Bài 19. Hợp kim

Chia sẻ bởi Đỗ Huy Luân | Ngày 09/05/2019 | 50

Chia sẻ tài liệu: Bài 19. Hợp kim thuộc Hóa học 12

Nội dung tài liệu:

Bài 19 :
HỢP KIM
Kiểm tra bài cũ
Câu 1 : Kim loại có những tính chất vật lí chung và riêng nào? Nguyên nhân của tính chất vật lý đó?
Tính chất vật lý chung
Trạng thái rắn (trừ Hg)
Có tính dẻo
Dẫn điện
Dẫn nhiệt
Có ánh kim
Tính chất vật lí chung của kim loại gây nên bởi sự có mặt của các electron tự do trong mạng kim loại
Tính chất vật lý riêng
Khối lượng riêng
Nhiệt độ nóng chảy
Tính cứng
Kiểm tra bài cũ
Câu 2 : Kim loại khác nhau có dộ dẫn điện, dẫn nhiệt khác nhau. Sự khác nhau đó được quyết định bởi :

A. Khối lượng riêng khác nhau
B. Các ion dương chuyển động tự do
C. Các electron chuyển động tự do
D. Nhiều ion dương kim loại
Bài 19 : HỢP KIM
I - Khái niệm
So sánh thành phần cấu tạo của các đồ vật ở hai cột ?
Vàng nguyên chất
Bạc nguyên chất
Hợp kim của sắt
Thép inoc
Hợp kim đồng
Hợp kim là vật liệu kim loại có chứa một kim loại cơ bản và một số kim loại hoặc phi kim khác
Sắt nguyên chất
Bài 19 : HỢP KIM
II - Tính chất
a. Tính chất vật lí và cơ học
- Tính chất vật lí và cơ học của hợp kim khác nhiều với tính chất của các đơn chất.
+ Hợp kim dẫn điện và dẫn nhiệt kém hơn các kim loại thành phần
+ Hợp kim cứng hơn các kim loại thành phần
+ Hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn các kim loại thành phần
II - Tính chất
a. Tính chất vật lí và cơ học
b. Giải thích
- Tính dẫn điện dẫn nhiệt của hợp kim giảm so với kim loại thành phần vì trong hợp kim còn có liên kết cộng hóa trị dẫn đến mật độ electron tự do giảm đi đáng kể

- Hợp kim có độ cứng cao hơn là do có sự thay đổi về cấu tạo mạng tinh thể, thay đổi về thành phần của ion trong mạng tinh thể
II - Tính chất
a. Tính chất vật lí và cơ học
b. Giải thích
c. Tính chất hóa học
- Nhìn chung hợp kim có tính chất hóa học tương tự tính chất hóa học của kim loại thành phần. Vì trong hợp kim có các tinh thể dung dịch rắn và tinh thể hỗn hợp, trong đó tính chất hóa học của kim loại vẫn được bảo tồn

- Ví dụ : Cho hợp kim Al - Cu tác dụng với dung dịch HCl thì chỉ có Al tan
Cho hợp kim Al - Cu tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nóng thì cả Al và Cu đều tan và giải phóng khí NO2

Cho hợp kim Al - Cu tác dụng với dung dịch HCl và dung dịch HNO3 đặc nóng thì có những phản ứng nào?
Bài 19 : HỢP KIM
III - Ứng dụng
- Hợp kim được sử dụng nhiều hơn kim loại nguyên chất và được sử dụng rộng rãi trong các ngành kinh tế quốc dân
+ Hợp kim nhẹ, bền, chịu nhiệt độ và áp suất cao dùng để chế tạo tên lửa , tàu vũ trụ, máy bay, ô tô…
+ Hợp kim có tính bền hóa học và cơ học cao dùng để chế tạo thiết bị trong ngành dầu mỏ và công nghiệp hóa chất
III - Ứng dụng
+ Hợp kim cứng và bền dùng để xây dựng nhà cửa cầu cống
+ Hợp kim không gỉ dùng để chế tạo các dụng cụ y tế, dụng cụ làm bếp…
+ Hợp kim của vàng với Ag, Cu (vàng tây) đẹp và cứng dùng để chế tạo đồ trang sức hoặc đúc tiền
+ Hợp kim nóng chảy thấp dùng trong cứu hỏa, thiếc hàn…
Củng cố bài học
Câu 1 : Giải thích tại sao trong thực tế chúng ta thường chế tạo các dụng cụ, máy móc bằng hợp kim?
Câu 2 : Cho 5,9 gam một mẫu hợp kim Cu - Al tác dụng dung dịch HCl dư thu được 3,36 lít khí H2 ở đktc.
Tính thành phần phần trăm về khối lượng của Cu trong mẫu hợp kim trên?
A. 33,3%
C. 54,2%
B. 45,8%
D. 27%
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Huy Luân
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)