Bài 18. Tuần hoàn máu
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Lan Nhung |
Ngày 09/05/2019 |
40
Chia sẻ tài liệu: Bài 18. Tuần hoàn máu thuộc Sinh học 11
Nội dung tài liệu:
Sinh lý hệ tiêu hoá
Nhóm thực hiện: Nhóm 2 – Sinh lý 2
I. Ý nghĩa của sự tiêu hoá thức ăn và sự tiến hoá hệ tiêu hoá của động vật.
1. Ý nghĩa của sự tiêu hoá thức ăn.
- Hệ tiêu hóa giúp phân giải thức ăn thành những dạng mà cơ thể có thể sử dụng được qua các cơ chế cơ học và hóa học.
- Cung cấp nguồn vật chất cho cơ thể sống.
2. Sự tiến hoá hệ tiêu hoá của động vật
Hệ tiêu hoá ở động vật phát triển theo chiều hướng từ đơn giản đến phức tạp và thích nghi với các loại thức ăn khác nhau.
Tiêu hoá nội bào
Tiêu hoá trong
túi tiêu hoá
Tiêu hoá trong
ống tiêu hoá
2.1. Tiêu hoá nội bào (chưa có hệ tiêu hoá chính thức)
Cơ thể động vật nguyên sinh cấu tạo từ một tế bào nên lấy thức ăn trực tiếp từ ngoài môi trường thông qua quá trình thực bào.
2.2. Tiêu hoá trong túi tiêu hoá
Khi thức ăn từ miệng vào túi tiêu hoá: Thức ăn được các enzim thuỷ phân thành các mảnh nhỏ.
Các mảnh thức ăn này được các tế bào có roi thực bào và tiêu hoá nội bào.
Như vậy trong túi tiêu hoá thức ăn vừa được tiêu hoá ngoại bào vừa được tiêu hoá nội bào
2.3. Tiêu hoá trong ống tiêu hoá
Ống tiêu hóa có ở động vật có xương sống (cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú) và ở nhiều loài động vật không xương sống như giun đốt, côn trùng.
Thức ăn được tiêu hoá ngoại bào thông qua quá trình biến đổi cơ học và hoá học thành các dạng đơn giản dễ hấp thụ
Hệ tiêu hoá dạng ống phân hoá thành các cơ quan khác nhau có đặc điểm cấu tạo khác nhau, đảm nhận những chức năng tiêu hoá nhất định.
Ống tiêu hoá cùng với các tuyến tiêu hoá như tuyến nước bọt, tuyến tuỵ, gan tạo thành hệ tiêu hoá.
I - TỔNG QUAN VỀ HỆ TIÊU HOÁ
Bộ máy tiêu hóa của người gồm ống tiêu hóa và các túi tiêu hoá, cung cấp liên tục các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, thực hiện các chức năng:
- Chức năng cơ học: vận chuyển thức ăn, phân cắt thức ăn thành mẩu nhỏ, nhào trộn với dịch tiêu hoá...
- Chức năng hóa học: hoạt động của các dịch tiêu hóa giúp phân giải thức ăn thành các chất đơn giản dễ hấp thu
- Chức năng hấp thu: đưa thức ăn đã được tiêu hóa trong ống tiêu hóa vào máu
Sơ đồ ống tiêu hoá ở người
1 . Ống tiêu hoá
a. Khoang miệng
Là đoạn đầu của ống tiêu hoá bao gồm răng và lưỡi.
Chức năng: tiếp nhận thức ăn và tiêu hoá sơ bộ thức ăn.
Miệng
Dạ dày
Ruột
Thực quản
Hầu
Răng
Răng là một cấu trúc đặc biệt có nhiệm vụ cắt, xé, nghiền thức ăn.
Hình thể ngoài:
Răng màu trắng ngà. Răng được phân loại dựa vào hình dạng và chức năng.
