Bài 18. Ví dụ về cách viết và sử dụng chương trình con
Chia sẻ bởi Nguyễn Mạnh Sơn Tùng |
Ngày 25/04/2019 |
102
Chia sẻ tài liệu: Bài 18. Ví dụ về cách viết và sử dụng chương trình con thuộc Tin học 11
Nội dung tài liệu:
CHƯƠNG VI: CHƯƠNG TRÌNH CON VÀ LẬP TRÌNH CÓ CẤU TRÚC
----------------------------
§18: VÍ DỤ VỀ CÁCH VIẾT VÀ SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH CON
Chuẩn kiến thức, kỹ năng cần đạt của tiết học
- Về kiến thức
Học sinh cần:
Thấy được rằng: nói chung thủ tục có cấu trúc tương tự như một chương trình.
Hiểu mối liên quan giữa chương trình và thủ tục.
Phân biệt được tham số giá trị và tham biến trong khai báo tham số hình thức của một thủ tục.
- Về kỹ năng
Nhận biết được các thành phần trong đầu của thủ tục.
Nhận biết được hai loại tham số hình thức trong phần đầu của thủ tục.
Nhận biết được lời gọi thủ tục ở chương trình chính cùng các tham số thực sự.
- Về tình cảm, tư tưởng
Học sinh thấy được sự cần thiết và tiện lợi của chương trình con.
Làm cho học sinh yêu thích lập trình và môn học hơn.
- Phương pháp dạy học, phương tiện dạy học chủ yếu
Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, bảng, phấn, tài liệu,...
Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa tin học 11, bút, ...
- Định hướng hình thành năng lực
Rèn luyện phẩm chất của người lập trình như tinh thần hợp tác làm việc theo nhóm, tuân thủ yêu cầu vì một công việc chung.
A. Khởi động
Hoạt động 1: Ví dụ đặt vấn đề.
Mục tiêu: Dẫn dắt học sinh đến tình huống dùng thủ tục để có thể tránh được việc lặp đi lặp lại đoạn lệnh.
Phương pháp/kỹ thuật dạy học: Đàm thoại, phát hiện.
Hình thức tổ chức hoạt động: Thảo luận nhóm.
Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu.
Sản phẩm: Học sinh bước đầu hiểu được thủ tục (hay chương trình con) là một đoạn lệnh chịu trách nhiệm giải quyết một bài toán con.
Nội dung hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
GV: Để vẽ được hình chữ nhật như vậy thì ta phải làm thế nào?
GV: Muốn vẽ thêm 3 hình chữ nhật như thế thì ta phải làm như thế nào?
GV: Có nhận xét gì về cách viết này?
GV: Để tránh phải viết lặp lại nhiều lần những câu lệnh giống nhau ta đưa 3 câu lệnh writeln vào một thủ tục có tên là Ve_hcn. Mỗi khi cần vẽ một hình chữ nhật ta đưa vào một câu lệnh gọi thủ tục đó.
HS: Suy nghĩ và trả lời.
HS: Viết thêm 9 lần câu lệnh writeln.
HS: Cách viết này làm mất nhiều thời gian vì phải lặp lại nhiều lần những câu lệnh giống nhau.
1. Cách viết và sử dụng thủ tục.
- Xét ví dụ vẽ hình chữ nhật có dạng như sau:
* * * * * * *
* *
* * * * * * *
- Ta có thể vẽ hình chữ nhật trên bằng 3 câu lệnh:
Writeln (‘* * * * * * *’);
Writeln (‘* *’);
Writeln (‘* * * * * * *’);
- Chương trình VD_thutuc1 gọi thủ tục Ve_hcn 3 lần để vẽ 3 hình chữ nhật:
Program VD_thutuc1;
Procedure Ve_hcn;
Begin
Writeln (‘* * * * * * *’);
Writeln (‘* *’);
Writeln (‘* * * * * * *’);
end;
Begin
Ve_hcn;
Writeln; writeln;
Ve_hcn;
Writeln; writeln;
Ve_hcn;
End.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC VÀ LUYỆN TẬP
Hoạt động 2:
Mục tiêu: Học sinh học về sử dụng tham số trong chương trình con.
Phương pháp/kỹ thuật dạy học: Đàm thoại, phát hiện.
Hình thức tổ chức hoạt động: Thảo luận nhóm.
Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu.
Sản phẩm: Học sinh tìm hiểu được cấu trúc của thủ tục.
Nội dung hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
GV: Chúng ta đã thấy được lợi ích của việc sử dụng thủ tục là tránh phải viết lặp đi lặp lại một dãy lệnh nào đó. Vậy cấu trúc của thủ tục và vị trí của nó trong chương trình chính ra sao?
GV: Giới thiệu cấu trúc của thủ tục.
GV: Cho học sinh quan sát chương trình có sử dụng chương trình con và xác định vị trí của chương trình con.
GV: Thủ tục được khai báo và mô tả trong phần khai báo của chương trình chính, ngay sau phần khai báo
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Mạnh Sơn Tùng
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)