Bài 19. Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1951 - 1953)
Chia sẻ bởi Bùi Thị Bình |
Ngày 09/05/2019 |
33
Chia sẻ tài liệu: Bài 19. Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1951 - 1953) thuộc Lịch sử 12
Nội dung tài liệu:
BÀI 19
BƯỚC PHÁT TRIỂN CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1951-1953)
TIẾT 2
1. Chiến dịch ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ ( 1950-1951)
2. Chiến dịch Hòa Bình (1951-1952)
3. Chiến dịch Tây Bắc (1952)
4. Chiến dịch Thượng Lào (1953)
2. Chiến dịch Hòa Bình (1951-1952)
Chiến dịch Hòa Bình đông – xuân 1951 -1952
- Hòa Bình là cửa ngõ nối liền vùng tự do với vùng đồng bằng Bắc Bộ, mạch máu giao thông giữa Việt Bắc với Liên khu IV.
- Ngày 09.11.1951, Đơ Lát đơ Tát-xi-nhi tiến đánh Chợ Bến, Hòa Bình
- Ta mở chiến dịch phản công ở Hòa Bình nhằm tiêu diệt sinh lực địch, phá kế hoạch bình định của chúng và đẩy mạnh phong trào du kích.
- Kết quả: Ta giải phóng khu vực Hòa Bình – sông Đà rộng 2000 km2 với 15 vạn dân , căn cứ du kích mở rộng từ Bắc Giang xuống Hòa Bình .
- Ý nghĩa: Là thắng lợi của nghệ thuật chỉ đạo chiến đấu phối hợp giữa chiến trường chính với chiến trường cả nước
3. Chiến dịch Tây Bắc (1952)
Chiến dịch Tây Bắc (14.10-10.12.1952)
Mục tiêu của chiến dịch là tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng đồng bào Tây Bắc khỏi ách áp bức của giặc, giải phóng một bộ phận đất đai Tây Bắc, phá âm mưu lập “xứ Thái tự trị” của Pháp. Phối hợp với chiến trường chính Tây Bắc, quân ta còn mở các mặt trận ở đồng bằng và các tỉnh vùng sau lưng địch.
Đợt 1 (14 - 23.10): bộ đội Việt Nam tiến công phân khu Nghĩa Lộ, tiểu khu Phù Yên, tiêu diệt và bức rút hàng loạt cứ điểm, giải phóng khu vực giữa Sông Thao và Sông Đà, từ Vạn Yên đến Phù Yên. Để giải toả bớt áp lực, quân Pháp mở cuộc hành binh Loren lên Phú Thọ (28.10) hòng kéo chủ lực Việt Nam về đối phó nhưng không thành công.
Đợt 2 (7 - 22.11): trên hướng chính, bộ đội Việt Nam vượt Sông Đà tiến công hệ thống phòng ngự của Pháp trên cao nguyên Mộc Châu (19.11) và truy kích địch đến Nà Sản. Trên hướng vu hồi chiến dịch từ nam Lai Châu xuống, bộ đội Việt Nam giải phóng Thuận Châu, Tuần Giáo, Điện Biên Phủ, Mường La, thị xã Sơn La. Tại Nà Sản, quân Pháp co cụm thành tập đoàn cứ điểm.
Đợt 3 (30.11 - 10.12): bộ đội Việt Nam tiến công Nà Sản, nhưng không thành công. Chiến dịch kết thúc với kết quả: tiêu diệt và bắt sống trên 6 nghìn quân của 8 tiểu đoàn cơ động và 141 đại đội chiếm đóng, giải phóng 28.500 km2 đất, 250 nghìn dân. Giữ vững thế chủ động tiến công, kết thúc chiến dịch đúng lúc là những nét nổi bật của CDTB (14.10 - 10.12.1952).
4. Chiến dịch Thượng Lào (1953)
Chiến dịch Thượng Lào xuân-hè năm 1953.
Thượng Lào là vùng chiến lược quan trọng , là hậu phương an toàn của địch
- Đầu 1953, ta phối hợp với Pa thét Lào mở chiến dịch Thượng Lào nhằm tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng đất đai, đẩy mạnh kháng chiến ở Lào.
- Kết quả: giải phóng Sầm Nưa, một phần tỉnh Xiêng Khoảng và tỉnh Phong Xa-lì với trên 30 vạn dân.
