Bài 19. Môi trường hoang mạc

Chia sẻ bởi Đồng Thị Liên | Ngày 27/04/2019 | 64

Chia sẻ tài liệu: Bài 19. Môi trường hoang mạc thuộc Địa lí 7

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY, CÔ DỰ GIỜ THĂM LỚP
MÔN: ĐỊA LÍ LÓP 7
Chương III: MÔI TRƯỜNG HOANG MẠC. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở HOANG MẠC
Bài 19: MÔI TRƯỜNG HOANG MẠC
1.Đặc điểm của môi trường
Lược đồ các đới khí hậu trên Trái Đất
Chí tuyến Bắc
Chí tuyến Nam
Giữa lục địa Á - Âu
160C
420C
260C
Không mưa
Rất ít
(8 mm)
- Biên độ nhiệt năm cao.
Mùa đông: ấm, mùa hạ: nóng
- Lượng mưa: rất ít
440C
-200C
240C
Rất nhỏ
60mm
- Biên độ nhiệt năm rất cao.
Mùa đông: rất lạnh, mùa hạ:không nóng
- Lượng mưa: ít (ổn định)
Em có nhận xét gì về đặc điểm của khí hậu hoang mạc?
Thực, động vật ở môi trường hoang mạc
Ốc đảo nơi có nguồn nước dồi dào
Mũi né Phan Thiết
Bài 19: MÔI TRƯỜNG HOANG MẠC
1.Đặc điểm của môi trường
2.Sự thích nghi của thực, động vật với môi trường:
Nhiều người nghĩ rằng bướu của lạc đà là kho dự trữ nước để giúp nó vượt qua hàng trăm km sa mạc nóng bỏng. Điều đó hoàn toàn sai. Bướu không chứa nước mà chứa chất béo tích lũy được khi ăn cỏ. 80% khối lượng của nó là chất béo hơi cô đặc. nhưng bướu thực sự là một nơi dự trữ năng lượng. Cái khối trắng đó gồm 2/3 axit béo no, có nhiệt độ trên 80 độ C. Vì vậy dưới mặt trời nóng gắt, bướu vẫn không bị chảy ra. Ngược lại, khi lạc đà đốt phần năng lượng dự trữ đó thì da nó co lại và cái bướu xẹp đi. Bướu thay đổi tùy theo tình trạng dinh dưỡng, nặng từ 1 kg đến 90 kg cho một con vật từ 300 kg đến 800 kg. Đó là một đặc sản mà dân du mục chia nhau khi lạc đà chết, dùng để nấu các món xúp, thậm chí còn dùng để xông chữa bệnh cúm. Trong trường hợp khẩn cấp, người chăn lạc đà bị lạc, bị đói có thể dùng dao cắt một miếng bướu của con vật để ăn tạm mà sống. Sau đó vết thương của con vật lại mau chóng lành lặn. Lạc đà chống chọi lại được với cái khát đến mưới ngày trong sa mạc cháy bỏng, không phải là nhờ cái bướu, mà theo một cơ chế sinh lý và một hình thái giải phẫu rất đặc biệt. Trên thực tế, sự chuyển hóa của bướu chậm lại khi sức nóng tăng lên từ 34 đến 42 độ. Những hồng huyết cầu hình ovan tăng sức trương, thể tích có thể tăng gấp đôi hay thậm chí gấp 3 khi nó uống 100 lít nước trong vài phút (nếu một người mà uống lượng nước gần bằng 10% trọng lượng của mình thì sẽ chết ngay vì vỡ hồng cầu). Hơn nữa, con vật dự trữ nước trong 3 dạ dày, và các tay chăn cừu trong thời điểm nguy khốn hy sinh ngay con vật để cứu mạng sống của mình. Màu da sáng của nó ít hấp thụ nhiệt và những lỗ mũi có thể khép lại hoàn toàn để khỏi bị mất nước. Môi của nó rất cơ động, có thể nhặt một chiếc lá nhỏ trong bụi gai. Nó tiểu tiện ít, ra ít mồ hôi, tỏa ra không khí rất khô. Cuối cùng con vật khi đi thì cúi đầu xuống, có thể đánh hơi biết chỗ nào có nước dù chỗ đó cách xa hàng chục km, sâu dưới chân đến 7 mét.


Loài xương rồng khổng lồ vùng hoang mạc
Vùng hoang mạc châu Mỹ có  loại cây xương rồng khổng lồ, có tên là  sa-gua-ro, cao tới 16 met và nặng đến 6 tấn. Vỏ ngoài của loài cây khổng lồ này có màu xanh, được phủ kín bằng sáp nhựa cây làm cho cây có khả năng giữ nước. Mưa rất hiếm khi xảy ra trong sa mạc. Đôi khi một nửa lượng mưa của cả năm rơi trên sa mạc chỉ trong một đêm, sa-gua-ro biết lợi dụng từng giọt mưa nó nhận được để có thể duy trì cuộc sống trong những ngày khô hạn kéo dài.
Rễ cây xương rồng xòe rộng để hứng nước mưa như một cái lưới khi nước thấm vào mặt đất khô cằn. Những cái rễ liên tục hút nước dưới đất sâu. Một trận mưa kha khá có thể cung cấp cho cây sa-gua-ro một lượng nước đủ để tồn tại trong 4 năm hạn hán.
Với những nhánh cây bò ra mọi phía, cây xương rồng sa-gua-ro là một loại thực vật nặng nề và dễ dàng bị đổ rạp vì sức nặng của chính mình nếu không có một bộ gọng cứng cáp. Các tế bào cứng tạo thành một cái khung vững chắc ở thân cây, trợ giúp đắc lực cho cây có thể đứng vững. Vì thế loại cây khổng lồ này đã thích ứng tốt với môi trường khắc nghiệt vùng hoang mạc
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đồng Thị Liên
Dung lượng: | Lượt tài: 5
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)