Bai 19
Chia sẻ bởi Lê Quang Hùng |
Ngày 09/05/2019 |
36
Chia sẻ tài liệu: bai 19 thuộc Lịch sử 12
Nội dung tài liệu:
bài 19
những thắng lợi to lớn và bài học
kinh nghiệm của cách mạng việt nam do
đảng cộng sản lãnh đạo
NỘI DUNG
i. những thắng lợi to lớn của cách mạng việt nam
ii. những bài học kinh nghiệm lịch sử
i. những thắng lợi to lớn của cách mạng việt nam
1. Cách mạng tháng Tám thắng lợi, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
* Cao trào cách mạng 1930-1931:
Đã khẳng định đường lối cách mạng do Đảng ta đề ra là hoàn toàn đúng đắn. Từ đó đem lại cho nhân dân ta niềm tin vững chắc vào con đường giải phóng dân tộc do Đảng lãnh đạo.
Cao trào cách mạng 1930-1931 đã thể hiện rõ vai trò to lớn của hai giai cấp công nhân và nông dân. Đồng thời đây cũng là lần đầu tiên khối liên minh công - nông được xác lập trong thực tiễn cách mạng Việt Nam.
Đó là cuộc tổng diễn tập đầu tiên cho cách mạng tháng Tám sau này.
* Cao trào cách mạng 1936-1939:
Đây là cao trào cách mạng đấu tranh đòi các mục tiêu trước mắt như: hòa bình, dân sinh, dân chủ.
Thông qua cao trào, Đảng đã động viên, giáo dục chính trị cho hàng triệu quần chúng, trong đó chủ yếu là công-nông.
Đây là cuộc tổng diễn tập lần thứ hai cho cách mạng tháng Tám
* Cao trào cách mạng 1939-1945:
Lúc này tình hình có nhiều thay đổi: Chiến tranh thế giới thứ II nổ ra (9-1939),Nhật nhảy vào Đông Dương. Đảng ta đã xác định lúc này nhiệm vụ giải phóng dân tộc phải được đặt lên hàng đầu.
Chỉ trong vòng 15 ngày: từ 14-8 đến 28-8-1945 cuộc khởi nghĩa đã lần lượt nổ ra và giành thắng lợi: Hà Nội (19-8); Huế (23-8); Sài Gòn (25-8). Lần đầu tiên trong cả nước chính quyền đã thực sự về tay nhân dân.
Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời đã mở ra một kỷ nguyên mới cho lịch sử dân tộc: kỷ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội.
2. Giữ vững chính quyền cách mạng, đánh thắng cuộc chiến tranh
xâm lược của đế quốc Pháp (1945-1954)
Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa vừa mới ra đời đã phải đứng trước một tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”.
Nhờ những chính sách đúng đắn, mềm dẻo của Đảng ta đã dần đưa nước ta ổn định trở lại, tạo ra thế và lực mới cho cách mạng.
Hũ gạo tiết kiệm
Một lớp bình dân học vụ
Đại diện các nước ký hiệp định sơ bộ 6/3/1946
Với thiện chí hòa bình, chúng ta muốn giải quyết vấn đề bằng con đường thương lượng, TD Pháp đã từ chối vì chúng muốn cướp nước ta một lần nữa.Và lúc này lịch sử đặt dân tộc ta trước một sự lựa chọn mới: phải đứng lên kháng chiến để bảo vệ nền độc lập của mình.
TOÀN
DÂN
TOÀN
DIỆN
TRƯỜNG
KỲ
TỰ LỰC cÁNH SINH
Cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân ta kéo dài trong suốt 9 năm (1945-1954), đã kết thúc thắng lợi bằng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954), buộc thực dân Pháp phải ký hiệp định Giơnevơ về kết thúc chiến tranh và lập lại hòa bình ở Đông Dương.
3. Kết hợp cách mạng XHCN ở miền Bắc và cách mạng DTDCND ở miền Nam, tiến hành
cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giành thắng lợi hoàn toàn (1954-1975)
Đại hội III của Đảng (9-1960) xác định: Phải tiến hành đồng thời hai cuộc cách mạng: Cách mạng XHCN ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.
Thực hiện đường lối đó, miền Bắc đã chiến thắng chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ, không ngừng chi viện sức người, sức của, phương tiện chiến tranh cho chiến trường miền Nam.
B 52 đang ném bom rải thảm
Phong trào cách mạng miền Nam cũng không ngừng phát triển lần lượt đánh bại các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ và tay sai, làm nên thắng lợi cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
4. Cả nước quá độ lên CNXH. Hai mươi năm đổi mới đạt thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử
Do sự nôn nóng, đốt cháy giai đoạn, chủ quan duy ý chí…Dẫn đến hậu quả là nền kinh tế rơi vào khủng hoảng, trì trệ. Đảng ta đã nhận ra những sai lầm, khuyết điểm đó để quyết tâm sửa chữa. Điều đó được đánh dấu bằng đường lối đổi mới ở Đại hội VI (12-1986).