+ Răng cửa, nằm ngay trước miệng có hình giống cái đục, dùng để cắt thức ăn
+ Răng nanh, nhọn, nằm ngay bên cạnh răng cửa, dùng để xé thức ăn
+ Răng tiền hàm và răng hàm, nằm phía trong cùng, có đầu phẳng, dùng để nghiền nát thức ăn
Mỗi răng có 3 phần:
- Thân răng
- Cổ răng
- Chân răng
Hình thể trong
Men răng là một lớp tinh thể canxi photphat rất bền và là chất cứng nhất do sinh giới tạo ra.
Ngà răng là cấu trúc tương tự như xương, hình thành nên phần chính của răng nằm ở bên trong.
Tủy răng nằm ở chính giữa của răng, chứa các mạch máu và dây thần kinh.
Xi măng bao quanh chân răng giữ cho răng nằm đúng vị trí.
Giữa lớp xi măng với xương hàm có 1 lớp màng ngoài răng gồm những sợi collagen ngắn giúp răng có thể xê dịch.
Lưỡi
Lưỡi là một khối cơ vân chắc và rất mềm dẻo, gồm:
Đỉnh lưỡi: là đầu tự do đối diện với răng cửa.
Rễ lưỡi: dính vào miệng bởi các cơ từ xương hàm dưới và xương móng đi vào lưỡi.
Thân lưỡi: có lưng lưỡi là mặt trên – sau của lưỡi, có rãnh hình chữ V mà đỉnh quay ra sau gọi là rãnh tận.
Lưỡi dính với sàn miệng bằng một nếp niêm mạc. Ở mặt trên của lưỡi nhô ra nhiều nhú nhỏ chứa những núm vị giác: Chỉ, nón, đài, nấm, lá. Nằm tại sàn của lưỡi là amydal lưỡi, là một đám mô lympho nhỏ có tác dụng phòng ngừa nhiễm trùng.
b. Họng
- Họng là một ống cơ nhỏ có chiều dài khoảng 12.7 cm kéo dài từ miệng xuống thực quản và khí quản.
- Nó chia ra làm 2 hệ thống riêng biệt:
+ Hệ tiêu hóa (cho phép thức ăn lỏng và đặc đi qua)
+ Hệ hô hấp (cho phép khí đi qua).
c. Thực quản
Là một ống cơ nối họng với dạ dày. Nó dài khoảng 25 cm và có đường kính khoảng 2.5 cm.
Ở đoạn cuối của thực quản, nơi nối tiếp với dạ dày có cơ vòng thực quản dưới tránh không cho những chất chứa bên trong dạ dày trào ngược trở về thực quản.
d. Dạ dày
Là đoạn phình to của ống tiêu hoá.
Hình thể ngoài:
- Dạ dày rỗng hình chữ J, với 2 thành trước và sau; hai bờ :Bờ cong lớn và bờ cong bé; hai lỗ: lỗ tâm vị và lỗ môn vị.
- Dạ dày dài 25cm, rộng 12cm,dày 8cm, dung tích chứa khoảng 1-2 lít.
Hình thể trong
Thành dạ dày có cấu tạo 4 lớp:
Lớp thanh mạc.
Lớp cơ: Được cấu tạo bởi cơ trơn , gồm:
- Cơ dọc ở ngoài.
- Cơ vòng ở giữa.
- Cơ chéo ở trong.
Lớp dưới niêm mạc: là lớp mô liên kết lỏng lẻo chứa các đám rối mạch máu, các mô và mạch bạch huyết.
Lớp niêm mạc: là lớp tế bào thượng mô trụ xen kẽ với tế bào tiết chất nhầy.(Bổ sung dạ dày đv ăn cỏ)
e . Ruột
Ruột non:
Ruột non là một cơ quan tiêu hóa quan trọng của cơ thể.
Ruột non cuộn thành nhiều vòng trong ổ bụng dài khoảng 6m. Tại điểm nối với dạ dày, ruột non có đường kính khoảng 4cm. Đến khi nối với ruột già, đường kính của nó giảm xuống còn 2.5cm.
Ruột non được chia ra làm 3 phần.
