Bài 19. Ảnh hưởng của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật và môi trường

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Phương Thảo | Ngày 11/05/2019 | 59

Chia sẻ tài liệu: Bài 19. Ảnh hưởng của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật và môi trường thuộc Công nghệ 10

Nội dung tài liệu:

Kính chào cô và các bạn đến với
Bài thuyết trình của
Nhóm 2
Kính chào cô và các bạn đến với bài thuyết trình của nhóm 2
Nhóm 2 gồm các thành viên

1. Trần Tú Vy: tìm tài liệu, thuyết trình phần II
2 .Vũ Ngọc Phương Thảo: tìm clip, tìm tài liệu, thuyết trình củng cố
3 .Nguyễn Thị Phương Thảo: làm powerpoint, tìm hình ảnh, thuyết trình phầnI trả bài cũ
4.Nguyễn Thụy Qùynh Hân: tìm tài liệu,thuyết trình phầm III
MỜI CÁC BẠN ĐẾN VỚI PHẦN KiỂM TRA BÀI CŨ

Có 6 biện pháp:
1/ biện pháp kĩ thuật
2/biện pháp sinh học
3/sử dụng giống cây trồng chống chịu sâu ,bệnh
4/biện pháp hóa học
5/biện pháp cơ giới ,vật lí
6/biện pháp điều hòa
Câu 1: Có mấy biện pháp chủ yếu của phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng? Kể tên ?

Câu 2: Nguyên lí phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng gồm các đặc điểm cơ bản nào?
1/Trồng cây khỏe
2/Bảo tồn thiên địch để chúng khống chế sâu , bệnh
3/Thăm đồng thường xuyên, phát hiện sâu, bệnh
để kịp thời có biện pháp phòng trừ nhằm hạn chế sự gây hại của chúng
4/Nông dân trở thành chuyên gia:bồi dưỡng kiến thức bảo vệ thực vật cho người nông dân.....
BÀI 19 : Ảnh hưởng của thuốc
hóa học bảo vệ thực vật đến
quần thể sinh vật và
môi trường
Thuốc hóa học thực vật có mặt tích cực là tiêu diệt
được sâu , bệnh, làm giảm thiệt hại do chúng gây ra
Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực
vật cũng có những hạn chế nhất định


I/ Ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học bảo vệ thực vật
đến quần thể sinh vật

II/Ảnh hưởng xấucủa thuốc hóa học bảo vệ thực vật
đến môi trường

III/ Biện pháp hạn chế những ảnh hưởng xấu của
thuốc hóa học bảo vệ thực vật
I/ Ảnh hưởng của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến
quần thể sinh vật:
- Thuốc hóa học bảo vệ thực vật là những hợp chất hóa học (vô cơ, hữu cơ) , những chế phẩm sinh học(chất kháng sinh, vi khuẩn, siêu vi trùng...), những chất có nguồn gốc thực vật, động vật được sử dụng để bảo vệ cây trồng và nông sản chống lại sự phá hại của những sinh vật gây hại(côn trùng, vi khuẩn , nấm, cỏ dại, chim, thú..)
VẬY TẠI SAO THUỐC HÓA HỌC BẢO VỆ THỰC VẬT ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẦN THỂ
SINH VẬT?
Thuốc hóa học bảo vệ thực vật thường có phổ độc rất rộng với
nhiều lọai sâu, bệnh.Vì vậy chúng được
sử dụng rất linh động và thường được
sử dụng với liều lượng và nồng độ cao


-Do sự hiểu biết của người nông dân còn
hạn chế, sử dụng thuốc không rõ nguồn
gốc, thuốc không có hướng dẫn sử dụng




Thuốc tác động đến mô,
tế bào của cây trồng gây ra
hiệu ứng cháy, táp lá, thân
làm ảnh hưởngđến sinh
trưởng, phát triển của cây
Làm giảm năng suất và chất lượng nông sản.