- Phối hợp với chiến trường chính Bắc Bộ, từ 1951 đến 1953 ở Trung và Nam Bộ ta đã tận dụng chiến tranh du kích, tiêu hao sinh lực địch, phá hủy cơ sở kinh tế của chúng.
chien dich Thượng Lào
BƯỚC PHÁT TRIỂN CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1951-1953)
TIẾT 2
1. Chiến dịch ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ ( 1950-1951)
2. Chiến dịch Hòa Bình (1951-1952)
3. Chiến dịch Tây Bắc (1952)
4. Chiến dịch Thượng Lào (1953)
2. Chiến dịch Hòa Bình (1951-1952)
Chiến dịch Hòa Bình đông – xuân 1951 -1952
- Hòa Bình là cửa ngõ nối liền vùng tự do với vùng đồng bằng Bắc Bộ, mạch máu giao thông giữa Việt Bắc với Liên khu IV.
- Ngày 09.11.1951, Đơ Lát đơ Tát-xi-nhi tiến đánh Chợ Bến, Hòa Bình
- Ta mở chiến dịch phản công ở Hòa Bình nhằm tiêu diệt sinh lực địch, phá kế hoạch bình định của chúng và đẩy mạnh phong trào du kích.
- Kết quả: Ta giải phóng khu vực Hòa Bình – sông Đà rộng 2000 km2 với 15 vạn dân , căn cứ du kích mở rộng từ Bắc Giang xuống Hòa Bình .
- Ý nghĩa: Là thắng lợi của nghệ thuật chỉ đạo chiến đấu phối hợp giữa chiến trường chính với chiến trường cả nước
3. Chiến dịch Tây Bắc (1952)
Chiến dịch Tây Bắc (14.10-10.12.1952)
Mục tiêu của chiến dịch là tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng đồng bào Tây Bắc khỏi ách áp bức của giặc, giải phóng một bộ phận đất đai Tây Bắc, phá âm mưu lập “xứ Thái tự trị” của Pháp. Phối hợp với chiến trường chính Tây Bắc, quân ta còn mở các mặt trận ở đồng bằng và các tỉnh vùng sau lưng địch.
Đợt 1 (14 - 23.10): bộ đội Việt Nam tiến công phân khu Nghĩa Lộ, tiểu khu Phù Yên, tiêu diệt và bức rút hàng loạt cứ điểm, giải phóng khu vực giữa Sông Thao và Sông Đà, từ Vạn Yên đến Phù Yên. Để giải toả bớt áp lực, quân Pháp mở cuộc hành binh Loren lên Phú Thọ (28.10) hòng kéo chủ lực Việt Nam về đối phó nhưng không thành công.
Đợt 2 (7 - 22.11): trên hướng chính, bộ đội Việt Nam vượt Sông Đà tiến công hệ thống phòng ngự của Pháp trên cao nguyên Mộc Châu (19.11) và truy kích địch đến Nà Sản. Trên hướng vu hồi chiến dịch từ nam Lai Châu xuống, bộ đội Việt Nam giải phóng Thuận Châu, Tuần Giáo, Điện Biên Phủ, Mường La, thị xã Sơn La. Tại Nà Sản, quân Pháp co cụm thành tập đoàn cứ điểm.
Đợt 3 (30.11 - 10.12): bộ đội Việt Nam tiến công Nà Sản, nhưng không thành công. Chiến dịch kết thúc với kết quả: tiêu diệt và bắt sống trên 6 nghìn quân của 8 tiểu đoàn cơ động và 141 đại đội chiếm đóng, giải phóng 28.500 km2 đất, 250 nghìn dân. Giữ vững thế chủ động tiến công, kết thúc chiến dịch đúng lúc là những nét nổi bật của CDTB (14.10 - 10.12.1952).
4. Chiến dịch Thượng Lào (1953)
Chiến dịch Thượng Lào xuân-hè năm 1953.
Thượng Lào là vùng chiến lược quan trọng , là hậu phương an toàn của địch
- Đầu 1953, ta phối hợp với Pa thét Lào mở chiến dịch Thượng Lào nhằm tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng đất đai, đẩy mạnh kháng chiến ở Lào.
- Kết quả: giải phóng Sầm Nưa, một phần tỉnh Xiêng Khoảng và tỉnh Phong Xa-lì với trên 30 vạn dân.
- Phối hợp với chiến trường chính Bắc Bộ, từ 1951 đến 1953 ở Trung và Nam Bộ ta đã tận dụng chiến tranh du kích, tiêu hao sinh lực địch, phá hủy cơ sở kinh tế của chúng.
chien dich Thượng Lào
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Bùi Thị Bình
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)