Tá tràng là đoạn đầu của ruột non, dài khoảng 20 cm. Đoạn đầu của tá tràng gọi là hành tá tràng do thường xuyên chịu sự tấn công của axit dạ dày. Tại đây nối với ống mật và ống tuỵ.
Phần giữa là hỗng tràng chiếm khoảng 3/5 chiều dài của ruột, phân biệt với tá tràng bởi ranh giới là dây chằng Trietz. Sự tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng xảy ra chủ yếu ở đây.
Phần cuối cùng là hồi tràng, nó là phần dài nhất, khoảng 3.4 m. Hồi tràng kết thúc bởi van hồi manh tràng.
- Mặt trong của ruột non được phủ bởi những nhung mao có hình dạng giống như những sợi vải của khăn bông.
- Những nhung mao này làm gia tăng đáng kể bề mặt tiếp xúc của ruột non để hấp thu các chất dinh dưỡng.
- Trong mỗi nhung mao có các mao mạch và mạch bạch huyết
CẤU TẠO THÀNH RUỘT NON
Ruột già
Ruột già kéo dài từ đầu cuối của ruột non cho đến hậu môn và dài khoảng 1.5m, đường kính khoảng 7.5cm.
Ruột già chia ra làm 3 phần chính:
+ Manh tràng
+ Kết tràng
+Trực tràng.
Manh tràng có hình dạng giống như 1 cái túi tròn và nằm ngay phía dưới khu vực hổng tràng đổ vào ruột già. Dính với manh tràng là ruột thừa có hình dạng như ngón tay với chiều dài trung bình ở người lớn khoảng 9 cm.
Kết tràng là thành phần chính của ruột già, được chia làm 4 phần: kết tràng lên, kết tràng ngang, kết tràng xuống và kết tràng xích ma.
Trực tràng dài khoảng 15-20 cm nối liền với hậu môn, lớp cơ dọc phân bố đều khắp xung quanh.
Tới hậu môn, lớp cơ vòng dày lên tạo thành vòng eo thắt trong là cơ trơn, phía ngoài lại có một vòng cơ thắt ngoài cấu tạo từ cơ vân của các cơ vùng đáy chậu.
2. Tuyến tiêu hoá
Tuyến nước bọt
Tuyến vị
Tuyến tuỵ
Gan
Tuyến ruột
Tuyến nước bọt
Có 3 cặp tuyến sản xuất nước bọt liên tục để giữ cho miệng và họng được ẩm ướt.
Tuyến mang tai lớn nhất,, nằm ngay phía dưới và ở trước tai.
Tuyến dưới hàm, nằm ở hàm dưới.
Tuyến dưới lưỡi nhỏ nhất là, nằm phía dưới lưỡi.
Tuyến vị
Dịch vị trong suốt, không màu, không mùi, vị rất chua, pH = 1,5-3, gồm:
- Chất vô cơ: Nước, Chất khoáng gồm các muối clorur (Na, K, Ca), muối phosphate (Ca, Mg, Fe); HCl: 2-3g,
- Chất hữu cơ: 3,5g gồm chất nhày, bạch cầu, yếu tố nội môi cần cho sự hấp thu vitamin B12 và 3 enzyme chính:
+ Pepsin là một loại enzyme có tác dụng thuỷ phân các protid động vật và thực vật thành albumose và pepton.
+ HCl giết những vi sinh vật có trong thức ăn và phá vỡ màng tế bào và những mô liên kết trong thức ăn.
+ Chimosine còn được gọi là Presur, Có nhiều trong dạ dày trẻ con đang bú, hoạt động ở pH= 5 - 6, có tác dụng đông tụ sữa biến sữa thành casein không hoà tan
+ Dịch nhầy cũng hỗ trợ cho tiêu hóa bằng cách giữ cho thức ăn luôn ẩm ướt.
Tuyến tuỵ
Tụy là một tuyến có hình tam giác, màu hồng, mềm và dài khoảng 15cm. Nó nằm phía sau dạ dày và kéo dài từ khúc cua của tá tràng cho đến lách.