Nguyên nhân: sử dụng thuốc với nồng độ quá cao

Ruộng đậu nành bị cháy lá do phun thuốc Arivi
SINH VẬT CÓ LỢI
Thuốc có tác động xấu đến
quần thể sinh vật có ích(trên
đồng rộng, trong đất, trong
nước) làm phá vỡ thế cân
bằng đã ổn định của quần thể
sinh vật
Nguyên nhân:sử dụng không
hợp lí thuốc( sử dụng tràn lan,
không đúng quy trình..)
SÂU,BỆNH HẠI
Phát sinh các dòng sâu, bệnh hại
kháng thuốc
Nguyên nhân:sử dụng một số loại thuốc
liên tục hoặc nhiều loại thuốc có tính
năng gần giống nhau và sử dụng kéo dài
NỀN ĐẤT CÓ KHO THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TRƯỚC ĐÂY
Người dân ở Nam Sơn gọi đây là “nguồn nước chết ’’, lúa
vẫn dầm chân trong những ruộng nước chết như thế!!
 Do sử dụng không hợp lí, nên thuốc hóa học bảo vệ thực vật có tác động xấu đến quần thể sinh vật có ích trên đồng ruộng, trong đất, trong nước, làm phá vỡ thế cân bằng đã ổn định của quần thể sinh vật
Lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật
Do sử dụng một số loại thuốc liên tục hoặc nhiều loại thuốc có tính năng gần giống nhau là điều kiện hình thành các dạng dịch hại đột biến có khả năng chịu đựng cao với thuốc hóa học bảo vệ thực vật
II/ Ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến
môi trường:
Do sử dụng không hợp lí: nồng độ, liều lượng quá cao, thời gian cách li ngắn ( thời gian từ lần phun thuốc cuối cùng đến khi thu hoạch sản phẩm), thuốc háo học bảo vệ thực vật đã gây ra ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí và nông sản

Một lượng lớn thuốc hóa học bảo vệ thực vật được tích lũy trong lương thực, thực phẩm.
Vây theo các bạn với nguyên nhân như trên gây ra tác hại gì cho môi trường sống của chúng ta???
Tác hại:

