Bài 19. Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (Từ năm 1858 đến trước năm 1873)

Chia sẻ bởi Đặng Phúc Minh | Ngày 10/05/2019 | 90

Chia sẻ tài liệu: Bài 19. Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (Từ năm 1858 đến trước năm 1873) thuộc Lịch sử 11

Nội dung tài liệu:


NHÂN DÂN VIỆT NAM KHÁNG CHIẾN
CHỐNG PHÁP XÂM LƯỢC
(Từ năm 1858 đến trước năm 1873)
Bài 19
II – CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP Ở GIA ĐỊNH VÀ CÁC TỈNH MIỀN ĐÔNG NAM KÌ TỪ 1859 ĐẾN NĂM 1862
2. Kháng chiến lan rộng ra các tỉnh miền Đông Nam Kỳ. Hiệp ước 5/6/1862
Sau điều ước Bắc Kinh (1860), Pháp tập trung binh lực chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kì.

Bản đồ Lục tỉnh Nam Kì.
II – CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP Ở GIA ĐỊNH VÀ CÁC TỈNH MIỀN ĐÔNG NAM KÌ TỪ 1859 ĐẾN NĂM 1862
2. Kháng chiến lan rộng ra các tỉnh miền Đông Nam Kỳ. Hiệp ước 5/6/1862
Ngày 23/2/1861, Pháp đánh chiếm Đại đồn Chí Hòa chiếm luôn Định Tường (4/1961), Biên Hòa (12/1961) ,Vĩnh Long (3/1962).


TRẬN ĐẠI ĐỒN CHÍ HÒA



II – CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP Ở GIA ĐỊNH VÀ CÁC TỈNH MIỀN ĐÔNG NAM KÌ TỪ 1859 ĐẾN NĂM 1862
2. Kháng chiến lan rộng ra các tỉnh miền Đông Nam Kỳ. Hiệp ước 5/6/1862
Ngày 23/2/1861, Pháp đánh chiếm Đại đồn Chí Hòa chiếm luôn Định Tường (4/1961), Biên Hòa (12/1961) ,Vĩnh Long (3/1962).
Cuộc kháng chiến của nhân dân ta càng phát triển, tiêu biểu là chiến thắng của Nguyễn Trung Trực đánh chìm tàu Hi Vọng của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông ngày 10/12/1861.


Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đánh chìm tàu Pháp
(10/12/1861)
Câu nói của Nguyễn Trung Trực: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước NamThì mới hết người Nam đánh Tây”.
II – CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP Ở GIA ĐỊNH VÀ CÁC TỈNH MIỀN ĐÔNG NAM KÌ TỪ 1859 ĐẾN NĂM 1862
2. Kháng chiến lan rộng ra các tỉnh miền Đông Nam Kỳ. Hiệp ước 5/6/1862
Ngày 5/6/1862, nhà Nguyễn kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất nhượng hẳn cho Pháp 3 tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa)


Đoàn phái bộ của triều đình Nguyễn
Phan Thanh Giản
PHAN THANH GIẢN VÀ LÂM DUY THANH
KÝ HIỆP ƯỚC 1862
Hiệp ước 1862
III. CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA NHÂN DÂN NAM KÌ SAU HIÊP ƯỚC 1862
1. Nhân dân ba tỉnh miền Đông tiếp tục kháng chiến sau Hiệp ước 1862
Triều đình ra lệnh giải tán các đội nghĩa binh chống Pháp.
Phong trào “tị địa” diễn ra sôi nổi.
Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Trương Định tiếp tục giành được thắng lợi
Pháp chuẩn bị tấn công Gò Công (1863)
CĂN CỨ CỦA NGHĨA QUÂN TRƯƠNG ĐỊNH Ở GÒ CÔNG

