Bài 19. Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1951 - 1953)

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thu Hương | Ngày 09/05/2019 | 40

Chia sẻ tài liệu: Bài 19. Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1951 - 1953) thuộc Lịch sử 12

Nội dung tài liệu:

BÀI 19. BƯỚC PHÁT TRIỂN MỚI
CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN
I. THỰC DÂN PHÁP ĐẨY MẠNH CHIẾN TRANH XÂM LƯỢC
1. Mĩ can thiệp sâu vào chiến tranh Đông Dương:
- 23/12/1950, Mỹ kí với Pháp Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương.
- 9/1951, Mĩ kí với Bảo Đại Hiệp ước kinh tế Việt – Mĩ nhằm trực tiếp ràng buộc chính phủ Bảo Đại vào Mĩ
Bảo Đại tên húy là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy, sinh ngày 22 tháng 10 năm 1913 tại Huế, là con của vua Khải Định và bà Từ Cung Hoàng Thị Cúc. Ông qua đời ngày 31 tháng 7 năm 1997 tại Paris hưởng thọ 84 tuổi.
I. THỰC DÂN PHÁP ĐẨY MẠNH CHIẾN TRANH XÂM LƯỢC
1. Mĩ can thiệp sâu vào chiến tranh Đông Dương:
- 23/12/1950, Mỹ kí với Pháp Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương.
- 9/1951, Mĩ kí với Bảo Đại Hiệp ước kinh tế Việt – Mĩ nhằm trực tiếp ràng buộc chính phủ Bảo Đại vào Mĩ
=> Từng bước thay chân Pháp chiếm Đông Dương.
2. Kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi
I. THỰC DÂN PHÁP ĐẨY MẠNH CHIẾN TRANH XÂM LƯỢC
- Năm 1950, Pháp đề ra kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi
Đờ-lát Đờ Tát-xi-nhi là thống chế quân đội Pháp, anh hùng nước Pháp trong Thế chiến thứ hai. Sau thế chiến, ông tiếp tục tham gia Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất và mất vì bệnh trong khi chiến tranh vẫn còn đang tiếp diễn.
2. Kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi
I. THỰC DÂN PHÁP ĐẨY MẠNH CHIẾN TRANH XÂM LƯỢC
- Nội dung:
+ Gấp rút tập trung quân Âu – Phi nhằm xây dựng lực lượng cơ động chiến lược mạnh, đồng thời ra sức phát triển ngụy quân để xây dựng “quân đội quốc gia”..
+ Xây dựng phòng tuyến công sự bằng xi măng cốt sắt (boong ke), thành lập “vành đai trắng” bao quanh trung du và đồng bằng Bắc Bộ nhằm ngăn chặn chủ lực của ta và kiểm soát việc ta đưa nhân tài vật lực ra vùng tự do., đánh phá hậu phương của ta.
2. Kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi
I. THỰC DÂN PHÁP ĐẨY MẠNH CHIẾN TRANH XÂM LƯỢC
- Nội dung:
+ Tiến hành “chiến tranh tổng lực”, bình định vùng tạm chiếm, vơ vét sức người sức của của nhân dân ta để tăng cường lực lượng của chúng.
+ Đánh phá hậu phương của ta bằng biệt kích, thổ phỉ, gián điệp; kết hợp oanh tạc bằng phi pháo với chiến tranh tâm lí và chiến tranh kinh tế.
2. Kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi
I. THỰC DÂN PHÁP ĐẨY MẠNH CHIẾN TRANH XÂM LƯỢC
- Tác động:
+ Làm cho cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp ở Đông Dương lên quy mô lớn.
+ Làm cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta trở nên khó khăn phức tạp.
II. ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU LẦN THỨ II CỦA ĐẢNG (2 – 1951)
1. Hoàn cảnh triệu tập :
Từ năm 1950, quân ta giữ vững quyền chủ động ở chiến trường, Pháp liên tiếp thất bại và Mĩ từng bước can thiệp sâu vào chiến tranh ở Đông Dương  cần phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng.
=>Tháng 2/1951, Đảng họp đại hội lần II ở Chiêm Hóa-Tuyên Quang
II. ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU LẦN THỨ II CỦA ĐẢNG (2 – 1951)
2. Nội dung :
- Thông qua hai báo cáo quan trọng
+ Báo cáo chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh
+ Báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam của Tổng bí thư Trường Chinh.
- Quyết định tách ĐCS Đông Dương để thành lập ở mỗi nước một Đảng Mác – Lênin riêng. Ở Việt Nam lấy tên là Đảng Lao động Việt Nam, đưa Đảng ra hoạt động công khai.
- Thông qua Tuyên ngôn, Điều lệ mới, xuất bản báo Nhân dân làm cơ quan ngôn luận của Đảng
- Bầu ra Ban chấp hành Trung ương
II. ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU LẦN THỨ II CỦA ĐẢNG (2 – 1951)
3. Ý nghĩa :
Đánh dấu bước phát triển mới trong quá trình trưởng thành và lãnh đạo cách mạng của Đảng.
III. HẬU PHƯƠNG KHÁNG CHIẾN PHÁT TRIỂN MỌI MẶT:
1. Về chính trị :
- Thống nhất Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt thành Mặt trận Liên Việt (3/1951).
            