Tuyến tuỵ
Nhóm enzym phân giải protid gồm 3 enzym chính: Trypsin, Chimotrypsin, Carboxypeptidase
Nhóm enzym phân giải lipid: tiêu mỡ rất mạnh, gồm: Lipase, Phospholipase.
Nhóm phân giải glucid: gồm Amylase dịch tuỵ, Mantase
Gan
- Gan là tuyến lớn nhất trong cơ thể, nặng khoảng 1.4 đến 1.8 kg, màu nâu đỏ đậm, được chia ra làm 4 thùy không đều nhau: hai thùy trái và phải lớn; 2 thùy nhỏ hơn nằm ở phía sau.
- Chức năng thuộc về tiêu hóa của gan là sản xuất mật. Mật là một chất lỏng màu vàng xanh có thành phần chủ yếu là nước, muối mật, cholesterol và các loại lipid
Túi mật
+ Là một túi nhỏ, màu xanh, nằm ở mặt dưới của thùy gan phải, có kích thước 7.6 đến 10cm. Chức năng của túi mật là chứa mật, nó có dung tích khoảng 35 đến 50ml.
+ Ở ruột non, muối mật làm biến đổi chất béo từ những khối cầu lớn thành những giọt nhỏ hơn nằm lơ lửng trong lớp dịch của ruột non.
Tuyến ruột
Thành phần, chức năng chính của dịch ruột là những nhóm enzym tiêu hóa:
a) Nhóm enzym phân giải protein:
+Aminopeptidase: Hoạt động trong môi trường kiềm, pH tối thuận =8, cắt rời acid amin đứng ở đầu N của những chuỗi peptid, cho những acid amin riêng lẻ (tác dụng cắt acid amin có mang NH2 tự do ở đầu mạch các polypeptid).
+ Iminopeptidase: Cắt những acid imin (prolin, oxyprolin) khỏi chuỗi peptid.
+ Dipeptidase: Phân giải các dipeptid cho các acid amin.
+ Carboxypeptidase: căt chuỗi polypeptid bắt đầu từ acid amin tự do ở cuối C của mạch polypeptid.
b) Nhóm phân giải lipid:
Phân giải glycerid phức tạp thành glycerid đơn giản, acid béo và glycerol. Lipase, phospholipase giống dịch tụy.
c) Nhóm phân giải glucid:
+ Amylase, mantase giống dịch tụy.
+ Saccharase: Phân giải saccharose cho glucose và fructose.
+ Lactase: Phân giải lactose cho glucose và galactose.
d) Enterokinase: Hoạt hóa trypsinogen.
e) Phosphatase kiềm: Phân giải các liên kết phospho, kể cả vô cơ lẫn hữu cơ. Có tác dụng trong quá trình hấp thu đường và mỡ.
III. Quá trình biến đổi thức ăn trong ống tiêu hóa
1. Quá trình tiêu hóa diễn ra trong miệng
- Thức ăn đưa vào miệng được phân hủy thành những mảnh nhỏ hơn bằng cả 2 cơ chế: cơ học và hóa học.
+ Răng xé thức ăn thành những mảnh nhỏ.
+ Lưỡi giúp thức ăn di chuyển quanh miệng để các loại răng khác nhau có thể cắt, xé hay nghiền chúng ra.
+ Các tuyến nước bọt trong miệng tăng tiết nước bọt. Khi nước bọt trộn lẫn với thức ăn thì quá trình tiêu hóa hóa học bắt đầu bằng cách chuyển tinh bột thành đường đơn (maltose) dưới tác dụng của amylaza
- Sau đó lưỡi sẽ cuộn chúng lại thành những viên thức ăn tròn, mềm và nhão.Thức ăn được nén lại thành những viên có cấu trúc thích hợp thì quá trình nuốt mới diễn ra
- Khi thức ăn vào thực quản, các cơ vòng ở thành thực quản thay phiên nhau co và dãn để tạo thành những chuyển động dạng sóng tạo thành các nhu động, đẩy thức ăn đi sâu xuống dần phía dưới.
