Bài 19. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427)
Chia sẻ bởi Võ Thị Thu Hiền |
Ngày 10/05/2019 |
33
Chia sẻ tài liệu: Bài 19. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427) thuộc Lịch sử 7
Nội dung tài liệu:
Tuần: 20
Tiết PPCT: 37
Ngày dạy: . . . . . . .
Bài 19:
CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN <1418-1427>
I. THỜI KÌ Ở MIỀN TÂY THANH HOÁ <1418-1423>.
1. MỤC TIÊU
1.1. Kiến thức:
- Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là cuộc đấu tranh giải phóng đất nước, từ một cuộc khởi nghĩa nhỏ ở miền rừng núi Thanh Hoá đã phát triển rộng khắp cả nước.
- Tầng lớp quý tộc Trần, Hồ đã suy yếu không đủ sức lãnh đạo khởi nghĩa, chỉ có tầng lớp địa chủ mới do Lê Lợi lãnh đạo có đủ uy tín tập hợp khởi nghĩa.
1.2. Kĩ năng:
-Ý thức được lòng yêu nước, biết ơn người có công với nước: Lê Lợi, Nguyễn Trãi.
1.3. Thái độ:
- Đánh giá, nhận xét nhân vật lịch sử tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa.
2. NỘI DUNG HỌC TẬP
- Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa
- Những năm đầu hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn
3.CHUẨN BỊ
3.1. Giáo viên:
- Lược đồ khởi nghĩa Lam Sơn.
- Chân dung Nguyễn Trãi.
3.2. Học sinh: Chuẩn bị các câu hỏi theo SGK
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: (1p)
7A1: 7A2: 7A3: 7A6:
4.2. Kiểm tra miệng: ( 5p)
Câu 1: Trình bày tóm tắt diễn biến khởi nghĩa Trần Ngỗi, Trần Quý Khoáng ? (8đ)
*Khởi nghĩa Trần Ngỗi.
-10/1407 Trần Ngỗi làm minh chủ .
-12/1408 Trần Ngỗi đánh tan 4 vạn quân ở Bô Cô.
-Nội bộ mâu thuẫn-> 1409 nghĩa quân bị đánh tan Trần Ngỗi bị bắt.
*Khởi nghĩa Trần Quý Khoáng.
-1409 Trần Quý Khoáng lên ngôi, khởi nghĩa phát triển nhanh chóng, lan rộng từ Thanh Hoá-> Thuận Hoá.
-1413 Khởi nghĩa bị dập tắt.
Câu 2: Lê Lợi quê ở đâu? Vì sao ông lại khởi nghĩa? (2đ)
Lê Lợi quê ở Thanh Hóa. Là người yêu nước, thương dân, có uy tín lớn.
4.3. Tiến trình bài học (34p)
Giới thiệu bài mới (1p): Trong phong trào đấu tranh vũ trang chống quân Minh giải phóng dân tộc đầu thế kỷ XV, tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi khởi xướng. Cuộc khởi nghĩa đó đã diễn biến như thế nào, kết quả ra sao ta tìm hiểu bài 19. Ở tiết học này chúng ta sẽ tìm hiểu cuộc khởi nghĩa ở Miền Tây Thanh Hoá.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
*HĐ1: (17P) Tìm hiểu về việc Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa.
GV: Em hãy nêu vài nét về Lê Lợi ?
HS: Là một hào trưởng có uy tín ở vùng Lam Sơn, ông sinh năm 1385 con 1 địa chủ bình dân, là người yêu nước cương trực, khảng khái.
GV: Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa trong hoàn cảnh nào ?
HS: nước mất nhân dân lầm than ông đã chiêu tập nghĩa sĩ…, chọn Lam Sơn làm căn cứ kháng chiến .
GV: Ông thường nói: “ta dấy quân đánh giặc không phải vì ham phú quý mà muốn cho ngàn đời sau biết rằng ta không chịu thần phục quân giặc tàn bạo”.
GV: Câu nói của ông thể hiện điều gì ?
HS: Ý thức tự chủ của người dân Đại Việt.
GV cho HS thảo luận theo cặp (1P)
Câu hỏi: Vì sao Lê Lợi chọn Lam Sơn làm nơi phát động khởi nghĩa ?
( Tích hợp giáo dục môi trường)
HS: Trả lời các cặp khác bổ sung
GV: Lam Sơn là căn cứ đầu tiên của cuộc khởi nghĩa, là quê hương của Lê Lợi, noi có địa thế hiểm yếu, là nơi giao lưu của các dân tộc: Thái, Mường. Là nơi giao lưu giữa đồi núi và đồng bằng tại đây nghĩa quân có thể toả đi xuống đồng bằng trước mặt hoặc rút lên núi bảo toàn lực lượng.
GV: Nghe tin Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa người tìm đến tham gia với nghĩa quân và trở thành quân sư tài ba cho cuộc khởi nghĩa đó là Nguyễn Trãi
GV: Nguyễn Trãi là người như thế nào?
HS: Là con Nguyễn Phi Khanh đỗ tiến sĩ thời Trần làm quan cho nhà Hồ, bị giam lỏng ở thành Đông Quan sau đã trốn theo nghĩa quân Lam Sơn.
GV: Cuộc khởi nghĩa nhanh chóng lan rộng khắp nước, thu hút đông đảo nhân dân. Vì sao?
