Bài 19. Ảnh hưởng của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật và môi trường

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Mỹ Hằng | Ngày 11/05/2019 | 73

Chia sẻ tài liệu: Bài 19. Ảnh hưởng của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật và môi trường thuộc Công nghệ 10

Nội dung tài liệu:

Con người sử dụng thuốc hoá học bảo vệ thực vật
nhằm mục đích gì?
Thuốc hoá học bảo vệ thực vật có tác dụng diệt trừ sâu bệnh
nhanh chóng, hạn chế sự lan rộng của sâu bệnh.
Bài 19-Tiết 15:

Ảnh hưởng
của thuốc hoá học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật và môi trường
BÀI 19 :
Ảnh hưởng của thuốc hoá học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật và môi trường
Ảnh hưởng xấu của thuốc hoá học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật.
Ảnh hưởng xấu của thuốc hoá học bảo vệ thực vật đến môi trường.
Biện pháp hạn chế những ảnh hưởng xấu của thuốc hoá học bảo vệ thực vật
I. Ảnh hưởng xấu của thuốc hoá học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật.
Tiêu diệt quần thể sinh vật có ích
Tác động đến mô, tế bào của cây trồng, gây hiệu ứng cháy, táp lá, thân làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm
Làm phát sinh dòng sâu, bệnh hại kháng thuốc
Sinh vật có lợi
Cây trồng
Sâu, bệnh hại
Vì sao lại xảy ra hiện tượng này?
sử dụng thuốc với nồng độ quá cao.
Vì sao xảy ra hiện tượng này?
Sử dụng thuốc tràn lan, không đúng quy trình, sử dụng thuốc có phổ độc rộng.
Vì sao xảy ra hiện tượng này
Sử dụng một số loại thuốc liên tục hay nhiều loại thuốc có tính năng gần giống nhau và sử dụng kéo dài.
Sao trên trái cà chua này lại đầy thuốc trừ sâu thế nhỉ?
Ăn những trái này mình sẽ ra sao?
Nguy hiểm quá!
II. Ảnh hưởng xấu của thuốc hoá học bảo vệ thực vật đến môi trường.

Tất cả lượng thuốc hoá học bảo vệ
thực vật có đến đúng nơi người
nông dân mong muốn không?
Không khí
Đất
Nước và nước ngầm
Cây trồng
Thuốc hoá học bảo vệ thực vật phát tán vào đất và nước.
Không khí
Thuốc hoá học bảo vệ thực vật
Rau, cây lương thực,…
Vật nuôi, động vật thuỷ sinh
Thức ăn,
nước sinh
hoạt
Người
Đất
Nước
Đường truyền thuốc hoá học bảo vệ thực vật vào môi trường và con người.
II. Ảnh hưởng xấu của thuốc hoá học bảo vệ thực vật đến môi trường.

Tích luỹ trong lương thực, thực phẩm (ô nhiễm nông sản) gây tác động xấu đến sức khoẻ con người và nhiều loài vật nuôi.

Tích luỹ trong đất, nước, không khí (ô nhiễm môi trường), Thuốc hoá học bảo vệ thực vật đi vào cơ thể động vật thuỷ sinh, vào nông sản, thực phẩm, cuối cùng vào cơ thể con người.
Trong trường hợp nào thì thuốc hoá học bảo vệ thực vật gây ảnh hưởng xấu đến môi trường?

Do sử dụng thuốc hoá học bảo vệ thực vật không hợp lý:
* Nồng độ và liều lượng quá cao
* Thời gian cách li ngắn (không đủ )
III. Biện pháp hạn chế những ảnh hưởng xấu của thuốc hoá học bảo vệ thực vật
Chỉ dùng thuốc hoá học bảo vệ thực vật khi dịch hại đạt đến ngưỡng gây hại.
Sử dụng thuốc có tính chọn lọc cao; phân huỷ nhanh trong môi trường.
Sử dụng đúng thuốc, đúng thời gian, đúng nồng độ và liều lượng.
Trong quá trình bảo quản, sử dụng thuốc hoá học bảo vệ thực vật cần tuân thủ các quy định về an toàn lao động và vệ sinh môi trường.
Không để thuốc hoá học tiếp xúc trực tiếp với cơ thể người !
Em hãy nêu các biện pháp đảm bảo an toàn lao động cho người trực tiếp phun thuốc hoá học bảo vệ thực vật.
KHÔNG
Trang bị đầy đủ đồ bảo hộ lao động
Khi phun thuốc
Phun thuốc xuôi theo chiều gió.
Di chuyển theo hướng ngược chiều gió.
Luôn có trang bị đồ bảo hộ lao động đầy đủ.
Không được ăn, uống hoặc hút thuốc lá.
Không phun thuốc lúc nắng gắt hoặc sắp mưa.
Sau khi phun thuốc xong
Tắm gội ngay bằng xà phòng.
Thay bằng quần, áo sạch.
Khi sử dụng và bảo quản thuốc.
Vỏ chai, bao bì đựng thuốc hoá học bảo vệ thực vật phải thu gom và tiêu huỷ.
Thuốc phải được cất trữ nơi riêng biệt cách xa chỗ để thực phẩm và tầm tay trẻ em.
Chai lọ chứa đựng thuốc phải có nhãn ghi đầy đủ các thông tin và cảnh báo độc hại.
CỦNG CỐ
1/ Nên phun thuốc hoá học bảo vệ thực vật khi:
a/ Trước khi gieo trồng.
b/ Phát hiện sâu, bệnh hại trên đồng ruộng.

d/ Cả 3 trường hợp trên.
c/ Dịch hại đạt đến ngưỡng gây hại
2/ Sử dụng thuốc hoá học bảo vệ thực vật có khả năng diệt trừ sâu bệnh một cách nhanh chóng và:
a/ Rau màu xanh tốt, chất lượng sản phẩm được nâng cao, nhưng ô nhiễm môi trường, phá vỡ cân bằng sinh thái.


c/ Gây ô nhiễm đất, nước, không khí, phá vỡ cân bằng sinh thái, phát sinh những dòng đột biến có lợi. Gây bệnh cho người.
d/ Gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nông sản, bảo vệ công trùng có ích, gây bệnh hiểm nghèo cho người.
b/ Gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nông sản, phát sinh đột biến kháng thuốc,diệt trừ quần thể sinh vật có ích. Gây bệnh hiểm nghèo cho người.
Bài tập1
Bài tập 2
BÀI HỌC ĐẾN ĐÂY ĐÃ KẾT THÚC. XIN THÂN ÁI CHÀO THẦY CÔ VÀ CÁC EM !
DẶN DÒ : Học bài, trả lời câu hỏi sgk. Xem trước bài 20 và sưu tầm một số thuốc sinh học BVTV.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Mỹ Hằng
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)