SỰ VẬN CHUYỂN THỨC ĂN QUA ĐTH
2. Quá trình tiêu hóa ở dạ dày
- Khi thức ăn chạm vào niêm mạc của dạ dày, các tế bào niêm mạc tiết ra gastrin (một loại hormon). Gastrin kích thích sản xuất một lượng lớn dịch vị.
- Dạ dày căng ra, các cơ ở thành dạ dày co bóp để nhào trộn thức ăn. Thức ăn cũng được trộn lẫn với dịch vị và quá trình tiêu hóa hóa học bắt đầu.
- Pepsin phân rã những phân tử protein phức tạp. Tinh bột và chất béo ít được tiêu hóa trong dạ dày.
- Nhu động ruột bắt đầu xuất hiện ở phần dưới của dạ dày. Cơ vòng môn vị mở ra một ít giúp một lượng dưỡng trấp đi vào trong tá tràng. Khi tá tràng đầy, thành của nó sẽ căng ra và dạ dày sẽ nhận được một tín hiệu thần kinh để hoạt động chậm lại.
3. Quá trình tiêu hóa ở ruột non
- Thức ăn rời khỏi bao tử - một lớp chất lỏng chua, hơi sệt được gọi là dịch nuôi – sau đó đi vào tá tràng, phần đầu của ruột non
- Hai hoócmon gây ra sự phóng thích các dịch tụy. Hoócmon secretin, kích thích sự sản xuất số lượng lớn các dịch kiềm trung hoà acid, một phần dịch nuôi được tiêu hoá. Mật cũng được phóng thích và tá tràng từ túi mật để phân hoá các giọt chất béo.
- Các enzyme dịch tụy giúp tiêu hoá các carbohydrate và protein, ngoài ra còn có các chất béo.
Protein => peptit
lipit => glyceril nhỏ hơn + a. béo
tinh bột => mantozơ
Thức ăn được tiêu hoá sau đó đi vào không tràng và hồi tràng
Các enzyme được phóng thích từ các tế bào trong các khe Leiberkihn của thành không tràng và hồi tràng. Hầu hết hấp thụ thực phẩm xảy ra trong nhung mao trên thành của hồi tràng.
IV. Sự hấp thu thức ăn trong ống tiêu hóa
Quá trình hấp thu.
a. Sự hấp thụ ở miệng và thực quản
Niêm mạc miệng và thực quản có khả năng hấp thu yếu ớt đối với một số chất như các thuốc morphine, chất độc như cyanide.
b. Sự hấp thụ ở dạ dày
Nước, rượu và thuốc, chẳng hạn như aspirin, được hấp thụ trực tiếp xuyên qua thành dạ dày để vào máu.
c. Sự hấp thụ ở ruột non
Glycerol, các acid béo và các vitamin hoà tan đi vào các ống dẫn dưỡng chất, được chuyển vào hệ thống bạch huyết và sau đó chúng được đổ dồn vào trong máu.
Các amino acid từ sự tiêu hoá protein và các chất đường từ carbohydrate, cộng với các vitamin và các chất khoáng quan trọng như là ca, sắt và íôt được hấp thụ trực tiếp vào các mao mạch trong nhung mao.
Các mao mạch này dẫn vào tĩnh mạch của gan, tĩnh mạch này vận chuyển dưỡng chất trực tiếp đến gan.
d. Sự hấp thụ ở ruột già
Ruột già không sản xuất ra các enzyme tiêu hóa, do đó không có hoạt động tiêu hóa diễn ra trong ruột già.
Chức năng chính của nó là hấp thu nước và một ít chất khoáng có phân tử lượng thấp từ những sản phẩm thừa của quá trình tiêu hóa. Nhu động diễn ra ở ruột già rất chậm chạp, các chất cần từ 20 đến 24 giờ sau mới có thể di chuyển hết chiều dài của ruột già.
2. Cơ chế hấp thu
Sự hấp thụ là quá trình sinh lý phức tạp gồm các hiện tượng sau: lọc, khuếch tán, vận chuyển tích cực.
a. Lọc - khuếch tán
- Cách vận chuyển này không đòi hỏi tiêu hao năng lượng.
