Bài 19. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427)

Chia sẻ bởi Phương Dung | Ngày 29/04/2019 | 30

Chia sẻ tài liệu: Bài 19. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427) thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:










PHONG TRÀO ĐẤU TRANH
CHỐNG QUÂN MINH XÂM LƯỢC
VÀ KHỞI NGHĨA LAM SƠN
Châu Khắc Uy Bảo
Hồ Thị Kim Chi
Trần Hồng Phương Dung
Võ Trịnh Quốc Hưng
Nguyễn Văn Phước Khiêm
Nguyễn Đăng Phước
Nguyễn Duy Thắng
Thân Thị Thuỳ Trang
THỰC HIỆN: NHÓM 4
I. Bối cảnh lịch sử
Cuối thế kỉ XIV, nhà Trần suy vong, Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần năm 1400 . Nhân cơ hội đó quân Minh sang xâm lược nước ta, Hồ Quý Ly liên tục thất bại và đến tháng 6 năm 1407, thì bị bắt cùng các con trai là Hồ Nguyên Trừng và Hồ Hán Thương. Vương triều Đại Ngu sụp đổ. Nước ta rơi vào ách đô hộ của nhà Minh.
Nhà Minh thực hiện chính sách đàn áp rất tàn bạo (chặt đầu, đốt xác, cuốn ruột vào cây...) để khủng bố tinh thần người Việt khiến cư dân Việt rất uất ức và căm giận. Mặt khác, các tướng nhà Minh như Hoàng Phúc, Trương Phụ đã thiết lập bộ máy cai trị và huy động được một lực lượng người Việt giúp việc khá đắc lực như Mạc Thuý, Lương Nhữ Hốt, Trần Phong…..…....
Điển hình là Trần Ngỗi và Trần Quý Khoáng nhà Hậu Trần, đã bị đàn áp một cách tàn khốc. Liên tiếp 2 vua nhà Hồ, một vua nhà Hậu Trần bị bắt về Bắc, vua Trùng Quang và các tướng đều tử tiết.
Bên cạnh đó đông đảo nhân dân đã có thái độ phản kháng, bất hợp tác với địch. Lúc đó, có câu truyền miệng : “Muốn sống ẩn vào rừng núi, muốn chết làm quan triều Minh". Ở miền núi thuộc Bắc Cạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Nghệ An có phong trào "nghĩa quân áo đỏ" của các tộc người thiểu số chống lại giặc Minh, kéo dài trong nhiều năm.
Phong trào đấu tranh chống Minh với nhiều hình thức là một phong trào quần chúng , đông đảo rộng khắp, đã phối hợp và dọn đường cho khởi nghĩa Lam Sơn.
II. Những phong trào đấu tranh trước khởi nghĩa Lam Sơn
III. Khởi nghĩa Lam Sơn
Trong bối cảnh đó, Lê Lợi đã đứng lên khởi nghĩa ở Lam Sơn, đúng như Nguyễn Trãi viết trong Bình Ngô đại cáo:
Vừa khi cờ nghĩa dấy lên
Chính lúc quân thù đang mạnh
... Tuấn kiệt như sao buổi sớm
Nhân tài như lá mùa thu
Lam Sơn - nơi Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa có tên Nôm là làng Cham, nằm bên tả ngạn sông Chu (thuộc Thọ Xuân, Thanh Hoá). Đó là nơi tiếp giáp giữa đồng bằng và miền núi, thuận lợi cho khi lực lượng còn non yếu, có thể thủ hiểm chống vây quét. Ở đây còn có tập hợp và đoàn kết nhiều tộc người. Nhiều tướng lĩnh Lam Sơn có nguồn gốc từ những tộc người thiểu số khác nhau như Mường (Lê Lai , Lê Hiến, Lê Hưu), Thái (Lê Cố, Xa Khả Sâm, Cầm Quý) hoặc Tày (Lý Huề ).
III. Khởi nghĩa Lam Sơn
Lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa là:
Lê Lợi là một hào trưởng thuộc tầng lớp xã hội mới, có uy tín và thế lực, tính hào phóng và quyết đoán, đã tập hợp được những gia nhân và nông dân trong vùng.
Nguyễn Trãi là người tài đức song toàn, lại có tri thức cao (đỗ Thái học sinh thời Hồ) vừa có thực tiễn cuộc sống (đã trải qua các triều Trần, Hồ và thời thuộc Minh). Ông là người nêu cao tư tưởng nhân nghĩa, thân dân và chiến thuật “tâm công" (đánh vào lòng người).
Năm 1416, Lê Lợi và 18 người đã tổ chức Hội thề Lũng Nhai (làng Mé,cách Lam Sơn 10km), nêu cao quyết tâm đoàn kết diệt giặc. Đầu năm 1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa, tự xưng là Bình Định Vương, truyền hịch kêu gọi nhân dân đứng lên cứu nước. Lúc này, lực lượng quân sĩ còn rất ít, lại thiếu thốn lương thảo :
“ Khi Linh Sơn lương hết mấy tuần
Lúc Khôi Huyện quân không một đội “
(Bình Ngô đại cáo)
III. Khởi nghĩa Lam Sơn