Đại hội toàn quốc thống nhất Mặt trận Việt Minh-
Liên Việt thành Mặt trận Liên Hiệp Quốc dân Việt Nam,
ngày 3-3-1951.
III. HẬU PHƯƠNG KHÁNG CHIẾN PHÁT TRIỂN MỌI MẶT:
1. Về chính trị :
- Thống nhất Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt thành Mặt trận Liên Việt (3/1951).
- Thành lập Liên minh nhân dân Việt – Miên – Lào để tăng cường khối đoàn kết của ba nước Đông Dương (3/1951).
- Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước trong các ngành (bầu được 7 anh hùng đầu tiên của cuộc kháng chiến).
Cù Chính Lan sinh năm 1930 trong một gia đình nông dân nghèo tại làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An
 Ngày 13 tháng 12năm 1951, trong trận tấn công cứ điểm Giang Mỗ, anh đã một mình đuổi xe tăng Pháp, nhảy lên thành xe, ném lựu đạn vào buồng lái để tiêu diệt xe.
Ngày 29 tháng 12 năm 1951, đơn vị anh được lệnh đánh đồn Tu Vũ (Điện Biên). Tiểu đội anh được giao nhiệm vụ mở cửa hàng rào cho đại quân tấn công. Dù bị thương nặng 3 lần, anh vẫn cố gắng tham gia chiến đấu cho đến khi tử thương do mất máu.
Nguyễn Quốc Trị sinh năm 1921, tại làng Phượng Kỷ, xã Đà Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An.
Trong chiến dịch Thu Đông năm 1950, Nguyễn Quốc Trị đã chỉ huy một trung đội đánh tan 2 trung đội của Trung đoàn Lơ-pa-giơ, diệt và bắt 22 người, cùng đơn vị phá gãy kế hoạch hợp quân của quân Pháp, tạo chia cách, mất thế quân bình, hàng ngũ hoang mang dẫn đến tan rã.
Ngày 16 tháng 8 năm 1967, lúc đó đang là Hiệu trưởng trường Quân chính Quân khu 4, Nguyễn Quốc Trị đã mất vì bom nổ tại làng Phượng Kỷ, quê hương ông, trong một lần về thăm quê.
Nguyễn Thị Chiên sinh năm 1930 tại huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Bà là Trung tá quân đội nhân dân Việt Nam và Nữ Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam
Năm 1946 đến năm 1952, Nguyễn Thị Chiên tham gia xây dựng cơ sở kháng chiến ở 5 thôn, xây dựng và chỉ huy Đội du kích xã Tán Thuật đánh địch chống càn, phá giao thông đường 39, phá tề... Bà đã tiêu diệt, làm bị thương và bắt 15 quân địch. Tháng 4 năm 1950, trong khi đưa cán bộ về hoạt động tại xã, bà bị quân địch bắt, dụ dỗ, tra tấn suốt 3 tháng rưỡi. Nhưng bà vẫn trung thành, không khai báo. Tháng 10 năm 1951, trong một trận phục kích đánh địch trên đường 39, bà đã bắn bị thương 1 quân địch, bắt sống 6 lính địch, thu được 4 súng. Tháng 12 năm 1951, khi quân đội Pháp lùng sục vào làng, Bà đã chỉ huy du kích bất ngờ xông ra bắt sống 4 lính Pháp 
Ngô Gia Khảm sinh năm 1912, quê quán: xã Tam Sơn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
- Năm 1944, Ngô Gia Khảm là một trong những người đầu tiên xây dựng và là Quản đốc Xưởng Quân giới ở chiến khu Việt Bắc. Ông cùng với ông Nguyễn Văn Xuân (kỹ sư) chế tạo lựu đạn vỏ gang kiểu đập tại Bắc Ninh.
- Trong Kháng chiến chống Pháp, ông xây dựng Xưởng Hoá chất đầu tiên ở Việt Bắc, chế tạo thuốc nổ làm mìn, lựu đạn, đạn. Ông bị thương ba lần trong khi sản xuất. Từ năm 1945 đến năm 1954, ông đã đào tạo được nhiều công nhân quân giới và sản xuất nhiều thuốc nổ phục vụ nhiệm vụ kháng chiến.
