Bài 19. Giảm phân

Chia sẻ bởi Nguyễn Ngọc Kỳ Hân | Ngày 10/05/2019 | 149

Chia sẻ tài liệu: Bài 19. Giảm phân thuộc Sinh học 10

Nội dung tài liệu:

Chào mừng thầy cô và các bạn đã đến với phần thuyết trình của nhóm 2
Các thành viên
1.Phan Thu Giang 5.Nguyễn Huy Tùng 9.Nguyễn Thị Minh Anh 13.Đặng Nhật Linh
2.Bùi Khánh Huyền 6.Nguyễn Lê Hải Yến 10.Trần Vinh Quang 14.Nguyễn Linh Chi
3.Bùi Phương Anh 7.Trương Ngọc Linh 11.Nguyễn Châu Anh
4.Vũ Văn Thuận 8.Vũ Nguyễn Cẩm Ly 12.Trần Khánh Linh
Những bệnh liên quan đến giảm phân
1.Khái niệm
Giảm phân là gì ?
Giảm phân: là hình thức phân bào giảm nhiễm trong quá trình hình thành giao tử. Trong quá trình này, tế bào sinh dục (2n) đã chín (germ cell) trải qua hai lần phân bào liên tiếp gọi là giảm phân I và giảm phân II, nhưng nhiễm sắc thể chỉ nhân đôi có một lần, nên sinh ra giao tử có bộ nhiễm sắc thể giảm 1/2: giao tử đực (tinh trùng hoặc tinh tử) và giao tử cái (trứng hoặc noãn) có bộ  nhiễm sắc thể đơn bội (n).
Một số hình ảnh liên quan đến giảm phân
2. Diễn biến
+Kì trung gian: Các nhiễm sắc thể ở trạng thái duỗi xoắn, tự tổng hợp nên một nhiễm sắc thể giống nó dính với nhau tại tâm động để trở thành nhiễm sắc thể kép.
+ Kì đầu: Các nhiễm sắc thể kép bắt đầu co ngắn. Các nhiễm sắc thể kép trong cặp tương đồng áp sát tiến lại gần nhau xảy ra hiện tượng tiếp hợp. Tại kì này có thể xảy ra quá trình trao đổi đoạn giữa các nhiễm sắc thể trong cặp tương đồng (cơ sở của hiện tượng gen hoán vị).
2. Diễn biến
+ Kì giữa: Các nhiễm sắc thể kép trong cặp tương đồng tách nhau ra trượt trên tơ phân bào dàn thành 2 hàng song song nhau trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
+ Kì sau: Các nhiễm sắc thể kép trong cặp tương đồng tổ hợp ngẫu nhiên và phân ly độc lập về hai cực của tế bào.
+ Kì cuối: các nhiễm sắc thể kép nằm gọn trong nhân mới của tế bào.
+ Màng nhân và nhân con xuất hiện, tế bào chất phân chia tạo ra 2 tế bào con có bộ nhiễm sắc thể kép đơn bội khác nhau về nguồn gốc.
3. Kết quả
Từ 1 tế bào mẹ tạo thành 4 tế bào con có số NST = ½ số NST của tế bào mẹ (n NST đơn)
Ở động vật:
Con đực: 4 tế bào con tạo thành 4 tinh trùng
Con cái: 1 tế bào lớn tạo thành trứng, 3 tế bào nhỏ khác không làm nhiệm vụ sinh sản(tế bào thể cực)
Ở thực vật: tế bào tạo thành sau giảm phân lại tiếp tục phân bào để tạo thành hạt phấn hay túi phôi
4. Ý nghĩa
Giảm phân kết hợp với thụ tinh và nguyên phân là cơ chế duy trì bộ NST đặc trưng và ổn định của loài qua các thế hệ Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST trong giảm phân đã tạo ra nhiều biến dị tổ hợp giúp giới sinh vật đa dạng, phong phú → là nguyên liệu của chọn giống và tiến hoá → Sinh sản hữu tính có ưu thế hơn sinh sản vô tính.
5. Ví dụ liên quan đến quá trình giảm phân
a. Quá trình giảm phân bình thường
Bộ NST lưỡng bội 2n do quá trình giảm phân tạo thành 4 tế bào có bộ NST giảm đi một nửa là n
VD: bộ NST giữa bố mẹ và con cái
P: 2n x 2n
G: n n
F1: 2n
b. Quá trình giảm phân không bình thường
Gồm 2 dạng:
- Lệch bội: 2n+1, 2n-1
Đa bội:
+ Tự đa bội 3n (tam bội ), 4n ( tứ bội )
+ Dị đa bội 2n(AA) + 2n(BB)
lai xa + đa bội hóa con lai
MỘT SỐ BỆNH LIÊN QUAN ĐẾN GiẢM PHÂN
Hội trứng Turner
Hội chứng Turner  hay có cách gọi khác là 45X, 45XO là một hội chứng di truyền lệch bội nhiễm sắc thể mà người phụ nữ bị mất một phần hay toàn bộ một nhiễm sắc thể X]. Các dấu hiệu và triệu chứng có thể khác nhau ở những người khác nhau nhưng phần lớn những người mắc bệnh có cổ ngắn, lõm và có nếp gấp da dọc xuống vai, tai thấp, chân tóc thấp ở sau cổ, tầm vóc thấp và bàn tay bàn chân bị sưng khi sinh ra. Ngoài ra, họ không có ngực, không có kinh nguyệt và không thể sinh con do rối loạn phân ly nhiễm sắc thể. Các dị tật, tiểu đường, hoóc môn tuyến giáp yếu, vấn đề về thị giác và thính giác cũng sẽ xảy ra thường xuyên hơn. Tuy trí thông minh của họ bình thường nhưng họ có vấn đề với hình ảnh không gian.
Triệu chứng:
Các triệu chứng có thể bao gồm một tổ hợp của:
.  Lùn.
.  Cổ Có màng chân.
.  Mi mắt rũ xuống.
.  Chiều dày ngực rộng và dẹt ra như cái móc.
.   Không  phát triển  hay phát triển  không đầy đủ ở tuổi dậy thì, bao gồm lông mu và  ngực nhỏ.
.  Đôi mắt khô.
.   Không có kinh nguyệt.
.   Âm đạo khô ráo, có thể dẫn tới giao hợp đau đớn.
Hội trứng đao
Cơ chế phát sinh hội chứng Đao
– Người mắc hội chứng Đao là người có 3 nhiễm sắc thể (NST) 21 trong tế bào.
– Do rối loạn trong giảm phân ở bố hoặc mẹ (thường là ở mẹ), cặp NST 21 không phân li, dẫn đến hình thành hai loại giao tử: một loại mang 2 NST 21 và một loại không có NST 21
– Qua thụ tinh, giao tử mang 2 NST 21 kết hợp với giao tử bình thường t1o ra hợp tử mang 3 NST 21 (hội chứng Đao)
Hội chứng đao Việt Nam
Hội trứng klinefelter
Cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe phần thuyết trình của nhóm 2
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Ngọc Kỳ Hân
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)