Hoạt động ở vùng núi Thanh Hoá (1418-1423),
III. Khởi nghĩa Lam Sơn
Bị quân Minh vây đánh nhiều trận, quân Lam Sơn ba lần rút chạy lên núi Chí Linh những năm 1418, 1419, 1422 và một lần cố thủ ở Sách Khôi năm 1422. Một lần bị địch vây gắt ở núi Chí Linh, Lê Lai theo gương Kỷ Tín nhà Tây Hán phải đóng giả làm Lê Lợi, dẫn quân ra ngoài nhử quân Minh. Nhờ đó Lê Lợi và các tướng lĩnh thừa cơ mở đường khác chạy thoát.
III. Khởi nghĩa Lam Sơn
Tiến vào Nam (1424-1425)
Theo kế của Nguyễn Chích, năm 1424 Lê Lợi quyết định đưa quân vào đồng bằng Nghệ An. Trên đường đi, quân Lam Sơn hạ thành Đa Căng (Bất Căng, Thọ Xuân), đánh lui quân cứu viện của tù trưởng Cầm Bành. Tháng 10 - 1424, nghĩa quân đã tiến công thành Trà Lân và sau 2 tháng thì chiếm thành. Năm 1425, Lê Lợi cử Đinh Lễ tấn công ra phía bắc, vây thành Diễn Châu, Tây Đô, chiếm vùng giải phóng rộng lớn, tạo điều kiện cho ta tiêu diệt địch.
Như vậy đến cuối năm 1425, Lê Lợi làm chủ toàn bộ đất đai từ Thanh Hóa trở vào.
III. Khởi nghĩa Lam Sơn
Tổng tấn công ra Bắc, giải phóng hoàn toàn đất nước (1426 - 1427)
Năm 1426, lực lượng nghĩa quân Lam Sơn đã tăng lên, có cả quân bộ lẫn quân thủy. Từ đó, Lê Lợi quyết định tổng tấn công ra Bắc, tiến tới giải phóng hoàn toàn đất nước.
Tháng 9-1426, khoảng gần 10.000 nghĩa quân từ Thanh Hóa đã tiến ra Bắc theo 3 đạo:
Trận Tốt Động – Chúc Động
Chiến thắng Chi Lăng-Xương Giang
Ngày 18 tháng 9 âm lịch năm 1427, Liễu Thăng đuổi đến Chi Lăng. Trần Lựu lại thua, Thăng đắc thắng mang 100 quân kị đi trước. Ngày 20, Thăng bị phục binh của Lê Sát, Trần Lựu đổ ra chém chết. Hơn 10 vạn quân cứu viện bị đánh tan tành ở Chi Lăng-Xương Giang
Quân ta đại thắng, sạch bóng quân thù trên khắp đất nước. Lê Lợi lên ngôi hoàng đế năm 1428, tức là vua Lê Thái tổ, chính thức dựng lên nhà Hậu Lê.
Bình Ngô đại cáo do Nguyễn Trãi nhân danh Lê lợi soạn thảo được công bố. Đó là bài ca khải hoàn, bản tổng kết chiến tranh, bản tuyên ngôn độc lập, trong đó, đã khẳng định chủ quyền dân tộc Việt như một quốc gia lịch sử - văn hoá.
“Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc, Nam cũng khác".
Bình Ngô Đại Cáo
Xin cảm ơn thầy giáo
cùng các bạn đã lắng nghe
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phương Dung
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)