Trần Đại Nghĩa Ông tên thật Phạm Quang Lễ, sinh ngày 13 tháng 9 năm 1913 trong một gia đình Công giáo nghèo tại xã Chánh Hiệp, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.
Năm 1935, ông đi du học Pháp và tốt nghiệp kỹ sư và cử nhân toán học tại các trường: Đại học Bách khoa Paris, Đại học Điện, Đại học Sorbonne, Đại học Cầu đường Paris. Sau đó ông ở lại Pháp làm việc tại Trường Quốc gia Hàng không và Vũ trụ. Năm 1942, ông sang Đức làm việc trong xưởng chế tạo máy bay và Viện nghiên cứu vũ khí.
Tháng 5 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh qua Pháp thương thuyết với Bộ trưởng Thuộc địa Marius Moutet. Ông cùng với kỹ sư luyện kim Võ Quý Huân, bác sĩTrần Hữu Tước theo Hồ Chủ tịch về nước, tham gia tổ chức, chế tạo vũ khí cho quân đội tại núi rừng Việt Bắc. Ngày 5 tháng 12 năm đó, Hồ Chí Minh đặt tên mới cho ông là Trần Đại Nghĩa và trực tiếp giao cho ông làm Cục trưởng Cục Quân giới
Ông mất vào 16 giờ 20 phút ngày 9 tháng 8 năm 1997, hưởng thọ 84 tuổi.
Trần Đại Nghĩa - `ông vua` vũ khí Việt Nam
Giáo sư, viện sĩ Trần Đại Nghĩa là tên tuổi lớn trong lĩnh vực chế tạo vũ khí của Việt Nam, gắn liền với những sản phẩm nổi tiếng trong lịch sử kháng chiến như đạn Bazoka, súng SKZ hay các loại bom bay có sức công phá mạnh.
Hoàng Hanh quê ở xã Xuân Lạc, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Ông là người Công giáo
Về trồng trọt Hoàng Hanh trồng lúa, khoai, bông, vừng, lạc, đậu tương... đều vượt mức bình quân chung của toàn dân. Về chăn nuôi ông có trâu, gà, lợn, thỏ, hươu... Ông còn có những sáng kiến trong làm nông nghiệp như về trồng lúa có đào mương để tát nước khi hạn, áp dụng các biện pháp khoa học tiến bộ, cày lặp, ủ phân..., về chăn nuôi cũng có những kinh nghiệm làm chuồng, chăm sóc gia súc gia cầm.
Hoàng Hanh (1888 – 1963) là một nông dân Việt Nam, một trong ba Anh hùng lao động đầu tiên của Việt Nam.
Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước trong các ngành (bầu được 7 anh hùng đầu tiên của cuộc kháng chiến).
Dại biểu thông qua cải cách đất đai tại đại hội lần I (họp lần 3) năm 1953
III. HẬU PHƯƠNG KHÁNG CHIẾN PHÁT TRIỂN MỌI MẶT:
2. Về kinh tế :
- Năm 1952, mở cuộc vận động lao động sản xuất và thực hành tiết kiệm
- Đề ra chính sách nhằm chấn chỉnh thuế khóa, xây dựng nền tài chính, ngân hàng, thương nghiệp.
- Từ 4 – 1953 đến 7 – 1954, tiến hành 5 đợt giảm tô, 1 đợt cải cách ruộng đất.
III. HẬU PHƯƠNG KHÁNG CHIẾN PHÁT TRIỂN MỌI MẶT:
3. Về văn hóa – giáo dục :
- Văn nghệ sĩ hăng hái thâm nhập mọi mặt của cuộc sống, chiến đấu và sản xuất.
- Công tác vệ sinh phòng bệnh, thực hiện đời sống mới, bài trừ tệ nạn mê tín.
- Công tác chăm lo sức khỏe cho nhân dân được coi trọng.
Các làng xã ở vùng tự do trong kháng chiến thường xuyên tổ chức lớp học văn hóa cho nhân dân.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thu Hương
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)