- Các chất hoà tan trong mỡ và trong các dung môi của mỡ qua màng theo lối khuếch tán thụ động (khuếch tán)
- Các chất hoà tan trong nước không qua được theo lối khuếch tán nhưng màng tế bào hoà tan trong nước (lọc).
b. Vận chuyển tích cực
Trên màng tế bào có những lỗ thông rất nhỏ cho nước qua, và nước kéo theo các chất
Đòi hỏi tiêu hao năng lượng: Phương thức vận chuyển này rất nhanh và vật chất được vận chuyển có thể dễ dàng đi ngược gradient nồng độ và theo lượng nhất định đối với mỗi chất qua màng (năng lượng do oxi hoá glucose cung cấp-do giải phóng từ các liên kết nối P giàu năng lượng của ATP do enzyme ATPase xúc tác).
c. Sự hấp thụ nhờ sự co bóp của các mao trạng.
Khi các sợi cơ trơn co, mao trạng thắt lại, máu và bạch huyết dồn ra khỏi mao trạng, khi giãn dưỡng trấp sẽ tiếp tục bị hút vào qua các tế bào biểu mô ruột.
Tinh bột => đường đơn (glucose, fructose, galactose và các pentose) sẽ được hấp thu.
Lipit => Glyceril + acid béo
pepsin tripsin, peptitdaza
Protein ====> pepton + anbumozo======> a. amin
Các vitamin được hấp thụ tích cực, các muối khoáng hấp thụ dưới dạng ion, nước được hấp thu theo cơ chế thẩm thấu hoặc tích cực.
V. Tạo phân và thải bã
1. Sự tạo phân
Thức ăn vào cơ thể được tiêu hoá và hấp thu từ 80-100%, do đó, trong điều kiện bình thường, trong phân không có hoặc rất ít lượng thức ăn không được hấp thu.
Thành phần chính tạo phân là các tế bào niêm mạc ruột bong ra, dịch tiêu hoá và xác vi khuẩn sinh ra trong ống tiêu hoá.
Do vậy, có thể nói sự tạo phân đã được bắt đầu ngay từ ruột non và thành phần của phân ít phụ thuộc vào thành phần thức ăn ban đầu. Ruột già là nơi hoàn thành sự tạo phân để thải ra ngoài.
2. Sự thải bã
Mỗi ngày, một người trưởng thành thải ra ngoài khoảng 150 g phân. trong đó 65% là nước, 35% là chất rắn gồm các sản phẩm bài tiết như các chất hoà tan trong ether 15%, hợp chất có nitơ 5%, các chất vô cơ 15%, xác vi sinh vật.
Thải phân qua động tác đại tiện là một phản xạ không điều kiện gây co bóp cơ trơn trực tràng và mở cơ thắt hậu môn.
Khi niêm mạc trực tràng bị kích thích, các xung hướng tâm truyền về chất xám của tuỷ sống ở đoạn cùng, nơi xuất phát dây chậu thuộc thần kinh phó giao cảm.
Các xung ly tâm đến trực tràng gây co bóp mạnh các cơ trơn, mở cơ thắt hậu môn, đồng thời có sự phối hợp với sự co cơ thành bụng để đẩy phân ra ngoài.
Trong ngày, ruột già có một vài đợt cử động nhu động mạnh để dồn phân tử ruột già xuống trực tràng. Khi áp lực do lượng phân tích tụ tăng, kích thích niêm mạc trực tràng và phản xạ đại tiện xảy ra, thường chỉ một lần
IV. Vệ sinh ăn uống và các bệnh về đường tiêu hoá
1. Vệ sinh ăn uống
- Chọn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
- Thức ăn phải được nấu chín kỹ,đảm bảo nhiệt độ cao, chín đều. Bảo quản cẩn thận thức ăn đã nấu chín .
- Nấu kỹ lại thức ăn chưa sử dụng hết.
