Bài 19. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427)

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Lê | Ngày 10/05/2019 | 51

Chia sẻ tài liệu: Bài 19. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427) thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:

Chủ đề: ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ ( Thế kỉ XV- Đầu thế kỉ XVI)
Ngày soạn: 15/12/2016
Ngày dạy: 20 /12/2016
Tiết 37
Bài 19: CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN (1418- 1427) (tiếp theo)
I.Mục tiêu cần đạt:Giúp học sinh nắm được:
1.Kiến thức:
- Những nét chủ yếu về hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn trong những năm cuối 1424-1426.
- Qua đó thấy sự phát triển lớn mạnh của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trong thời gian này từ chỗ bị động đối phó với quân Minh ở miền Tây Thanh Hoá tiến đến làm chủ một vùng rộng lớn ở miền Trung và bao vây được Đông Quan.
2. Kĩ năng:
- Bồi dưỡng kĩ năng so sánh, nhận xét, đánh giá sự kiện, nhân vật lịch sử, hệ thống hóa, lập bảng thống kê.
- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng sử dụng bản đồ, lược đồ, tham khảo các tài liệu lịch sử để bổ sung cho bài học.
3. Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu nước, tinh thần bất khuất, kiên cường và lòng tự hào, tự cường dân tộc.
- Bồi dưỡng cho học sinh tinh thần quyết tâm vượt khó để học tập và phấn đấu vươn lên
4.Phẩm chất và năng lực được hình thành:
* Năng lực:
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, tư duy sáng tạo,hợp tác,sử dụng ngôn ngữ...
- Năng lực riêng: tái hiện sự kiện, thực hành bộ môn lịch sử: lập bảng so sánh; niên biểu, sử dụng lược đồ, tranh ảnh... xác định và giải quyết mối liên hệ, tác động giữa các sự kiện lịch sử, phân tích, nhận xét, đánh giá, thể hiện thái độ xúc cảm hành vi....
* Phẩm chất:Tự lập, tự chủ
II. Phương tiện và học liệu:
Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, chuẩn kiến thức kĩ năng, sưu tầm câu chuyện về Lương Thi Minh Nguyệt, Nguyễn Chích...
Thiết bị, phương tiện:
+ Máy tính, máy chiếu.
+ LĐ Khởi nghĩa Lam Sơn ( 1424- 1426)
+ Lược đồ đường tiến quân ra Bắc của nghĩa quân Lam Sơn
HS: soạn bài, nghiên cứu trước bài mới.
III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
1.Phương pháp dạy học:
- Phương pháp thảo luận nhóm, vấn đáp
- Phương pháp động não
- Phương pháp giải quyết vấn đề
- Phương pháp thuyết trình
- phương pháp trò chơi
- Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan...
2. Kĩ thuật: - Chia nhóm, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ
IV. Bảng mô tả:
Nội dung
Nhận biết( Mô tả yêu cầu cần đạt)
Thông hiểu
( Mô tả yêu cầu cần đạt)
Vận dụng thấp
( Mô tả yêu cầu cần đạt)
Vận dụng cao
( Mô tả yêu cầu cần đạt)

Giải phóng Nghệ An( Năm 1424)
- Nêu được kế hoạch Nguyễn Chích, một số nét chính về nhân vật Nguyễn Chích.
- Trình bày được diễn biến cuộc tiến công giải phóng Nghệ An ( 1424)
- Nêu được kết quả của cuộc tiến công giải phóng Nghệ An
Giải thích được vì sao Nguyễn Chích lại đưa ra đề nghị chuyển quân vào Nghệ An
Phân tích được tác dụng kế hoạch của Nguyễn Chích
Nhận xét về kế hoạch của Nguyễn Chích

Giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa
( Năm1425)
- Trình bày được diễn biến cuộc tiến công giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa của nghĩa quân Lam Sơn.
- Nêu được kết quả của cuộc tiến công Tân Bình, Thuận Hóa.

-Lập được bảng niên biểu những chiến thắng chính của nghĩa quân Lam Sơn từ cuối
1424- cuối 1425
-So sánh được lực lượng giữa ta và quân Minh sau chiến thắng Tân Bình, Thuận Hóa(1425)


Tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vi hoạt động( Cuối năm 1426)
- Trình bày được kế hoạch tiến quân ra Bắc của Lê Lợi
- Nêu được nhiệm vụ chính của từng đạo quân và nhiệm vụ chung của cả 3 đạo
- Nêu được kết quả của cuộc tiến quân ra Bắc.
- Nêu được một số dẫn chứng về sự ủng hộ của nhân dân dành cho nghĩa quân Lam Sơn
Giải thích được nguyên nhân vì sao từ 1424-1426 nghĩa quân Lam Sơn có thể giành được nhiều chiến thắng, làm thay đổi cục diện từ phòng thủ sang phản công.

-Nhận xét về kế hoạch của quân ta trong việc tiến quân ra Bắc
- Liên hệ với thực tiễn: Di tích Đình Ruối- Yên Nghĩa-
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Lê
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)