HS: Nhân dân ta rất yêu nước, mong góp phần đánh đuôỉ xâm lược Minh. Tin tưởng ở người
Tiết PPCT: 37
Ngày dạy: . . . . . . .
Bài 19:
CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN <1418-1427>
I. THỜI KÌ Ở MIỀN TÂY THANH HOÁ <1418-1423>.
1. MỤC TIÊU
1.1. Kiến thức:
- Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là cuộc đấu tranh giải phóng đất nước, từ một cuộc khởi nghĩa nhỏ ở miền rừng núi Thanh Hoá đã phát triển rộng khắp cả nước.
- Tầng lớp quý tộc Trần, Hồ đã suy yếu không đủ sức lãnh đạo khởi nghĩa, chỉ có tầng lớp địa chủ mới do Lê Lợi lãnh đạo có đủ uy tín tập hợp khởi nghĩa.
1.2. Kĩ năng:
-Ý thức được lòng yêu nước, biết ơn người có công với nước: Lê Lợi, Nguyễn Trãi.
1.3. Thái độ:
- Đánh giá, nhận xét nhân vật lịch sử tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa.
2. NỘI DUNG HỌC TẬP
- Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa
- Những năm đầu hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn
3.CHUẨN BỊ
3.1. Giáo viên:
- Lược đồ khởi nghĩa Lam Sơn.
- Chân dung Nguyễn Trãi.
3.2. Học sinh: Chuẩn bị các câu hỏi theo SGK
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: (1p)
7A1: 7A2: 7A3: 7A6:
4.2. Kiểm tra miệng: ( 5p)
Câu 1: Trình bày tóm tắt diễn biến khởi nghĩa Trần Ngỗi, Trần Quý Khoáng ? (8đ)
*Khởi nghĩa Trần Ngỗi.
-10/1407 Trần Ngỗi làm minh chủ .
-12/1408 Trần Ngỗi đánh tan 4 vạn quân ở Bô Cô.
-Nội bộ mâu thuẫn-> 1409 nghĩa quân bị đánh tan Trần Ngỗi bị bắt.
*Khởi nghĩa Trần Quý Khoáng.
-1409 Trần Quý Khoáng lên ngôi, khởi nghĩa phát triển nhanh chóng, lan rộng từ Thanh Hoá-> Thuận Hoá.
-1413 Khởi nghĩa bị dập tắt.
Câu 2: Lê Lợi quê ở đâu? Vì sao ông lại khởi nghĩa? (2đ)
Lê Lợi quê ở Thanh Hóa. Là người yêu nước, thương dân, có uy tín lớn.
4.3. Tiến trình bài học (34p)
Giới thiệu bài mới (1p): Trong phong trào đấu tranh vũ trang chống quân Minh giải phóng dân tộc đầu thế kỷ XV, tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi khởi xướng. Cuộc khởi nghĩa đó đã diễn biến như thế nào, kết quả ra sao ta tìm hiểu bài 19. Ở tiết học này chúng ta sẽ tìm hiểu cuộc khởi nghĩa ở Miền Tây Thanh Hoá.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
*HĐ1: (17P) Tìm hiểu về việc Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa.
GV: Em hãy nêu vài nét về Lê Lợi ?
HS: Là một hào trưởng có uy tín ở vùng Lam Sơn, ông sinh năm 1385 con 1 địa chủ bình dân, là người yêu nước cương trực, khảng khái.
GV: Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa trong hoàn cảnh nào ?
HS: nước mất nhân dân lầm than ông đã chiêu tập nghĩa sĩ…, chọn Lam Sơn làm căn cứ kháng chiến .
GV: Ông thường nói: “ta dấy quân đánh giặc không phải vì ham phú quý mà muốn cho ngàn đời sau biết rằng ta không chịu thần phục quân giặc tàn bạo”.
GV: Câu nói của ông thể hiện điều gì ?
HS: Ý thức tự chủ của người dân Đại Việt.
GV cho HS thảo luận theo cặp (1P)
Câu hỏi: Vì sao Lê Lợi chọn Lam Sơn làm nơi phát động khởi nghĩa ?
( Tích hợp giáo dục môi trường)
HS: Trả lời các cặp khác bổ sung
GV: Lam Sơn là căn cứ đầu tiên của cuộc khởi nghĩa, là quê hương của Lê Lợi, noi có địa thế hiểm yếu, là nơi giao lưu của các dân tộc: Thái, Mường. Là nơi giao lưu giữa đồi núi và đồng bằng tại đây nghĩa quân có thể toả đi xuống đồng bằng trước mặt hoặc rút lên núi bảo toàn lực lượng.
GV: Nghe tin Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa người tìm đến tham gia với nghĩa quân và trở thành quân sư tài ba cho cuộc khởi nghĩa đó là Nguyễn Trãi
GV: Nguyễn Trãi là người như thế nào?
HS: Là con Nguyễn Phi Khanh đỗ tiến sĩ thời Trần làm quan cho nhà Hồ, bị giam lỏng ở thành Đông Quan sau đã trốn theo nghĩa quân Lam Sơn.
GV: Cuộc khởi nghĩa nhanh chóng lan rộng khắp nước, thu hút đông đảo nhân dân. Vì sao?
HS: Nhân dân ta rất yêu nước, mong góp phần đánh đuôỉ xâm lược Minh. Tin tưởng ở người
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Võ Thị Thu Hiền
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)