Bài 19. Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1951 - 1953)

Chia sẻ bởi Trần Thị Ngọc Lệ | Ngày 09/05/2019 | 41

Chia sẻ tài liệu: Bài 19. Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1951 - 1953) thuộc Lịch sử 12

Nội dung tài liệu:

L?p 12a6
Kính cha`o
Tru?ng THPT Ly? Tu? Tro?ng
BÀI 19. BƯỚC PHÁT TRIỂN MỚI
CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN
I.THỰC DÂN PHÁP ĐẨY MẠNH CHIẾN TRANH XÂM LƯỢC ĐÔNG DƯƠNG
1. Mỹ can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh
- Từ tháng 5/1949, Mỹ can thiệp sâu vào  chiến tranh xâm lược Đông Dương.
- 23/12/1950, ký với Pháp Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương, viện trợ quân sự, kinh tế - tài chính cho Pháp, từng bước thay Pháp ở Đông Dương.
- Tháng 9/1951, ký với Bảo Đại “Hiệp ước hợp tác kinh tế Việt - Mỹ” nhằm ràng buộc Bảo Đại vào Mỹ.

Bảo Đại tên húy là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy, sinh ngày 22 tháng 10 năm 1913 tại Huế, là con của vua Khải Định và bà Từ Cung Hoàng Thị Cúc. Ông qua đời ngày 31 tháng 7 năm 1997 tại Paris hưởng thọ 84 tuổi.
* Nội dung:
Xây dựng lực lượng cơ động chiến lược
Xây dựng phòng tuyến công sự bằng xi măng cốt sắt (boong ke).
Tiến hành chiến tranh tổng hợp
- Lập vành đai trắng, đánh phá hậu phương của ta.
2. Kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi
Đờ-lát Đờ Tát-xi-nhi là thống chế quân đội Pháp, anh hùng nước Pháp trong Thế chiến thứ hai. Sau thế chiến, ông tiếp tục tham gia Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất và mất vì bệnh trong khi chiến tranh vẫn còn đang tiếp diễn.

II. Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (2/1951)
*Hoàn cảnh triệu tập :

Năm 1950, quân ta giữ vững quyền chủ động ở chiến trường, Pháp liên tiếp thất bại, Mĩ từng bước can thiệp sâu vào chiến tranh ở Đông Dương
Tháng 2/1951, Đảng họp đại hội lần II ở Chiêm Hóa-Tuyên Quang
* Nội dung cơ bản của đại hội :
Thông qua hai báo cáo quan trọng :
- Báo cáo chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam của Tổng bí thư Trường Chinh.
Quyết định tách ĐCS Đông Dương để thành lập ở mỗi nước một Đảng Mác – Lênin riêng. Ở Việt Nam lấy tên là ĐCS Việt Nam.
Thông qua Tuyên ngôn, Điều lệ mới, xuất bản báo Nhân dân làm cơ quan ngôn luận của Đảng.
Bầu ra Ban chấp hành Trung ương
*Ý nghĩa: Đánh dấu bước trưởng thành và lớn mạnh của Đảng. Củng cố quan hệ giữa Đảng và quần chúng, củng cố niềm tin tất thắng vào cuộc kháng chiến.
            
Đại hội toàn quốc thống nhất Mặt trận Việt Minh-
Liên Việt thành Mặt trận Liên Hiệp Quốc dân Việt Nam,
ngày 3-3-1951.

III. Hậu phương kháng chiến phát triển về mọi mặt
Về chính trị :
- Ngày 3 -> 7/3/1951, Đại hội toàn quốc thống nhất Việt
Minh và Liên Việt thành Mặt trận Liên Việt.
-11/03/1951, lập Liên minh nhân dân Việt-Miên- Lào, tăng
cường khối đoàn kết ba nước  đấu tranh chống Pháp và
can thiệp Mỹ.
-01/05/1952, Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương
mẫu  toàn quốc lần I chọn 7 anh hùng
-Bác Hồ với các đại biểu dự Đại hội Anh hùng, Chiến sỹ thi
đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc lần thứ nhất tại Kim
Bình (5/1952).
Về kinh tế :
Thực hiện triệt để giảm tô, cải cách ruộng đất ở vùng tự do
Vận động nhân dân lao động sản xuất, thực hành tiết kiệm, chấn chỉnh thuế khóa, ngân hàng,…
Về văn hóa, giáo dục, y tế :
Tiếp tục cải cách giáo dục theo ba phương châm “phục vụ kháng chiến, phục vụ dân sinh và phục vụ sản xuất”.
Thực hiện vệ sinh phòng dịch, xây dựng đời sống, văn hóa mới.
Nông dân được chia ruộng
Các làng xã ở vùng tự do trong kháng chiến thường xuyên tổ chức lớp học văn hóa cho nhân dân.
Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước trong các ngành (bầu được 7 anh hùng đầu tiên của cuộc kháng chiến).
Good Bye
Hết
Nhóm 2
Trần Thị Ngọc Lệ
Nguyễn Thị Kiều Oanh
Chế Thị Thảo Nguyên
Nguyễn Thị Thu Hiền
Trần Thị Thu Trang
Ngô Quang Trường
Nguyễn Văn Cường
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Ngọc Lệ
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)