Bài 19. Môi trường hoang mạc

Chia sẻ bởi Nguyên Thị Thân | Ngày 27/04/2019 | 58

Chia sẻ tài liệu: Bài 19. Môi trường hoang mạc thuộc Địa lí 7

Nội dung tài liệu:



Tiết 20 - 21
CHỦ ĐỀ: MÔI TRƯỜNG HOANG MẠC
(Tiết 1)
Câu 1: Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng “Thủy triều đỏ”là:
a. Chất thải của nhà máy
b. Lượng phân bón thuốc trừ sâu dư thừa trên đồng ruộng c. Chất thải sinh hoạt
d. Tất cả các ý trên
d.
Câu 2: Hiện tượng các loài tảo phát triển quá nhanh trong nước biển, làm chết ngạt các sinh vật sống trong nước gọi là gì?
Thủy triều đỏ (Tảo nở hoa)
Câu 3: Kiểu môi trường nào vừa có ở đới ôn hòa, vừa có ở đới nóng?
- Môi trường hoang mạc.
Câu 4: Hiện tượng hiệu ứng nhà kính là gì?
Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng lớp không khí gần mặt đất nóng lên như trong nhà kính do khí thải tự tạo ra màn chắn ngăn cản nhiệt thoát ra ngoài.
“ Đây là một nơi không mến khách và có thể giết chết những ai bạo gan đến đây sinh sống. Nó gợi lên hình ảnh của những đụn cát di động cao, nhiều ngọn đồi hoặc những cánh đồng cát sỏi mênh mông đến tận chân trời, của cái khô hạn đến nứt nẻ môi, của Mặt Trời cháy bỏng như thiêu, như đốt, của cái khát và cái chết. Đối với nhiều người, nơi đây là đồng nghĩa với vắng bóng của sự sống....”
Em hãy cho biết các bức ảnh và đoạn văn trên nói về kiểu môi trường nào?
Tiết 20 – 21:
CHỦ ĐỀ: MÔI TRƯỜNG HOANG MẠC
NỘI DUNG CỦA CHỦ ĐỀ
1. Đặc điểm môi trường.
2. Sự thích nghi của động , thực vật với môi trường.
3. Hoạt động kinh tế ở hoang mạc.
4. Hoang mạc đang ngày càng được mở rộng
- Hoang mạc là vùng đặc trưng bởi khí hậu rất khô hạn, khắc nghiêt: lượng mưa trong năm rất ít, lượng bốc hơi rất lớn, sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm, và giữa các mùa lớn
- Sa mạc  thường dùng để chỉ những hoang mạc  cát. Sa mạc hình thành do quá trình phong hóa hoang mạc lâu ngày. Như vậy về cơ bản sa mạc có mức độ khắc nghiệt cao hơn so với hoang mạc.
Tiết 20 – 21:
CHỦ ĐỀ: MÔI TRƯỜNG HOANG MẠC
Đặc điểm của môi trường:
a. Diện tích, phân bố:
Kể tên và xác định vị trí 1 số hoang mạc trên lược đồ
Chí tuyến Bắc
Chí tuyến Nam
Arizona
Atacama
Namip
Sim son
Các hoang mạc thường phân bố ở đâu? Tại sao lại phân bố ở những vị trí đó?
Tiết 20 – 21:
CHỦ ĐỀ: MÔI TRƯỜNG HOANG MẠC
Đặc điểm của môi trường:
a. Diện tích, phân bố:
Phân bố:
+ Dọc theo 2 đường chí tuyến
+ Giữa đại lục Á- Âu
+ Có dòng biển lạnh chảy ven bờ
- Một số hoang mạc lớn: Xa-ha-ra, Gô-bi...
Hoang mạc Sahara
.
Sahara là sa mạc lớn nhất thế giới, là hoang mạc lớn thứ 3 trên trái đất, với diện tích 9,4 km², xấp xỉ diện tích của Hoa Kì và Trung Quốc. Sahara ở phía bắc châu Phi và có tới 2,5 triệu năm tuổi.

Sahara thường được gọi là sa mạc, nhưng phải gọi là hoang mạc mới chính xác vì Sahara không chỉ là một sa mạc điển hình với nhiều đồi cát lớn mà còn có một diện tích lớn nham thạch lộ thiên hoặc chỉ có một lớp mỏng nham thạch vụn (hoang mạc đá) cùng với các bãi đã cuội và sỏi (sa mạc).

