Bài 19. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427)
Chia sẻ bởi Lê Quốc Tùng |
Ngày 29/04/2019 |
24
Chia sẻ tài liệu: Bài 19. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427) thuộc Lịch sử 7
Nội dung tài liệu:
Chào mừng quý thầy cô đến tham gia
tiết học ngày hôm nay
Câu 1: Hãy nêu diễn biến giải phóng Nghệ An (1424)
KIỂM TRA BÀI CŨ
Câu 2: Nêu diễn biến việc nghĩa quân Lam Sơn giải phóng Tân Bình , Thuận Hóa (1425)
Đáp án:
Câu 1:Theo kế hoạch của Nguyễn Chích, nghĩa quân đã chuyển hướng hoạt động vào Nghệ An và thắng nhiều trận lớn như Đa Căng, hạ thành Trà Lân, Khả Lưu, Bồ Ải
=>Giải phóng phần lớn Nghệ An-> giải phóng Diễn Châu, Thanh Hóa
Câu 2:Tháng 8-1425, nghĩa quân Lam Sơn tiến vào giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa.Từ tháng 10-1424 đến tháng 8-1425, ta đã giải phóng một vùng rộng lớn từ Thanh Hóa đến đèo Hải Vân.
Tiết 30 :
KHỞI NGHĨA LAM SƠN TOÀN THẮNG
(1426-1427)
Người thực hiện: Lê Quốc Tùng- THCS Trần Hưng Đạo
1.Trận Tốt Động-Chúc Động
-Tháng 10 năm 1426, 5 vạn viện binh do Vương Thông chỉ huy tiến vào thành Đông Quan nâng tổng quân số giặc tăng lên 10 vạn.
-Để dành lại thế chủ động, chúng quyết định mở cuộc tấn công vào đạo quân chủ lực của ta đóng ở Cao Bộ.
-Ta đặt phục binh ở Tốt Động-Chúc Động.
-Mờ sáng ngày 7-11-1426, quân Minh lọt vào trận địa mai phục của ta và bị ta nhất tề xông vào quân giặc, đánh tan đội hình của chúng và dồn tất cả xuống cánh đồng lầy lội để tiêu diệt. Kết quả: 5 vạn quân giặc bị tử thương, 1 vạn bị bắt sống; Vương Thông bị thương, suýt bị bắt sống phải tháo chạy về Đông Quan.Thượng thư bộ binh Trần Hiệp cùng với các tướng cao cấp như Lý Đằng, Lý Lượng bị giết tại trân.
=>Sau chiến thắng Tốt Động-Chúc Động, quân ta thừa thắng vây hãm Đông Quan và giải phóng nhiều châu huyện.
Lược đồ chiến thắng Tốt Động- Chúc Động
2.Trận Chi Lăng-Xương Giang.
-Tháng 10-1427, 15 vạn viện binh của quân Minh do Liễu Thăng và Mộc Thạnh chỉ huy tiến vào nước ta
-Ta quyết định tiêu diệt viên binh của địch.
-Ngày 8-10, Liễu Thăng dẫn quân tiến qua ải Chi Lăng bị ta phục kích tiêu diệt.
-Phó tổng binh là Lương Minh lên thay chấn chỉnh quân ngũ.
-Trên đường tiến quân, chúng liên tiếp bị phục kích tại Cần Trạm, Phố Cát. Phó tổng binh Lương Minh chết tại trận, Thương thư bộ binh Lý Khánh phải thắt cổ tự tử.
-Ta mở trận tổng công kích ở Xương Giang tiêu diệt toàn bộ đạo viện binh của Liễu Thăng.
Đại phá quân địch ở ải Lê Hoa
-Cùng lúc đó, Lê Lợi cho người đem chiến lợi phẩm từ ải Chi Lăng đến trước doanh trại của Mộc Thạnh. Biết tin Liễu Thăng đại bại hắn vội vàng rút quân về nước.
-Nhưng nghĩa quân đã đánh 2 trận lớn ở Lãnh Câu và Đan Xá, tiêu diệt hoàn toàn đạo viện binh của Mộc Thạnh.
-Nghe tin Liễu Thăng và Mộc Thạnh lần lượt đại bại, Vương Thông ở Đông Quan vô cùng khiếp sợ, vội vàng chấp nhận tổ chức hội thề Đông Quan ( ngày 10-12-1427) để được an toàn rút quân về nước.
-Ngày 3-1-1428 toán quân cuối cùng của Vương Thông rút khỏi nước ta.
=>Đất nước sạch bóng quân thù, dành được độc lập hoàn toàn.
Trích dẫn Bình Ngô Đại Cáo
3.Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử.
a.Nguyên nhân thắng lợi:
-Sau khi dành thắng lợi, Lê Lợi cho Nguyễn Trãi viết Bình Ngô Đại Cáo tổng kết toàn bộ cuộc kháng chiến.
