây”
Giao nộp thành Vĩnh Long cho Pháp.
Được phong Bình Tây Đại nguyên soái.
Chỉ huy quân triều đình chống Pháp ở Đà Nẵng.
Câu 3: Chiếc tàu Ét-pê-răng (Hi vọng) của giặc Pháp bị đốt cháy trên sông Vàm Cỏ Đông ngày 10 – 12 – 1761 là chiến công của
A. cá nhân Nguyễn Trung Trực
B. quân đội triều đình nhà Nguyễn
C. nghĩa quân Nguyễn Trung Trực
D. cha con Trương Định
Câu 4: Người khảng khái chửi vào mặt kẻ thù “Bao giờ Tây nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây” là câu nói của

A.Nguyễn Trung Trực
B.Phan Tôn
C.Nguyễn Trường Tộ
C.Phan Liêm
Câu 5: Hiệp ước Nhâm Tuất được kí vào
ngày 5 tháng 5 năm 1861
ngày 5 tháng 6 năm 1862
ngày 4 tháng 5 năm 1862
Cả ba ý trên đều không đúng
DẶN DÒ
- Yêu cầu về nhà các em nhớ học bài cũ, làm bài tập ở SGK trang 115. - Chuẩn bị bài mới: Bài 20 Chiến sự lan rộng ra cả nước và nhà Nguyễn đầu hàng.
CHÚC CÁC EM HỌC TỐT.
CHÂN THÀNH CẢM ƠN QUÝ THẦY CÔ ĐÃ ĐẾN DỰ GiỜ HỌC NÀY.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Đình Nghị
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)