Bài 19. Dòng điện trong chất điện phân. Định luật Fa-ra-đây

Chia sẻ bởi Phạm Văn Hoàn | Ngày 19/03/2024 | 8

Chia sẻ tài liệu: Bài 19. Dòng điện trong chất điện phân. Định luật Fa-ra-đây thuộc Vật lý 11

Nội dung tài liệu:

GV: Phạm Văn Hoàn
KIỂM TRA BÀI CŨ
1. Em hãy nêu bản chất của dòng điện trong kim loại?
Nguyên nhân gây ra điện trở của kim loại?
- Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của các electron tự do dưới tác dụng của điện trường.
- Sự mất trật tự của mạng tinh thể là nguyên nhân gây ra điện trở của kim loại. Cụ thể:
+ Dao động nhiệt của các iôn trong mạng tinh thể.
+ Sự méo mạng tinh thể.
+ Trong mạng tinh thể có tạp chất.
2. Vì sao dòng điện chạy trong cuộn dây siêu dẫn khi không có nguồn điện lại có thể duy trì lâu dài? Có thể dùng dòng điện ấy làm cho động cơ chạy mãi được không? Tại sao?
- Vì điện trở của cuộn dây siêu dẫn bằng 0 nên không có sự mất mát năng lượng trên cuộn dây, vì thế dòng điện chạy trong cuộn dây siêu dẫn có thể tồn tại lâu dài mặc dù ta đã ngắt nó ra khỏi nguồn điện.
- Dùng cuộn dây siêu dẫn không thể làm cho động cơ chạy mãi được vì mặc dù không có sự mất mát năng lượng trên cuộn dây, nhưng khi dùng cuộn dây siêu dẫn để cung cấp năng lượng cho động cơ làm việc thì có sự chuyển hoá từ điện năng của cuộn dây thành cơ năng của động cơ, nên năng lượng của cuộn dây mất dần.
§14 DÒNG ĐIỆN TRONG CHẤT ĐIỆN PHÂN
I. Thuyết điện ly
* Thí nghiệm:
- Thí nghiệm 2:
=> Nhận xét: nước cất không dẫn điện.
=> Nhận xét: dung dịch muối dẫn điện.
Trong dung dịch muối có chứa các điện tích tự do (các hạt tải điện).
* Thuyết điện ly:
@ Nội dung:
Trong dung dịch, các hợp chất hoá học như axit, bazơ, muối bị phân li thành các nguyên tử ( hoặc nhóm nguyên tử ) tích điện gọi là iôn; iôn có thể chuyển động tự do trong dung dịch và trở thành các hạt tải điện.
Các chất sau đây khi tan vào trong dung dịch thì sẽ phân li thành những iôn nào?
H2SO4, NaOH, CuSO4, NH4Cl.
H2SO4  H+ + SO42-
NaOH  Na+ + OH-
CuSO4  Cu2+ + SO42-
NH4Cl  ( NH4)+ + Cl-
- Thí nghiệm 1:
Nước cất
dd muối
Các iôn được tạo ra như thế nào? ( hay nói cách khác, cơ chế của sự phân li là như thế nào?)
@ Cơ chế phân li:
Các iôn dương và iôn âm đã tồn tại sẵn trong các phân tử axit, bazơ, muối, chúng liên kết chặt chẽ với nhau bởi lực hút Culông. Khi tan trong dung môi lực hút Culông yếu đi, liên kết trở nên lỏng lẻo. Một số phân tử bị chuyển động nhiệt tách thành các iôn tự do.
Vậy chất điện phân là những chất gì?
@ Chất điện phân là những dung dịch muối, axit, bazơ hoặc hợp chất nóng chảy của muối, bazơ.
§14 DÒNG ĐIỆN TRONG CHẤT ĐIỆN PHÂN
I. Thuyết điện ly
* Thí nghiệm:
- Thí nghiệm 2:
* Thuyết điện ly:
- Thí nghiệm 1:
II. Bản chất của dòng điện trong chất điện phân.
dd điện phân
+ Điện cực nối với cực dương của nguồn điện gọi là anôt.
anôt
+ Điện cực nối với cực âm của nguồn điện gọi là canôt.
canôt
Khi nối hai cực của bình điện phân với nguồn điện ( nghĩa là ta đặt vào đó một điện trường ) thì các iôn có chịu tác dụng gì không? Nếu có thì các iôn có dịch chuyển không và dịch chuyển như thế nào?
- Khi đặt vào bình điện phân một điện trường thì các iôn sẽ chịu tác dụng của lực tĩnh điện:
+ Các iôn dương sẽ chuyển động cùng chiều điện trường đi về catôt nên gọi là cation.
+ Các iôn âm chuyển động ngược chiều điện trường đi về anôt nên gọi là anion.
Vậy bản chất của dòng điện trong chất điện phân là gì?
@ Bản chất của dòng điện:
Dòng điện trong chất điện phân là dòng dịch chuyển của các iôn dương cùng chiều điện trường và dòng các iôn âm ngược chiều điện trường.
Em hãy so sánh khả năng dẫn điện của chất điện phân và kim loại?
+ Chất điện phân dẫn điện không tốt bằng kim loại.
Dòng điện chạy trong chất điện phân không những tải điện lượng mà còn tải cả vật chất. Khi dòng điện chạy qua bình điện phân thì có một số chất được giải phóng ở các điện cực. Hiện tượng đó gọi là hiện tượng điện phân. Vậy hiện tượng điện phân là gì?
@ Hiện tượng điện phân là hiện tượng khi dòng điện chạy qua chất điện phân thì có tạo thành một số chất mới ở điện các cực.
C1. Để phân biệt môi trường dẫn điện có phải là chất điện phân hay không, ta có thể làm cách nào?
Ta quan sát xem khi dòng điện chạy qua môi trường đó có gây ra hiện tượng điện phân không. Nếu có hiện tượng điện phân thì môi trường đó là chất điện phân.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
1. Bài vừa học:
Học thuộc lòng:
* Nội dung của thuyết điện ly.
* Cơ chế của sự phân ly.
* Khái niệm chất điện phân.
* Bản chất của dòng điện trong chất điện phân.
* Khái niệm hiện tượng điện phân.
2. Bài sắp học:
* Các hiện tượng diễn ra ở các cực:
+ khi nào có hiện tượng dương cực tan?
+ Khi nào có hiện tượng dương cực trơ?
* Các định luật Farađây:
( Phần quan trọng nhất của bài )
+ Tìm hiểu khái niệm đương lượng điện hoá?
+ Đương lượng điện hoá được tính như thế nào?
+ Khối lượng chất tạo thành ở điện cực được tính như thế nào?
* Ứng dụng của hiện tượng điện phân?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Văn Hoàn
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)