-Có thắng lợi trên là do:
+ Nhân dân ta có lòng nồng nàn yêu nước.Toàn thể dân tộc không phân biệt già trẻ, gái trai đều hăng hái tham gia kháng chiến.
+Nhờ sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của bộ chỉ huy nghiã quân đứng đầu là các anh hùng dân tộc Lê Lợi, Nguyễn Trãi.
+Nhờ sự chiến đấu gian khổ, chịu đựng nguy nan của nghĩa quân.
Lãnh tụ khởi nghĩa Lam Sơn,
anh hùng dân tộc Lê Lợi
b.Ý nghĩa lịch sử:
-Khởi nghĩa Lam sơn thắng lợi đã chấm dứt 20 năm đo hộ tàn bạo của nhà Minh, mở ra thời kì phát triển mới trong lịch sử dân tộc ta-Thời Lê Sơ.
Lê Lợi hoàn gươm lại cho rùa Kim Quy
Xã tắc từ đây vững bền
Giang sơn từ đây đổi mới
Càn khôn bĩ rồi lại thái
Nhật nguyệt hối rồi lại minh
Ngàn năm vết nhục nhã sạch làu
Muôn thuở nền thái bình vững chắc
Âu cũng nhờ trời đất tổ tông
Linh thiêng đã lặng thầm phù trợ;
Trích đoạn Bình Ngô Đại Cáo
Câu hỏi củng cố
Câu 1: Hãy tóm tắt diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
1424: Khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ do Lê Lợi lãnh đạo.
1425: Tấn công và giải phóng Nghệ An,Diễn Châu và Thanh Hóa.
1418: Giải phóng Tân Bình, Thuân Hóa.
1427: Chiến thắng Tốt Động, Chúc Động.
1428: Chiến thắng Chi Lăng, Xương Giang.
1426: Toán quân cuối cùng của Vương Thông rút khỏi nước ta,
Câu 2:Nêu nguyên nhân thắng lợi vá ý nghĩa lịch sử của nó?
Nhờ nhân dân ta có lòng nồng nàn yêu nước, sự chỉ huy sáng suốt tài tình của nghĩa quân.
Kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh, mở ra 1một thời kì phát triển mới của xã hội, đất nước, dân tộc Việt Nam-Thời Lê Sơ.
Dặn dò
1.Các em về nhà học thuộc bài cũ, chốt lại các ý cơ bản của hai trận đánh Tốt Động- Chúc Động và Chi Lăng- Xương Giang.
2.Xem trước bài mới: Nước Đại Việt thời Lê Sơ (1428-1527)
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN
tiết học ngày hôm nay
Câu 1: Hãy nêu diễn biến giải phóng Nghệ An (1424)
KIỂM TRA BÀI CŨ
Câu 2: Nêu diễn biến việc nghĩa quân Lam Sơn giải phóng Tân Bình , Thuận Hóa (1425)
Đáp án:
Câu 1:Theo kế hoạch của Nguyễn Chích, nghĩa quân đã chuyển hướng hoạt động vào Nghệ An và thắng nhiều trận lớn như Đa Căng, hạ thành Trà Lân, Khả Lưu, Bồ Ải
=>Giải phóng phần lớn Nghệ An-> giải phóng Diễn Châu, Thanh Hóa
Câu 2:Tháng 8-1425, nghĩa quân Lam Sơn tiến vào giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa.Từ tháng 10-1424 đến tháng 8-1425, ta đã giải phóng một vùng rộng lớn từ Thanh Hóa đến đèo Hải Vân.
Tiết 30 :
KHỞI NGHĨA LAM SƠN TOÀN THẮNG
(1426-1427)
Người thực hiện: Lê Quốc Tùng- THCS Trần Hưng Đạo
1.Trận Tốt Động-Chúc Động
-Tháng 10 năm 1426, 5 vạn viện binh do Vương Thông chỉ huy tiến vào thành Đông Quan nâng tổng quân số giặc tăng lên 10 vạn.
-Để dành lại thế chủ động, chúng quyết định mở cuộc tấn công vào đạo quân chủ lực của ta đóng ở Cao Bộ.
-Ta đặt phục binh ở Tốt Động-Chúc Động.
-Mờ sáng ngày 7-11-1426, quân Minh lọt vào trận địa mai phục của ta và bị ta nhất tề xông vào quân giặc, đánh tan đội hình của chúng và dồn tất cả xuống cánh đồng lầy lội để tiêu diệt. Kết quả: 5 vạn quân giặc bị tử thương, 1 vạn bị bắt sống; Vương Thông bị thương, suýt bị bắt sống phải tháo chạy về Đông Quan.Thượng thư bộ binh Trần Hiệp cùng với các tướng cao cấp như Lý Đằng, Lý Lượng bị giết tại trân.
=>Sau chiến thắng Tốt Động-Chúc Động, quân ta thừa thắng vây hãm Đông Quan và giải phóng nhiều châu huyện.
