Bài 19. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427)

Chia sẻ bởi Trần Thùy Linh | Ngày 10/05/2019 | 29

Chia sẻ tài liệu: Bài 19. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427) thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:

XIN CHÀO TẤT CẢ CÁC BẠN
Môn: Lịch Sử
TRƯỜNG THCS PHÚC LỢI
Tìm hiểu về một số vị anh hùng thời Lê Sơ
Thành viên nhóm:
Trần Thùy Linh
Trần Mạnh Tiến
Lê Thanh Vân
Vũ Minh Đức
Hà Như Phương
Nguyễn Huy Hoàng
Đào Thu Phương
Nguyễn Thành Đạt
4 vị anh hùng thời Lê Sơ
1. NGUYỄN TRÃI
2. NGÔ SĨ LIÊN
3. LƯƠNG THẾ VINH
4. LÊ THÁNH TÔNG
1. NGUYỄN TRÃI
Nguyễn Trãi (1380 –  1442), hiệu là Ức Trai, là người đã tham gia tích cực Khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo chống lại sự xâm lược của nhà Minh (Trung Quốc) với Đại Việt.
Khi cuộc khởi nghĩa thành công vào năm 1428, Nguyễn Trãi trở thành khai quốc công thần.
Nguyễn Trãi có cha là Nguyễn Phi Khanh, con rể của quan Tư đồ Trần Nguyên Đán, nhà Trần.
Năm 1442, toàn thể gia đình Nguyễn Trãi bị kết án tru di tam tộc trong vụ án Lệ Chi Viên.
Năm 1464, vua Lê Thánh Tông xuống chiếu giải oan cho ông.
Nguyễn Trãi là một nhà văn hoá lớn, có đóng góp to lớn vào sự phát triển của văn học và tư tưởng Việt Nam.
2. NGÔ SĨ LIÊN
Ngô Sĩ Liên (khoảng đầu thế kỷ 15 - ?) là một nhà sử học thời Lê sơ, sống vào thế kỷ 15.
Ông là người đã tham gia khởi nghĩa Lam Sơn và có công lớn trong việc biên soạn bộ Đại Việt sử ký toàn thư - bộ quốc sử chính thống cũ nhất của Việt Nam mà còn được lưu truyền tới ngày nay.
Ngô Sĩ Liên là người làng Chúc Lý, huyện Chương Đức (nay là thôn Chúc Lý, xã Ngọc Hòa, huyện Chương Mỹ, Hà Nội).
3. LƯƠNG THẾ VINH
Lương Thế Vinh (1441- 1496, thọ 55 tuổi) tại làng Cao Hương, huyện Thiên Bản, Trấn Sơn Nam (nay là thôn Cao Phương, xã Liên Bảo, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định).
Từ nhỏ Lương Thế Vinh đã nổi tiếng về khả năng học mau thuộc, nhanh hiểu, và khả năng sáng tạo trong các trò chơi như đá bóng, thả diều, câu cá, bẫy chim.
Năm 1463, Lương Thế Vinh đỗ Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ nhất danh (trạng nguyên) khoa Quý Mùi niên hiệu Quang Thuận thứ 4, đời Lê Thánh Tông
4. LÊ THÁNH TÔNG
1. Cuộc đời của Lê Thánh Tông
- Lê Thánh Tông (1442 - 1497), là vị vua mà tên tuổi và sự nghiệp vẻ vang đã gắn liền với giai đoạn cường thịnh của Việt Nam nửa cuối thế kỷ 15.
- Lê Thánh Tông tên là Tư Thành, hiệu Thiên Nam động chủ, con thứ tư vua Lê Thái Tông, mẹ là Ngô Thị Ngọc Dao. Ông sinh 20/7/1442 , mất 30 /1/1497
- Lê Thánh Tông lên làm vua năm 1460, hai lần đổi niên hiệu: Quang Thuận (1460-1469) và Hồng Đức (1470-1497).
4. LÊ THÁNH TÔNG
2. Một nhà thơ.
- Ông đứng đầu hội văn học Tao Đàn.
-Thơ Lê Thánh Tông để lại khá nhiều và có giá trị cao về nội dung tư tưởng.
-Qua thơ Lê Thánh Tông, chúng ta không chỉ hiểu sâu hơn tâm hồn gắn bó mật thiết với non sông, đất nước của ông, mà còn thấy được khí phách cả một thời đang vươn lên, đầy hào tráng
