Bài 19. Ảnh hưởng của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật và môi trường

Chia sẻ bởi Nguyễn Hoàng Tam Quy | Ngày 11/05/2019 | 93

Chia sẻ tài liệu: Bài 19. Ảnh hưởng của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật và môi trường thuộc Công nghệ 10

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI BÀI THUYẾT TRÌNH CỦA NHÓM 1
LỚP 10A1
Chủ đề: Ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật
Thuốc hóa học bảo vệ thực vật có tác dụng bảo vệ cây khỏi sâu, bệnh hại
-Đối với thực vật:
+ Gây ra hiệu ứng cháy táp lá, thân, làm ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng và phát triển của cây, làm giảm năng suất và chất lượng nông sản.
Ruộng lúa nếp bị cháy do sử dụng thuốc BVTV
+Nguyên nhân: sử dụng thuốc với nồng đô cao.
-Đối với động vật
+ Tác động xấu đến quần thể sinh vật có ích trên đồng ruộng(thiên địch), trong đất, trong nước, phá vỡ thế cân bằng đã ổn định của quần thể sinh vật.

+Nguyên nhân: sử dụng thuốc tràn lan, không đúng quy trình, sử dụng thuốc có phổ độc rộng.
- Làm phát sinh dòng sâu, bệnh hại kháng thuốc.
Nếu 3-4 lứa rầy dùng thuốc thì sau đó rầy chịu được lượng thuốc gấp 10-15 lần.
Nguyên nhân: sử dụng một số loại thuốc liên tục hay nhiều loại thuốc có tính năng gần giống nhau.
*Đối với con người:
+ Gây ngộ độc thực phẩm
Cà chua còn bám thuốc hóa học bảo vệ thực vật
=> Cần chọn mua thực phẩm sạch, an toàn, rửa sạch bằng nước muối pha loãng.
+ Phun thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ không cẩn thận có sẽ gây ngộ độc thuốc, nặng có thể dẫn đến tử vong => khi phun thuốc cần trang bị đồ bảo hộ lao động.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hoàng Tam Quy
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)