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã tổng kết 20 năm đổi mới đất nước (1986-2006).
Đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế- xã hội, có sự thay đổi cơ bản và toàn diện.
Kinh tế tăng trưởng khá nhanh, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được đẩy mạnh
Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt. Khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng được củng cố và tăng cường
Chính trị-xã hội ổn định. Quốc phòng và an ninh được giữ vững.
Vị thế nước ta trên trường quốc tế không ngừng nâng cao; Sức mạnh tổng hợp của quốc gia đã tăng lên rất nhiều, tạo ra thế và lực mới cho đất nước tiếp tục đi lên với triển vọng tốt đẹp
Nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ngày càng sáng tỏ hơn
ii. những bài học kinh nghiệm lịch sử
1. Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử cách mạng Việt Nam từ khi có Đảng. Hai quá trình đó có mối quan hệ khăng khít với nhau.
Muốn xây dựng CNXH trước tiên phải giành được độc lập dân tộc. Nói cách khác: ĐLDT là cơ sở, là điều kiện để xây dựng CNXH.
Chỉ có xây dựng thành công CNXH mới có điều kiện để củng cố nền độc lập lập dân tộc.
THỰC TIẾN TRONG QUÁ TRÌNH CÁCH MẠNG VIỆT NAM
1930
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng xác định:
« Chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản »
1945 - 1954
Giành thắng lợi trong
kháng chiến chống Pháp và can thiệp Mỹ
1954 - 1975
Giành thắng lợi trong
kháng chiến chống Mỹ cứu nước
1975 đến nay
KIÊN ĐỊNH MỤC
TIÊU CNXH
KIÊN ĐỊNH SỰ LÃNH
ĐẠO CỦA ĐẢNG
2. Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân
Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân:
Không ai có thể tạo ra cách mạng khi nhân dân không yêu cầu, không ai có thể ép buộc nhân dân làm cách mạng khi bản thân nhân dân không có nhu cầu làm cách mạng.
Chính nỗi nhục mất nước, sự nghèo đói, bất công là động lực thúc đẩy nhân dân đứng lên làm cách mạng.
Cách mạng là sự nghiệp do nhân dân làm lấy:
Sức mạnh to lớn của cách mạng là ở nhân dân. Một khi mà toàn thể quần chúng nhân dân đứng lên sẽ trở thành một sức mạnh vô tận, và vô địch có thể đánh bại mọi kẻ thù.
Trong quá trình cách mạng, Đảng ta luôn đặt lợi ích của toàn thể nhân dân lên trên hết. Vì thế nên đã xây dựng được niềm tin vững chắc của nhân dân đối với Đảng
Cách mạng là sự nghiệp vì nhân dân:
Mục tiêu của cách mạng là vì lợi ích của nhân dân.
Ngoài lợi ích của dân tộc, của nhân dân, Đảng ta không còn một lợi ích nào khác.
3.Không ngừng củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết; kết hợp
sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại
Đảng luôn coi trọng và bảo vệ sự đoàn kết nhất trí trong Đảng như Bác Hồ đã dạy:
Phải giữ gìn đoàn kết nhất trí trong Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình.
Trong quá trình cách mạng, Đảng ta đã từng đề ra các hình thức mặt trận dân tộc thống nhất, lập ra các đoàn thể để tập hợp đông đảo mọi tầng lớp nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Đoàn kết dân tộc là cơ sở để mở rộng đoàn kết quốc tế.
“Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình độc lập và phát triển”
4. Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu bảo đảm thắng lợi của cách mạng Việt Nam
Những thắng lợi to lớn có ý nghĩa chiến lược của cách mạng Việt Nam bắt nguồn từ nhiều nhân tố, trong đó nhân tố quyết định nhất là sự lãnh đạo đúng đắn và sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
ĐẢNG LÀ CỦA
GIAI CẤP
CÔNG NHÂN
ĐẢNG LÀ CỦA
DÂN TỘC
VIỆT NAM
“Đảng có vững cách mạng mới thành công, cũng
như người cầm lái có vững thuyền mới chạy”
( HỒ CHÍ MINH )
Vai trò lãnh đạo của Đảng được thể hiện ở việc Đảng đề ra đường lối, chủ trương đúng đắn, biết tập hợp, tổ chức lực lượng, sử dụng những hình thức và phương pháp đấu tranh phong phú...