Gây tác động xấu đến sức khỏe xủa con người và nhiều lóai vật nuôi
Thuốc ngấm vào các loài thực phẩm ( thóc gạo, ngô khoai, rau, quả) , nông sản hay đi vào cơ thể động vật hủy sinh (tôm, cua, cá…).Cuồi cùng vào cơ thể con người và gây ra mộy số bệnh hiểm nghèo.
Đã co nhiều trường hợp bị ngộ độc do ăn phải thực phẩm có dư luợng thuốc hóa học bảo vệ thực vật.
Nhiều giếng khoan ngoài ruộng vườn để tưới tiêu không đảm bảo kỹ thuật gây nhiễm bẫn, nhiễm các hóa chất và thuốc trừ sâu …
Với tình trạng sử dụng bừa bãi, tùy tiện các loại hóa chất trong phân bón, các loại thuốc kích hoạt phát triển cây… Nhiều hệ thống kênh mương tưới tiêu nội đồng đã bị ô nhiễm nguồn nước và phát tán rộng.
Không khí
Cây trồng
Đất
Nước và nước ngầm
Tất cả lượng thuốc hoá học bảo vệ
thực vật có đến đúng nơi người
nông dân mong muốn không?
Vỏ trứng bị tấn công bởi thuốc trừ sâu dư thừa do quá lạm dụng
Những chai lọ đựng hóa chất bảo vệ thực vật bỏ ra ngoài môi trường
Sao trên trái cà chua này lại đầy thuốc trừ sâu thế nhỉ?
Ăn những trái này mình sẽ ra sao ??
Người sử dụng nghĩ sao khi nhìn những trái cà chua còn bám đầy hoá chất ?
Nguy hiểm quá!
Không khí
Thuốc hoá học bảo vệ thực vật
Rau, cây lương thực,…
Vật nuôi, động vật thuỷ sinh
Thức ăn,
nước sinh
hoạt
Người
Đất
Nước
Đường truyền thuốc hoá học bảo vệ thực vật vào môi trường và con người.
Theo các bạn làm thế nào hạn chế được tác hại của thuốc hóa học bảo vệ thực vật?
III/ Biện pháp hạn chế những ảnh hưởng xấu của thuốc hóa
học bảo vệ thực vật:
- Để hạn chế ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học bảo vệ
thực vật đến quần thể sinh vật và môi trường xung
quanh, khi sử dụng cần tuân thủ các nguyên
tắc sau đây:
Chỉ dùng thuốc hoá học bảo vệ thực vật khi dịch hại đạt đến ngưỡng gây hại.
Sử dụng thuốc có tính chọn lọc cao; phân huỷ nhanh trong môi trường.
Sử dụng đúng thuốc, đúng thời gian, đúng nồng độ và liều lượng.
Trong quá trình bảo quản, sử dụng cần tuân thủ các quy định về an toàn lao động và vệ sinh môi trường.
Nên sử dung thuốc trừ sâu sinh học để hạn chế tác hại xấu của thuốc hóa học
- Để hạn chế tác hại của sâu bệnh, bảo vệ môi trường cũng như sức khoẻ con người, thuốc trừ sâu sinh học (TTSSH) được coi là một biện pháp đầy tính khả thi. Đây là một thành phần không thể thiếu của hệ thống IPM. Việc ứng dụng thành tựu này đã, đang là một vấn đề đáng chú ý đối với nông nghiệp Việt Nam.
Thuốc trừ sâu sinh học trị các loại sâu cuốn lá, sâu khoang
Nên sử dụng thuốc trừ sâu sinh học để hạn chế tác hại xấu của thuốc hóa học
Thuốc trừ sâu sinh học diệt trừ sâu đục thân, sâu xám, mối
Thuốc trừ sâu sinh học DyLan 2EC trừ sâu, diệt nhện an toàn cho chè, rau .
Khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ta nên làm gì để không ảnh hưởng đến sức khỏe?
Không để thuốc hoá học tiếp xúc trực tiếp với cơ thể người !
Không
Trang bị đầy đủ đồ bảo hộ lao động
Trang bị đầy đủ đồ bảo hộ lao động
Khi phun thuốc :
Phun thuốc xuôi theo chiều gió
Di chuyển theo hướng ngược chiều gió.
Luôn có trang bị đồ bảo hộ lao động đầy đủ.
Không được ăn, uống hoặc hút thuốc lá.
Không phun thuốc lúc nắng gắt hoặc sắp mưa.
Khi sử dụng và bảo quản thuốc:
Vỏ chai, bao bì đựng thuốc hoá học bảo vệ thực vật phải thu gom và tiêu huỷ.
Thuốc phải được cất trữ nơi riêng biệt cách xa chỗ để thực phẩm và tầm tay trẻ em.
Chai lọ chứa đựng thuốc phải có nhãn ghi đầy đủ các thông tin và cảnh báo độc hại.
CỦNG CỐ BÀI HỌC
1/ Nên phun thuốc hoá học bảo vệ thực vật khi:
a/ Trước khi gieo trồng.
b/ Phát hiện sâu, bệnh hại trên đồng ruộng.
c/ Dịch hại đạt đến ngưỡng gây hại
d/Các trường hợp trên
2/ Sử dụng thuốc hoá học bảo vệ thực vật có khả năng diệt trừ sâu bệnh một cách nhanh chóng và:
a/ Rau màu xanh tốt, chất lượng sản phẩm được nâng cao, nhưng ô nhiễm môi trường, phá vỡ cân bằng sinh thái.

b/ Gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nông sản, phát sinh đột biến kháng thuốc,diệt trừ quần thể sinh vật có ích. Gây bệnh hiểm nghèo cho người.
c/ Gây ô nhiễm đất, nước, không khí, phá vỡ cân bằng sinh thái, phát sinh những dòng đột biến có lợi. Gây bệnh cho người.
d/ Gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nông sản, bảo vệ công trùng có ích, gây bệnh hiểm nghèo cho người.
CẢM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ
CHÚ Ý LẮNG NGHE BÀI THUYẾT
TRÌNH CỦA NHÓM 2
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)