4. LÊ THÁNH TÔNG
3. Nhà cải tổ và xây dựng đầy nhiệt huyết
- Lê Thánh Tông đã bước lên ngai vàng giữa lúc triều chính nhà Lê đang lục đục mâu thuẫn.
- Lên nắm chính quyền, Lê Thánh Tông đã :
+ Chấm dứt tình trạng phe phái trong cung đình
+ Tổ chức xây dựng đất nước với một tinh thần cải cách mạnh mẽ.
+ Xóa bỏ hệ thống tổ chức hành chính cũ .
+ Sửa chế độ thuế , khuyến khích sản xuất nông nghiệp,…
- Củng cố quốc phòng bảo vệ đất nước được tăng cường.
4. LÊ THÁNH TÔNG
4. Người phát triển những giá trị văn hóa dân tộc
Lê Thánh Tông đã tạo lập một nền văn hóa có diện mạo riêng, khẳng định một giai đoạn phát triển mới của lịch sử văn hóa dân tộc.
Lê Thánh Tông đẩy mạnh phát triển giáo dục, đào tạo nhân tài.
Ngoài Quốc Tử Giám,... là những cơ quan văn hóa, giáo dục lớn, Lê Thánh Tông còn cho xây kho bí thư chứa sách.
4. LÊ THÁNH TÔNG
5. Vua Lê Thánh Tông trong quá trình minh oan cho Nguyễn Trãi
Tháng 7/1442, vua Lê Thái Tông đi duyệt binh ở Chí Linh đã về ngự ở chỗ Nguyễn Trãi trên chùa Côn Sơn. Đến ngày 4/8/1442, vua về đến Lệ Chi Viên thì đột ngột qua đời. Mọi người đều nói người giết vua là Nguyễn Thị Lộ, vợ Nguyễn Trãi. Cả gia đình Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc.
Năm 1464, vua Lê Thánh Tông mới chính thức ban chiếu minh oan cho Nguyễn Trãi, truy tặng ông tước Tán Trù Bá, ban cho con trai Nguyễn Trãi, người sống sót duy nhất trong gia đình sau vụ án Lệ Chi Viên, là Nguyễn Anh Vũ chức huyện quan.
Mặc dù vua Lê Thánh Tông đã xuống chiếu minh oan cho Nguyễn Trãi, nhưng Nguyễn Thị Lộ, vợ Nguyễn Trãi, người bị nghi là hung thủ chính, chưa được vua minh oan.
4. LÊ THÁNH TÔNG
6. Người khởi xướng bộ luật Hồng Đức
Bộ luật Hồng Đức là thành tựu đáng tự hào của sự nghiệp Lê Thánh Tông.
Lê Thánh Tông - người khởi xướng luật Hồng Đức, cũng là người thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật đã ban hành.
Lê Thánh Tông thường bảo với các quan rằng: "Pháp luật là phép tắc chung của Nhà nước, ta và các người phải cùng tuân theo".
Luật Hồng Đức là tên gọi thông dụng của bộ Quốc triều hình luật, bộ luật chính thức của nhà nước Đại Việt thời Lê sơ hiện còn được lưu giữ đầy đủ.
Nó có thể coi là bộ luật tổng hợp bao gồm nhiều quy phạm pháp luật thuộc nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau như: Lĩnh vực luật hình sự, luật dân sự, luật tố tụng, luật hôn nhân-gia đình, luật hành chính,...
Bộ luật có 13 chương, gồm 722 điều. Sau “trang dẫn” mô tả chi tiết các đồ biểu quy định về các hạng để tang và tang phục; kích thước và các hình cụ (roi, trượng, gông, dây sắt v...v), các điều luật được sắp xếp theo 13 chương.
Luật Hồng Đức ví như một tòa nhà pháp đình được xây cất trên nền tảng tinh thần dân tộc và tư tưởng Nho giáo lúc ấy đã trở thành hệ tư tưởng thống trị của xã hội đương thời.
4. Đôi nét về bộ luật Hồng Đức
Xin cảm ơn các bạn đã lắng nghe.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thùy Linh
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)