Bài 18. Ví dụ về cách viết và sử dụng chương trình con

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Khuyên | Ngày 25/04/2019 | 210

Chia sẻ tài liệu: Bài 18. Ví dụ về cách viết và sử dụng chương trình con thuộc Tin học 11

Nội dung tài liệu:

Ngày soạn: 25/03/2019
Ngày dạy: 30/03/2019
Lớp 11A1, Tiết 4 Tuần: 29 TiếtKHDH: 48
BÀI 18. VÍ DỤ VỀ CÁCH VIẾT VÀ SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH CON (tt)
CÁCH VIẾT VÀ SỬ DỤNG HÀM (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Biết cấu trúc của hàm, cách sử dụng hàm.
- Phân biệt được giữa hai loại chương trình con (thủ tục và hàm).
2. Về kĩ năng
- Nhận biết từng thành phần của hàm.
- Biết chức năng của hàm và thủ tục để viết chương trình con cho phù hợp.
3. Về thái độ
- Có thái độ nghiêm túc trong học tập.
4. Năng lực hướng tới
- Giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, suy luận.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, SGK, SGV, máy tính, máy chiếu, phông chiếu,…
2. Chuẩn bị của học sinh: Sách giáo khoa, tập, viết,…
III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Nêu cấu trúc của thủ tục?
Trả lời:
Procedure [()];
[< phần khai báo>]
Begin
[]
End; Câu 2: Cho phần đầu của thủ tục như sau, giả sử các biến đã được khai báo:
Procedure Tong(x, y: Integer; Var T: Integer);
Trong lời gọi thủ tục ở chương trình chính, ta gọi Tong(a,b,S); a. Hãy xác định tham số hình thức, tham số thực sự?
b. Xác định tham số giá trị, tham số biến?
Trả lời:
a. Tham số hình thức là các biến: x, y, T. Tham số thực sự là: a, b, S.
b. Tham số giá trị là: x, y. Tham số biến là: T. 3. Nội dung bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: Hoạt động khởi động
(1) Mục tiêu: Tạo động cơ để HS muốn tìm hiểu một số ví dụ làm việc với hàm.
(2) Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Thuyết trình, đặt vấn đề.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Làm việc cá nhân.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, Projector, máy tính.
(5) Sản phẩm: HS có nhu cầu mong muốn tìm hiểu một số ví dụ làm việc với hàm.
Nội dung hoạt động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh

- Trong tiết học trước các em đã được làm quen với thủ tục. Để hiểu rõ hơn cách sử dụng hàm chúng ta sẽ đi xét một ví dụ cụ thể như sau:
Bài toán: Lập trình tính tổng bốn lũy thừa sau:
S = an + bm + cp + dq.( Viết chương trình con dạng tổng quát Luythua = xk. Khi tính lũy thừa của các số hạng trong tổng trên ta chỉ cần gọi tên chương trình con Luythua và thay thế (x,k) bằng các giá trị tương ứng. Chẳng hạn để tính an, bm, cp, dq ta viết Luythua(a,n), Luythua(b,m), Luythua(c,p), Luythua(d,q).
- Lắng nghe.

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức
(1) Mục tiêu: Giúp học sinh biết được một số ví dụ bài tập về hàm
(2) Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Vấn đáp, thuyết trình, đặt vấn đề, phân tích.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Làm việc cá nhân, nhóm.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, Projector, máy tính.
(5) Kết quả: Học sinh nắm được một số ví dụ bài tập về hàm.
Nội dung hoạt động
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung trình bày

- Chương trình con gồm 2 loại: là thủ tục và hàm, ta sẽ tìm hiểu hàm được viết và sử dụng như thế nào. Chúng ta cùng tìm hiểu cấu trúc của hàm.
- Điểm khác nhau cơ bản giữa hàm và thủ tục là hàm luôn trả về giá trị thuộc một kiểu xác định.
(?) Kiểu dữ liệu trả về của hàm có thể gồm những kiểu nào?
(?) So sánh sự giống và khác nhau về cấu trúc của hàm và thủ tục?



GV trình chiếu




Bài toán: Lập trình tính tổng bốn lũy thừa sau:
S = an + bm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Khuyên
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)