Yêu cầu mới của cách mạng đòi hỏi Đảng ta không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu để có thể thực hiện được sứ mệnh lịch sử của mình
HẾT
Xin cảm ơn!
những thắng lợi to lớn và bài học
kinh nghiệm của cách mạng việt nam do
đảng cộng sản lãnh đạo
NỘI DUNG
i. những thắng lợi to lớn của cách mạng việt nam
ii. những bài học kinh nghiệm lịch sử
i. những thắng lợi to lớn của cách mạng việt nam
1. Cách mạng tháng Tám thắng lợi, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
* Cao trào cách mạng 1930-1931:
Đã khẳng định đường lối cách mạng do Đảng ta đề ra là hoàn toàn đúng đắn. Từ đó đem lại cho nhân dân ta niềm tin vững chắc vào con đường giải phóng dân tộc do Đảng lãnh đạo.
Cao trào cách mạng 1930-1931 đã thể hiện rõ vai trò to lớn của hai giai cấp công nhân và nông dân. Đồng thời đây cũng là lần đầu tiên khối liên minh công - nông được xác lập trong thực tiễn cách mạng Việt Nam.
Đó là cuộc tổng diễn tập đầu tiên cho cách mạng tháng Tám sau này.
* Cao trào cách mạng 1936-1939:
Đây là cao trào cách mạng đấu tranh đòi các mục tiêu trước mắt như: hòa bình, dân sinh, dân chủ.
Thông qua cao trào, Đảng đã động viên, giáo dục chính trị cho hàng triệu quần chúng, trong đó chủ yếu là công-nông.
Đây là cuộc tổng diễn tập lần thứ hai cho cách mạng tháng Tám
* Cao trào cách mạng 1939-1945:
Lúc này tình hình có nhiều thay đổi: Chiến tranh thế giới thứ II nổ ra (9-1939),Nhật nhảy vào Đông Dương. Đảng ta đã xác định lúc này nhiệm vụ giải phóng dân tộc phải được đặt lên hàng đầu.
Chỉ trong vòng 15 ngày: từ 14-8 đến 28-8-1945 cuộc khởi nghĩa đã lần lượt nổ ra và giành thắng lợi: Hà Nội (19-8); Huế (23-8); Sài Gòn (25-8). Lần đầu tiên trong cả nước chính quyền đã thực sự về tay nhân dân.
Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời đã mở ra một kỷ nguyên mới cho lịch sử dân tộc: kỷ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội.
2. Giữ vững chính quyền cách mạng, đánh thắng cuộc chiến tranh
xâm lược của đế quốc Pháp (1945-1954)
Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa vừa mới ra đời đã phải đứng trước một tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”.
Nhờ những chính sách đúng đắn, mềm dẻo của Đảng ta đã dần đưa nước ta ổn định trở lại, tạo ra thế và lực mới cho cách mạng.
Hũ gạo tiết kiệm
Một lớp bình dân học vụ
Đại diện các nước ký hiệp định sơ bộ 6/3/1946
Với thiện chí hòa bình, chúng ta muốn giải quyết vấn đề bằng con đường thương lượng, TD Pháp đã từ chối vì chúng muốn cướp nước ta một lần nữa.Và lúc này lịch sử đặt dân tộc ta trước một sự lựa chọn mới: phải đứng lên kháng chiến để bảo vệ nền độc lập của mình.
TOÀN
DÂN
TOÀN
DIỆN
TRƯỜNG
KỲ
TỰ LỰC cÁNH SINH
Cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân ta kéo dài trong suốt 9 năm (1945-1954), đã kết thúc thắng lợi bằng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954), buộc thực dân Pháp phải ký hiệp định Giơnevơ về kết thúc chiến tranh và lập lại hòa bình ở Đông Dương.
3. Kết hợp cách mạng XHCN ở miền Bắc và cách mạng DTDCND ở miền Nam, tiến hành
cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giành thắng lợi hoàn toàn (1954-1975)
Đại hội III của Đảng (9-1960) xác định: Phải tiến hành đồng thời hai cuộc cách mạng: Cách mạng XHCN ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.
Thực hiện đường lối đó, miền Bắc đã chiến thắng chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ, không ngừng chi viện sức người, sức của, phương tiện chiến tranh cho chiến trường miền Nam.
B 52 đang ném bom rải thảm
Phong trào cách mạng miền Nam cũng không ngừng phát triển lần lượt đánh bại các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ và tay sai, làm nên thắng lợi cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
4. Cả nước quá độ lên CNXH. Hai mươi năm đổi mới đạt thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử
Do sự nôn nóng, đốt cháy giai đoạn, chủ quan duy ý chí…Dẫn đến hậu quả là nền kinh tế rơi vào khủng hoảng, trì trệ. Đảng ta đã nhận ra những sai lầm, khuyết điểm đó để quyết tâm sửa chữa. Điều đó được đánh dấu bằng đường lối đổi mới ở Đại hội VI (12-1986).