Sa mạc Gô-bi
Gobi là sa mạc lớn nhất châu Á nằm trên lãnh thổ Trung Quốc và phía Nam Mông Cổ. Gobi là một sa mạc lạnh, thường xuất hiện sương giá và đôi khi tuyết rơi trên đồi cát. Nhiệt độ đạt tới 40°C vào mùa Hè và -40°C vào mùa Đông.
Điều thú vị khi khám phá  sa mạc Gobi là được cưỡi lạc đà chu du trên mảnh đất khô cằn mà có lúc tưởng như  đang đi trên một vùng đất hoang tàn, có lúc lại cảm nhận đang di chuyển về phía cuối chân trời.
Em hãy nhận xét về diện tích hoang mạc so với các môi trường địa lý khác trên thế giới?
Tiết 20 – 21:
CHỦ ĐỀ: MÔI TRƯỜNG HOANG MẠC
Đặc điểm của môi trường:
a. Diện tích, phân bố:
Phân bố:
+ Dọc theo 2 đường chí tuyến
+ Giữa đại lục Á- Âu
+ Có dòng biển lạnh chảy ven bờ
- Một số hoang mạc lớn: Xa-ha-ra, Gô-bi...
- Hoang mạc chiếm 1/3 diện tích đất nổi trên thế giới
Ở Việt Nam có hoang mạc không?
Mũi Né (Phan Thiết)- Tiểu sa mạc
Tiết 20 – 21:
CHỦ ĐỀ: MÔI TRƯỜNG HOANG MẠC
Đặc điểm của môi trường:
a. Diện tích, phân bố:
b. Đặc điểm khí hậu:
Chí tuyến Bắc
Chí tuyến Nam
THẢO LUẬN NHÓM Thời gian: 4 phút
- Nhóm 1 - 2- 3: Phân tích chế độ nhiệt - mưa biểu đồ 19.2 và rút ra kết luận.
- Nhóm 4 - 5 - 6: Phân tích chế độ nhiệt - mưa biểu đồ 19.3 và rút ra kết luận.

140C
400C
260C
Không mưa
Rất ít
8 mm
Ấm
Rất nóng
Cao
Rất ít
140C
400C
260C
Không mưa
Rất ít
21 mm
Ấm
Rất nóng
Cao
Rất ít
- 200C
200C
400C
Không mưa
Ít
60 mm
Rất lạnh
Không nóng
Rất cao
Ít, ổn định
140C
400C
260C
Không mưa
Rất ít
8 mm
* Khác: - HM ở đới nóng mùa hạ rất nóng, mùa đông không lạnh lắm.
- HM ở ôn đới mùa hạ không nóng lắm, nhưng mùa đông rất lạnh.
? So sánh điểm giống và khác nhau về chế độ nhiệt, mưa của hoang mạc ở đới nóng và đới ôn hoà?
* Giống: Mưa ít, biên độ nhiệt năm lớn…
? Từ phân tích trên hãy nêu lên đặc điểm của khí hậu hoang mạc?
Tiết 20 – 21:
CHỦ ĐỀ: MÔI TRƯỜNG HOANG MẠC
Đặc điểm của môi trường:
a. Diện tích, phân bố:
b. Đặc điểm khí hậu:
Khí hậu ở hoang mạc hết sức khô hạn, khắc nghiệt.
- Biên độ nhiệt giữa ngày và đêm, giữa các mùa trong năm rất lớn.
c. Cảnh quan
Mô tả cảnh quan hoang mạc?
Tiết 20 – 21:
CHỦ ĐỀ: MÔI TRƯỜNG HOANG MẠC
Đặc điểm của môi trường:
a. Diện tích, phân bố:
b. Đặc điểm khí hậu:
c. Cảnh quan
Phần lớn bề mặt hoang mạc bị sỏi đá, cồn cát bao phủ
-Thực vật: cằn cỗi
- Động vật: rất ít, nghèo nàn
- Con người sống trong các ốc đảo
Kể tên một số loài động, thực vật ở hoang mạc mà em biết?
Lạc đà hai bướu
Sư tử
Xương rồng
Tiết 20 – 21:
CHỦ ĐỀ: MÔI TRƯỜNG HOANG MẠC
Đặc điểm của môi trường:
2. Sự thích nghi của động, thực vật với môi trường
- Nhóm 1, 2, 3 : Tìm hiểu sự thích nghi của thực vật với môi trường
- Nhóm 4, 5, 6 : Tìm hiểu sự thích nghi của động vật với môi trường
THẢO LUẬN NHÓM
Thời gian 4 phút
Các nhóm nghiên cứu SGK( mục 2), quan sát hình ảnh hãy thảo luận
theo câu hỏi sau;
Tiết 20 – 21:
CHỦ ĐỀ: MÔI TRƯỜNG HOANG MẠC
Đặc điểm của môi trường:
2. Sự thích nghi của động, thực vật với môi trường
- Động vật : Vùi mình trong cát hoặc trong hốc đá, kiếm ăn vào ban đêm, chịu đói, chịu khát giỏi…
- Thực vật : Rút ngắn chu kì sinh trưởng, lá biến thành gai, bọc sáp, rễ rất dài…
- Kết luận: Thực, động vật tự hạn chế sự mất nước, tăng cường dự trữ nước và chất dinh dưỡng trong cơ thể:
Lạc đà có cấu tạo cơ thể thích nghi với đời sống trên sa mạc: Chúng có lớp lông bờm để bảo vệ khỏi cái nóng lạnh. Bàn chân có những chiếc móng to kềnh giúp nó đi vững trên con đường gồ ghề sỏi đá. Quan trọng hơn là chúng biết cách giữ nước trong cơ thể. Lạc đà không chảy mồ hôi và cũng mất rất ít nước trong quá trình bài tiết. Lạc đà có thể đi trong một thời gian dài trên sa mạc.
Lạc đà hai bướu
Thằn lằn quỷ gai.
Về khả năng trữ nước, thằn lằn có những đặc điểm để thu gom các giọt nước tối đa. Mỗi khi sương xuống, nó lại bò lên đỉnh cồn cát, quay lưng về phía có sương từ biển thổi tới, đuôi của nó vểnh lên cao, làm cho thân của nó nghiêng sang một bên, khi sương mù gặp cơ thể lạnh buốt của con vật thì sẽ ngưng tụ thành những giọt nước, chạy men theo lưng trượt vào miệng thằn lằn.

