Bài 19. Đặc điểm bên ngoài của lá

Chia sẻ bởi Lê Hoàng Vũ | Ngày 23/10/2018 | 48

Chia sẻ tài liệu: Bài 19. Đặc điểm bên ngoài của lá thuộc Sinh học 6

Nội dung tài liệu:



CHÀO MỪNG QUÍ THẦY CÔ ĐÃ ĐẾN DỰ GIỜ
TUẦN 11 – TIẾT 21
CHƯƠNG IV : LÁ
BÀI 19: ĐẶC ĐIỂM BÊN NGOÀI CỦA LÁ
Xem hình 19.1, cho biết tên các bộ phận của lá?
Chức năng quan trọng nhất của lá là gì?
Tổng hợp chất hữu cơ.
Phiến lá
Cuống lá
Gân lá
ĐẶC ĐIỂM BÊN NGOÀI CỦA LÁ
a. Phiến lá
Quan sát các lá có trong H 19.2 hoặc các lá đã mang đến lớp
Câu 1: Nhận xét hình dạng, kích thước, màu sắc của phiến lá, diện tích bề mặt của phần phiến so với cuống?
Câu 2: Tìm những điểm giống nhau của phần phiến các loại lá?
Câu 3: Những điểm giống nhau đó có tác dụng gì đối với việc thu nhận ánh sáng của lá?
THẢO LUẬN NHÓM ( 5 PHÚT )
Câu 1: Có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau, có màu xanh lục, diện tích bề mặt của phiến lá lớn hơn so với phần cuống.
Câu 2: Màu lục, dạng bản dẹt, là phần rộng nhất của lá.
Câu 3 :Giúp lá thu nhận được nhiều ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ cho cây.
ĐÁP ÁN
ĐẶC ĐIỂM BÊN NGOÀI CỦA LÁ
a. Phiến lá
Phiến lá màu lục, dạng bản dẹt, là phần rộng nhất của lá, giúp lá thu nhận được nhiều ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ cho cây.
ĐẶC ĐIỂM BÊN NGOÀI CỦA LÁ
Phiến lá
Gân lá
Lá có mấy kiểu gân chính?
Hãy tìm ba loại lá có kiểu gân khác nhau?
ĐẶC ĐIẾM BÊN NGOÀI CỦA LÁ
Phiến lá
Gân lá
Có ba kiểu gân lá:
Gân lá hình mạng: lá bàng, lá rau má, lá sen…
Gân lá hình song song: lá ngô, lá mía, lá lúa…
Gân lá hình cung: lá bèo tây, lá địa liền…
ĐẶC ĐIỂM BÊN NGOÀI CỦA LÁ
Phiến lá
Gân lá
Lá đơn và lá kép
Vì sao lá mồng tơi được gọi là lá đơn?
Vì lá mồng tơi có cuống nằm ngay dưới chồi nách, mỗi cuống chỉ mang một phiến, cả cuống và phiến rụng cùng lúc.
Vì sao lá hoa hồng được gọi là lá kép?
Vì lá hoa hồng có cuống chính phân nhánh thành nhiều cuống con, mỗi cuống con mang một phiến( gọi là lá chét), chồi nách chỉ có ở phía trên cuống chính, không có ở cuống con.
Hãy chọn một lá đơn và một lá kép trong số các lá đã mang đến lớp.
1. ĐẶC ĐIỂM BÊN NGOÀI CỦA LÁ
a. Phiến lá
b. Gân lá
c. Lá đơn và lá kép
Có hai nhóm lá chính: lá đơn và lá kép.
Lá đơn: mỗi cuống chỉ mang một phiến lá, cuống lá và phiến lá rụng cùng lúc.
Lá kép:cuống chính phân thành nhiều cuống con, mỗi cuống con mang một phiến lá( gọi là lá chét), lá chét rụng trước, cuống chính rụng sau.
2. CÁC KIỂU XẾP LÁ TRÊN THÂN VÀ CÀNH
1
2
4
Mọc cách
Mọc đối
Mọc vòng
Có nhận xét gì về cách bố trí của các lá ở mấu thân trên so với các lá ở mấu thân dưới?
Có mấy kiểu xếp lá trên thân?
Cách bố trí của lá ở các mấu thân có lợi gì trong việc nhận ánh sáng của các lá trên cây?
Xếp so le nhau
Ba kiểu: mọc cách, mọc đối, mọc vòng
Giúp lá nhận được nhiều ánh sáng
2. CÁC KIỂU XẾP LÁ TRÊN THÂN VÀ CÀNH
Lá xếp trên cây theo ba kiểu: mọc cách, mọc đối và mọc vòng.
Lá trên các mấu thân xếp so le nhau giúp lá nhận được nhiều ánh sáng.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Lá có mấy kiểu gân chính?
Một kiểu: gân hình mạng.
Hai kiểu: gân hình mạng, gân hình cung.
Ba kiểu: gân hình mạng, gân hình cung, gân hình song song.
Câu 2: Có mấy kiểu xếp lá trên thân?
Một kiểu: mọc cách.
b. Hai kiểu: mọc đối và mọc cách.
c. Ba kiểu: mọc cách, mọc đối, mọc vòng.




DẶN DÒ
VỀ NHÀ:
- Học bài.
- Trả lời câu hỏi cuối bài.
- Làm bài tập trang 64
- Xem trước bài 20: Cấu tạo trong của phiến lá.
CHÂN THÀNH CẢM ƠN QUÝ THẦY CÔ
ĐÃ ĐẾN DỰ GIỜ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Hoàng Vũ
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)