Lược đồ chiến thắng Tốt Động- Chúc Động
2.Trận Chi Lăng-Xương Giang.
-Tháng 10-1427, 15 vạn viện binh của quân Minh do Liễu Thăng và Mộc Thạnh chỉ huy tiến vào nước ta
-Ta quyết định tiêu diệt viên binh của địch.
-Ngày 8-10, Liễu Thăng dẫn quân tiến qua ải Chi Lăng bị ta phục kích tiêu diệt.
-Phó tổng binh là Lương Minh lên thay chấn chỉnh quân ngũ.
-Trên đường tiến quân, chúng liên tiếp bị phục kích tại Cần Trạm, Phố Cát. Phó tổng binh Lương Minh chết tại trận, Thương thư bộ binh Lý Khánh phải thắt cổ tự tử.
-Ta mở trận tổng công kích ở Xương Giang tiêu diệt toàn bộ đạo viện binh của Liễu Thăng.
Đại phá quân địch ở ải Lê Hoa
-Cùng lúc đó, Lê Lợi cho người đem chiến lợi phẩm từ ải Chi Lăng đến trước doanh trại của Mộc Thạnh. Biết tin Liễu Thăng đại bại hắn vội vàng rút quân về nước.
-Nhưng nghĩa quân đã đánh 2 trận lớn ở Lãnh Câu và Đan Xá, tiêu diệt hoàn toàn đạo viện binh của Mộc Thạnh.
-Nghe tin Liễu Thăng và Mộc Thạnh lần lượt đại bại, Vương Thông ở Đông Quan vô cùng khiếp sợ, vội vàng chấp nhận tổ chức hội thề Đông Quan ( ngày 10-12-1427) để được an toàn rút quân về nước.
-Ngày 3-1-1428 toán quân cuối cùng của Vương Thông rút khỏi nước ta.
=>Đất nước sạch bóng quân thù, dành được độc lập hoàn toàn.
Trích dẫn Bình Ngô Đại Cáo
3.Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử.
a.Nguyên nhân thắng lợi:
-Sau khi dành thắng lợi, Lê Lợi cho Nguyễn Trãi viết Bình Ngô Đại Cáo tổng kết toàn bộ cuộc kháng chiến.
-Có thắng lợi trên là do:
+ Nhân dân ta có lòng nồng nàn yêu nước.Toàn thể dân tộc không phân biệt già trẻ, gái trai đều hăng hái tham gia kháng chiến.
+Nhờ sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của bộ chỉ huy nghiã quân đứng đầu là các anh hùng dân tộc Lê Lợi, Nguyễn Trãi.
+Nhờ sự chiến đấu gian khổ, chịu đựng nguy nan của nghĩa quân.
Lãnh tụ khởi nghĩa Lam Sơn,
anh hùng dân tộc Lê Lợi
b.Ý nghĩa lịch sử:
-Khởi nghĩa Lam sơn thắng lợi đã chấm dứt 20 năm đo hộ tàn bạo của nhà Minh, mở ra thời kì phát triển mới trong lịch sử dân tộc ta-Thời Lê Sơ.
Lê Lợi hoàn gươm lại cho rùa Kim Quy
Xã tắc từ đây vững bền
Giang sơn từ đây đổi mới
Càn khôn bĩ rồi lại thái
Nhật nguyệt hối rồi lại minh
Ngàn năm vết nhục nhã sạch làu
Muôn thuở nền thái bình vững chắc
Âu cũng nhờ trời đất tổ tông
Linh thiêng đã lặng thầm phù trợ;
Trích đoạn Bình Ngô Đại Cáo
Câu hỏi củng cố
Câu 1: Hãy tóm tắt diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
1424: Khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ do Lê Lợi lãnh đạo.
1425: Tấn công và giải phóng Nghệ An,Diễn Châu và Thanh Hóa.
1418: Giải phóng Tân Bình, Thuân Hóa.
1427: Chiến thắng Tốt Động, Chúc Động.
1428: Chiến thắng Chi Lăng, Xương Giang.
1426: Toán quân cuối cùng của Vương Thông rút khỏi nước ta,
Câu 2:Nêu nguyên nhân thắng lợi vá ý nghĩa lịch sử của nó?
Nhờ nhân dân ta có lòng nồng nàn yêu nước, sự chỉ huy sáng suốt tài tình của nghĩa quân.
Kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh, mở ra 1một thời kì phát triển mới của xã hội, đất nước, dân tộc Việt Nam-Thời Lê Sơ.
Dặn dò
1.Các em về nhà học thuộc bài cũ, chốt lại các ý cơ bản của hai trận đánh Tốt Động- Chúc Động và Chi Lăng- Xương Giang.
2.Xem trước bài mới: Nước Đại Việt thời Lê Sơ (1428-1527)
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Quốc Tùng
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)