Loài ếch này có cách đánh bại nhiệt độ khắc nghiệt của sa mạc bằng cách chui sâu vào lòng đất và nằm im bất động, một trạng thái giống như ngủ đông. Chúng bong da ra để tạo thành một cái kén giữ độ ẩm cho cơ thể và hấp thụ nước giữ trong bàng quang. Khi trời mưa, ễnh ương châu Phi sẽ trở lại bề mặt đất để kiếm ăn và sinh sản.
Ễnh ương châu Phi
Loài này có chân dài và cơ thể gọn gàng, cùng sức đề kháng mạnh mẽ để chống lại các cơn khát, chúng có thể nhịn hai tuần không uống nước, chỉ dựa vào con mồi để cung cấp nước cho cơ thể. Chúng hạ nhiệt bằng cách thở hổn hển, và thải mồ hôi thông qua các miếng đệm ở bàn chân.
Sư tử ở hoang mạc Kalahari.
750 - 900kg. 
Xương rồng là "chuyên gia" sa mạc và trong hầu hết các loài lá đã bị thoái hóa thành gai và diệp lục di chuyển vào thân cây, cấu trúc tế bào trong đó đã được thay đổi để cho phép chúng lưu trữ nước. Khi mưa rơi, nước được hấp thu nhanh chóng bởi rễ nông và giữ lại để cho phép chúng tồn tại cho đến khi cơn mưa tiếp theo, có thể là vài tháng hoặc vài năm sau đó
Xương rồng Saguaro
Hoa hồng sa mạc xuất hiện nhiều tại vùng có khí hậu khô, cận sa mạc Sahara của Châu Phi. Chúng lưu trữ nước cho mùa khô bằng bộ rễ và gốc phồng to của mình. Tuy nhiên, nhựa chiết ra từ loài này rất độc và nó được sử dụng cho việc săn bắn của người dân địa phương
Con người thích nghi với môi trường hoang mạc như thế nào?
Con người mặc áo choàng nhiều lớp, trùm kín đầu để tránh mất nước vào ban ngày và chống rét vào ban đêm.Con người sống và canh tác trong các ốc đảo
TRƯỜNG THCS TÂY SƠN QUẬN HẢI CHÂU ĐN
Câu 1: Những nơi tập trung dân cư đông ở hoang mạc?
Câu 2: Lớp động vật sống nhiều ở hoang mạc?
Câu 3: Động thực vật sống được trong hoang mạc nhờ vào điều gì?
Câu 4: Châu lục có nhiều hoang mạc nhất thế giới?
Câu 5: Tên thường gọi của các hoang mạc cát?
Câu 6: Tính chất khí hậu nổi bật ở các hoang mạc ?
1
A
2
4
3
6
5
A
C
D
E
F
H
C
H
ơ
I
ô
C
H
?
B
HOẠT ĐỘNG TẾP NỐI
- Là một hướng dẫn viên du lịch, em hãy giới thiệu về hoang mạc?
- Nghiên cứu nội dung 3,4 của chủ đề theo các câu hỏi sau:
+ Các hoạt động kinh tế ở môi trường hoang mạc như thế nào?
+ Nguyên nhân và diễn biến quá trình hoang mạc hóa trên Thế giới và ở nước ta. Các giải pháp ?
+ Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh liên quan đến nội dung chủ đề
TRÂN TRỌNG CẢM ƠN
CÁC THẦY CÔ GIÁO VÀ CÁC EM HỌC SINH!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyên Thị Thân
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)