PHÁP CHUẨN BỊ LỰC LƯỢNG TẤN CÔNG CĂN CỨ CỦA NGHĨA QUÂN TRƯƠNG ĐỊNH Ở GÒ CÔNG NGÀY 25/2/1863

Trương Định nhận phong soái (1862)
III. CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA NHÂN DÂN NAM KÌ SAU HIÊP ƯỚC 1862
1. Nhân dân ba tỉnh miền Đông tiếp tục kháng chiến sau Hiệp ước 1862
* Ý nghĩa cuộc khởi nghĩa của Trương Định
Thể hiện ý chí quật khởi của nhân dân ta.
Đánh dấu sự hình thành trận tuyến nhân dân.
Bước đầu kết hợp 2 nhiệm vụ chống thực dân xâm lược và phong kiến đầu hàng.
Gây cho Pháp nhiều khó khăn.

III. CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA NHÂN DÂN NAM KÌ SAU HIÊP ƯỚC 1862
2. Thực dân Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kì
Ngày 20-6-1867, Pháp kéo quân đến trước thành Vĩnh Long ép Phan Thanh Giản nộp thành không điều kiện.
Từ ngày 20 đến ngày 24-6-1867, Pháp đã chiếm gọn ba tỉnh miền Tây Nam Kì (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên) mà không tốn một viên đạn.

III. CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA NHÂN DÂN NAM KÌ SAU HIÊP ƯỚC 1862
3. Nhân dân ba tỉnh miền Tây chống Pháp
Mặc dù 6 tỉnh Nam Kỳ bị giặc chiếm, tương quan lực lượng chênh lệch, tinh thần kháng chiến của triều đình giảm sút, nhưng phong trào kháng Pháp của nhân 3 tỉnh miền Tây diễn ra sôi nổi, bền bỉ.
Nhân dân miền nghĩa của Trương Quyền, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân.

Nguyễn Hữu Huân
III. CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA NHÂN DÂN NAM KÌ SAU HIÊP ƯỚC 1862
3. Nhân dân ba tỉnh miền Tây chống Pháp
Mặc dù 6 tỉnh Nam Kỳ bị giặc chiếm, tương quan lực lượng chênh lệch, tinh thần kháng chiến của triều đình giảm sút, nhưng phong trào kháng Pháp của nhân 3 tỉnh miền Tây diễn ra sôi nổi, bền bỉ.
Nhân dân miền nghĩa của Trương Quyền, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân.
Đặc điểm: vừa chống ngoại xâm vừa chống triều đình phong kiến nên được đông đảo nhân dân hưởng ứng.

Câu 1: Hãy nối mốc thời gian ở cột A cho đúng với sự kiện ở cột B
Đáp án: 1-d, 2-e, 3-a, 4- c, 5-b
Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 2: Chiến thuật đối phó của Nguyễn Tri Phương tại mặt trận Quảng Nam Đà Nẵng là:
A. Đắp lũy phòng thủ không cho quân Pháp tiến sâu vào nội địa, kêu gọi nhân dân thực hiện vườn không nhà trống.
B. Tập trung lực lượng chủ động tấn công Pháp.
C. Tạm thời rút toàn bộ lực lượng về bảo vệ kinh thành Huế.
D. Cử người sang thương thuyết, nghị hòa với thực dân Pháp
Đáp án: A
Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 3: Chiến thuật đánh nhanh, thắng nhanh của Pháp ở Đà Nẵng bị thất bại chủ yếu là do:
A. Quân Pháp không quen với thời tiết bị đau ốm nhiều.
B. Việc tiếp tế lương thực thuốc men khó khăn.
C. Quân Pháp không thông thuộc địa hình.
D. Sự phối hợp chiến đấu của nhân dân địa phương với quân đội triều đình và chiến thuật của Nguyễn Tri Phương có hiệu quả.
Câu hỏi tự luận
Câu 1: Tóm tắt quá trình xâm lược nước ta của Pháp từ 1858 đến 1867.
Câu 2: Nhận xét về tinh thần đấu tranh của nhân dân ta trong việc chống Pháp xâm lược
Dặn dò
Học bài.
Trả lời câu hỏi.
Chuẩn bị bài 20
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đặng Phúc Minh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)