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã tổng kết 20 năm đổi mới đất nước (1986-2006).
Đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế- xã hội, có sự thay đổi cơ bản và toàn diện.
Kinh tế tăng trưởng khá nhanh, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được đẩy mạnh
Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt. Khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng được củng cố và tăng cường
Chính trị-xã hội ổn định. Quốc phòng và an ninh được giữ vững.
Vị thế nước ta trên trường quốc tế không ngừng nâng cao; Sức mạnh tổng hợp của quốc gia đã tăng lên rất nhiều, tạo ra thế và lực mới cho đất nước tiếp tục đi lên với triển vọng tốt đẹp
Nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ngày càng sáng tỏ hơn
ii. những bài học kinh nghiệm lịch sử
1. Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử cách mạng Việt Nam từ khi có Đảng. Hai quá trình đó có mối quan hệ khăng khít với nhau.
Muốn xây dựng CNXH trước tiên phải giành được độc lập dân tộc. Nói cách khác: ĐLDT là cơ sở, là điều kiện để xây dựng CNXH.
Chỉ có xây dựng thành công CNXH mới có điều kiện để củng cố nền độc lập lập dân tộc.
THỰC TIẾN TRONG QUÁ TRÌNH CÁCH MẠNG VIỆT NAM
1930
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng xác định:
« Chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản »
1945 - 1954
Giành thắng lợi trong
kháng chiến chống Pháp và can thiệp Mỹ
1954 - 1975
Giành thắng lợi trong
kháng chiến chống Mỹ cứu nước
1975 đến nay
KIÊN ĐỊNH MỤC
TIÊU CNXH
KIÊN ĐỊNH SỰ LÃNH
ĐẠO CỦA ĐẢNG
2. Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân
Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân:
Không ai có thể tạo ra cách mạng khi nhân dân không yêu cầu, không ai có thể ép buộc nhân dân làm cách mạng khi bản thân nhân dân không có nhu cầu làm cách mạng.
Chính nỗi nhục mất nước, sự nghèo đói, bất công là động lực thúc đẩy nhân dân đứng lên làm cách mạng.
Cách mạng là sự nghiệp do nhân dân làm lấy:
Sức mạnh to lớn của cách mạng là ở nhân dân. Một khi mà toàn thể quần chúng nhân dân đứng lên sẽ trở thành một sức mạnh vô tận, và vô địch có thể đánh bại mọi kẻ thù.
Trong quá trình cách mạng, Đảng ta luôn đặt lợi ích của toàn thể nhân dân lên trên hết. Vì thế nên đã xây dựng được niềm tin vững chắc của nhân dân đối với Đảng
Cách mạng là sự nghiệp vì nhân dân:
Mục tiêu của cách mạng là vì lợi ích của nhân dân.
Ngoài lợi ích của dân tộc, của nhân dân, Đảng ta không còn một lợi ích nào khác.
3.Không ngừng củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết; kết hợp
sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại
Đảng luôn coi trọng và bảo vệ sự đoàn kết nhất trí trong Đảng như Bác Hồ đã dạy:
Phải giữ gìn đoàn kết nhất trí trong Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình.
Trong quá trình cách mạng, Đảng ta đã từng đề ra các hình thức mặt trận dân tộc thống nhất, lập ra các đoàn thể để tập hợp đông đảo mọi tầng lớp nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Đoàn kết dân tộc là cơ sở để mở rộng đoàn kết quốc tế.
“Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình độc lập và phát triển”
4. Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu bảo đảm thắng lợi của cách mạng Việt Nam
Những thắng lợi to lớn có ý nghĩa chiến lược của cách mạng Việt Nam bắt nguồn từ nhiều nhân tố, trong đó nhân tố quyết định nhất là sự lãnh đạo đúng đắn và sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
ĐẢNG LÀ CỦA
GIAI CẤP
CÔNG NHÂN
ĐẢNG LÀ CỦA
DÂN TỘC
VIỆT NAM
“Đảng có vững cách mạng mới thành công, cũng
như người cầm lái có vững thuyền mới chạy”
( HỒ CHÍ MINH )
Vai trò lãnh đạo của Đảng được thể hiện ở việc Đảng đề ra đường lối, chủ trương đúng đắn, biết tập hợp, tổ chức lực lượng, sử dụng những hình thức và phương pháp đấu tranh phong phú...
Yêu cầu mới của cách mạng đòi hỏi Đảng ta không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu để có thể thực hiện được sứ mệnh lịch sử của mình
HẾT
Xin cảm ơn!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Quang Hùng
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)