Bài 19. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427)
Chia sẻ bởi Hồ Thị Bích Trâm |
Ngày 10/05/2019 |
40
Chia sẻ tài liệu: Bài 19. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427) thuộc Lịch sử 7
Nội dung tài liệu:
Họ và tên SV: Hồ Thị Bích Trâm
Lớp: Sư phạm Lịch sử - Địa Lý K40
GIÁO ÁN
Bài 19: CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN
(1418 – 1427) Mục II
Mục tiêu:
Kiến thức:
Nắm được những nét chủ yếu về hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn trong những năm 1424-1426.
Thấy được sự phát triển lớn mạnh của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trong thời kì này để từ chỗ bị động đối phó với quân Minh tiến đến làm chủ và bao vây được Đông Quan.
Kỹ năng:
Sử dụng lược đồ thuật lại sự kiện lịch sử. Nhận xét các sự kiện, lịch sử tiêu biểu .
Thái độ:
Giáo dục truyền thống yêu nước,tinh thần bất khuất kiên cường và lòng tự hào dân tộc.
Năng lực:
Năng lực tường thuật.
Năng lực giải quyết tình huống.
Năng lực giao tiếp.
Phương pháp và phương tiện dạy học.
Phương pháp:
Phương pháp thuyết trình.
Phương pháp vấn đáp.
Phương pháp sử dụng lược đồ.
Phương pháp sử dụng tài liệu lịch sử
Phương pháp sử dụng sách giáo khoa lịch sử.
Phương tiện:
Máy chiếu.
Tranh ảnh, lược đồ lịch sử.
Tiến trình bài giảng:
Kiểm tra bài cũ, ổn định lớp:
Em hãy nêu nguyên nhân của khởi nghĩa Lam Sơn?
Thời gian đầu khởi nghĩa Lam Sơn diễn ra như thế nào?
Giới thiệu bài mới:
Giai đoạn đầu của cuộc khởi nghĩa, nghĩa quân Lam Sơn gặp phải nhiều khó khăn về lương thực, vũ khí. Bị bao vây tấn công dồn dập, đường tiếp tế lương thực bị cắt đứt. Lê Lợi đã quyết định hòa hoãn với quân Minh để tranh thủ thời gian chuẩn bị lực lượng, tích trữ lương thảo, khí giới.Sau một thời gian hoà hoãn và tìm đủ mọi cách dụ dỗ mua chuộc Lê Lợi song không mang lại kết quả gì, quân Minh quyết định tấn công tiêu diệt nghĩa quân. Nhưng nghĩa quân Lê Lợi đã tranh thủ được thời gian hoà hoãn, củng cố lại lực lượng, có thể nói lúc này đã đủ sức để đối mặt với kẻ thù. . Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chuyển sang một giai đoạn mới. Diễn biến của cuộc khởi nghĩa trong thời kì này như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu phần II: GIẢI PHÓNG NGHỆ AN, TÂN BÌNH, THUẬN HÓA VÀ TIẾN QUÂN RA BẮC (1424-1426).
Nội dung bài học:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
II.Giải phóng Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa và tiến quân ra Bắc (1424-1426)
Hoạt động 1: Tìm hiểu công cuộc giải phóng Nghệ An (năm 1424)
GV: Trước tình hình quân Minh tấn công nghĩa quân, Nguyễn Chích đã đề ra một kế hoạch có tầm chiến lược quan trọng, đề nghị tạm rời núi rừng Thanh Hóa, chuyển quân vào Nghệ An.
Vì sao Nguyễn Chích lại đề nghị chuyển vào Nghệ An?
HS:Nghệ An là vùng đất rộng, người đông, địa hình hiểm trở, xa trung tâm địch, dễ dựa vào quay ra đánh lấy Đông Đô.
GV: Em biết gì về tướng Nguyễn Chích?
HS: Là nông dân nghèo, có tinh thân yêu nước cao, từng lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa chống quân Minh.
GV giảng: Kế hoạch chuyển địa bàn hoạt động của Nguyễn Chích đã được Lê Lợi chấp nhận. Nghĩa quân theo đường núi tiến vào miền Tây Nghệ An.
(Kết hợp lược đồ) Ngày 12.10. 1424 Quân ta bất ngờ tập kích đồn Đa Căng(Thọ Xuân – Thanh Hóa) và hạ thành Trà Lân sau hai tháng bao vây.
GV: Trên đà thắng lợi này quân ta đã có những hành động gìtiếp theo?
HS: Nghĩa quân tiến đánh giặc ở Khả Lưu.
GV giảng:Trên đà thắng đó, nghĩa quân tiến đánh Khả Lưu.
Có được một kế hoạch chu đáo và được sự ủng hộ của nhân dân quân ta tiến vào Nghệ An đánh chiếm Diễn Châu ,Thanh Hoá. Cả vùng Diễn Châu,Thanh Hoá được giải phóng chỉ trong không đầy 1 tháng.
GV: Vậy em có nhận xét gì về kế hoạch của Nguyễn Chích?/ Kế hoạch của Nguyễn Chích có tác dụng như thế nào?
HS: Thoát khỏi thế bao vây, mở rộng địa bàn hoạt động trong phạm vi từ Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hoá.
GV chốt: Như vậy từ những khó khăn ban đầu, với kế hoạch chuyển địa bàn hoạt động của nghĩa quân vào Nghệ An, quân ta đã có những thắng lợi đầu tiên giải phóng vùng Diễn Châu,Thanh Hoá, mở đầu cho một giai đoạn mới của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
Vậy từ chiến thắng trên nghĩa quân của ta đã có những chiến công gì mới chúng ta cùng tìm hiểu trong mục 2. Giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá
Lớp: Sư phạm Lịch sử - Địa Lý K40
GIÁO ÁN
Bài 19: CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN
(1418 – 1427) Mục II
Mục tiêu:
Kiến thức:
Nắm được những nét chủ yếu về hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn trong những năm 1424-1426.
Thấy được sự phát triển lớn mạnh của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trong thời kì này để từ chỗ bị động đối phó với quân Minh tiến đến làm chủ và bao vây được Đông Quan.
Kỹ năng:
Sử dụng lược đồ thuật lại sự kiện lịch sử. Nhận xét các sự kiện, lịch sử tiêu biểu .
Thái độ:
Giáo dục truyền thống yêu nước,tinh thần bất khuất kiên cường và lòng tự hào dân tộc.
Năng lực:
Năng lực tường thuật.
Năng lực giải quyết tình huống.
Năng lực giao tiếp.
Phương pháp và phương tiện dạy học.
Phương pháp:
Phương pháp thuyết trình.
Phương pháp vấn đáp.
Phương pháp sử dụng lược đồ.
Phương pháp sử dụng tài liệu lịch sử
Phương pháp sử dụng sách giáo khoa lịch sử.
Phương tiện:
Máy chiếu.
Tranh ảnh, lược đồ lịch sử.
Tiến trình bài giảng:
Kiểm tra bài cũ, ổn định lớp:
Em hãy nêu nguyên nhân của khởi nghĩa Lam Sơn?
Thời gian đầu khởi nghĩa Lam Sơn diễn ra như thế nào?
Giới thiệu bài mới:
Giai đoạn đầu của cuộc khởi nghĩa, nghĩa quân Lam Sơn gặp phải nhiều khó khăn về lương thực, vũ khí. Bị bao vây tấn công dồn dập, đường tiếp tế lương thực bị cắt đứt. Lê Lợi đã quyết định hòa hoãn với quân Minh để tranh thủ thời gian chuẩn bị lực lượng, tích trữ lương thảo, khí giới.Sau một thời gian hoà hoãn và tìm đủ mọi cách dụ dỗ mua chuộc Lê Lợi song không mang lại kết quả gì, quân Minh quyết định tấn công tiêu diệt nghĩa quân. Nhưng nghĩa quân Lê Lợi đã tranh thủ được thời gian hoà hoãn, củng cố lại lực lượng, có thể nói lúc này đã đủ sức để đối mặt với kẻ thù. . Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chuyển sang một giai đoạn mới. Diễn biến của cuộc khởi nghĩa trong thời kì này như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu phần II: GIẢI PHÓNG NGHỆ AN, TÂN BÌNH, THUẬN HÓA VÀ TIẾN QUÂN RA BẮC (1424-1426).
Nội dung bài học:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
II.Giải phóng Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa và tiến quân ra Bắc (1424-1426)
Hoạt động 1: Tìm hiểu công cuộc giải phóng Nghệ An (năm 1424)
GV: Trước tình hình quân Minh tấn công nghĩa quân, Nguyễn Chích đã đề ra một kế hoạch có tầm chiến lược quan trọng, đề nghị tạm rời núi rừng Thanh Hóa, chuyển quân vào Nghệ An.
Vì sao Nguyễn Chích lại đề nghị chuyển vào Nghệ An?
HS:Nghệ An là vùng đất rộng, người đông, địa hình hiểm trở, xa trung tâm địch, dễ dựa vào quay ra đánh lấy Đông Đô.
GV: Em biết gì về tướng Nguyễn Chích?
HS: Là nông dân nghèo, có tinh thân yêu nước cao, từng lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa chống quân Minh.
GV giảng: Kế hoạch chuyển địa bàn hoạt động của Nguyễn Chích đã được Lê Lợi chấp nhận. Nghĩa quân theo đường núi tiến vào miền Tây Nghệ An.
(Kết hợp lược đồ) Ngày 12.10. 1424 Quân ta bất ngờ tập kích đồn Đa Căng(Thọ Xuân – Thanh Hóa) và hạ thành Trà Lân sau hai tháng bao vây.
GV: Trên đà thắng lợi này quân ta đã có những hành động gìtiếp theo?
HS: Nghĩa quân tiến đánh giặc ở Khả Lưu.
GV giảng:Trên đà thắng đó, nghĩa quân tiến đánh Khả Lưu.
Có được một kế hoạch chu đáo và được sự ủng hộ của nhân dân quân ta tiến vào Nghệ An đánh chiếm Diễn Châu ,Thanh Hoá. Cả vùng Diễn Châu,Thanh Hoá được giải phóng chỉ trong không đầy 1 tháng.
GV: Vậy em có nhận xét gì về kế hoạch của Nguyễn Chích?/ Kế hoạch của Nguyễn Chích có tác dụng như thế nào?
HS: Thoát khỏi thế bao vây, mở rộng địa bàn hoạt động trong phạm vi từ Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hoá.
GV chốt: Như vậy từ những khó khăn ban đầu, với kế hoạch chuyển địa bàn hoạt động của nghĩa quân vào Nghệ An, quân ta đã có những thắng lợi đầu tiên giải phóng vùng Diễn Châu,Thanh Hoá, mở đầu cho một giai đoạn mới của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
Vậy từ chiến thắng trên nghĩa quân của ta đã có những chiến công gì mới chúng ta cùng tìm hiểu trong mục 2. Giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hồ Thị Bích Trâm
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)