- Tránh không được để lẩn lộn thức ăn chín và thức ăn sống .
- Trước khi ăn phải rửa tay.
- Giữ bếp sạch sẽ để tránh nhiễm bẩn vào thực phẩm
- Chỉ dùng nước sạch để chế biến thức ăn và nấu nước uống
2. Các bệnh về đường tiêu hóa
Viêm ruột thừa.
Hẹp ống mật: tình trạng ống mật di chuyển mật từ gan vào tá tràng bị hẹp bẩm sinh.
Cuồng ăn: ăn một cách say sưa, và tiếp theo là nôn ói và uống thuốc nhuận tràng quá mức.
Xơ gan: là tình trạng các tế bào gan bình thường bị tổn thương và thay thế bởi mô xơ.
Bệnh Crohn: viêm và loét toàn bộ các lớp của thành ruột, đặc biệt là ở ruột non.
Viêm túi thừa: lớp trong của ruột già phình ra khỏi lớp cơ ở thành, và khi chỗ phình bị viêm dẫn đến tình trạng viêm túi thừa.
Sỏi mật: những tinh thể rắn đọng lại tạo thành sỏi túi mật
Viêm gan: nguyên nhân chủ yếu là do virus.
Không dung nạp Lactose: cơ thể không có khả năng tiêu hóa một lượng lactose lớn (lactose là một loại đường thường thấy trong sữa).
Loét: những tổn thương niêm mạc xuất hiện ở phần dưới thực quản, dạ dày hay tá tràng.
Viêm loét ruột già: viêm và loét ở mặt trong ruột già và trực tràng.
Nguyên nhân
Ăn uống không điều độ, không hợp vệ sinh
Sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…
Nhiễm khuẩn, virut…
Một số giải pháp
Ăn chín uống sôi. Ăn đủ, điều độ
Hạn chế mua những thức ăn chế biến sẵn.
Lựa chọn thực phẩm còn tươi sống tại các cơ sở có uy tín, tránh mua những thực phẩm có màu sắc quá khác biệt so với thực phẩm cùng loại. Ví dụ: rau quá xanh, thịt quá đỏ,…
Vận động thể dục thể thao thường xuyên, mỗi ngày nên dành 30 phút cho luyện tập, ăn nhiều rau xanh và trái cây, hạn chế ăn thịt.
Tránh các ức chế không cần thiết, dễ dẫn tới stress làm suy giảm hệ miễn dịch, gây tăng tiết axit của dạ dày.
Bổ sung các thực phẩm chức năng hỗ trợ hệ tiêu hóa, nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
Nhóm thực hiện: Nhóm 2 – Sinh lý 2
I. Ý nghĩa của sự tiêu hoá thức ăn và sự tiến hoá hệ tiêu hoá của động vật.
1. Ý nghĩa của sự tiêu hoá thức ăn.
- Hệ tiêu hóa giúp phân giải thức ăn thành những dạng mà cơ thể có thể sử dụng được qua các cơ chế cơ học và hóa học.
- Cung cấp nguồn vật chất cho cơ thể sống.
2. Sự tiến hoá hệ tiêu hoá của động vật
Hệ tiêu hoá ở động vật phát triển theo chiều hướng từ đơn giản đến phức tạp và thích nghi với các loại thức ăn khác nhau.
Tiêu hoá nội bào
Tiêu hoá trong
túi tiêu hoá
Tiêu hoá trong
ống tiêu hoá
2.1. Tiêu hoá nội bào (chưa có hệ tiêu hoá chính thức)
Cơ thể động vật nguyên sinh cấu tạo từ một tế bào nên lấy thức ăn trực tiếp từ ngoài môi trường thông qua quá trình thực bào.
2.2. Tiêu hoá trong túi tiêu hoá
Khi thức ăn từ miệng vào túi tiêu hoá: Thức ăn được các enzim thuỷ phân thành các mảnh nhỏ.
Các mảnh thức ăn này được các tế bào có roi thực bào và tiêu hoá nội bào.
Như vậy trong túi tiêu hoá thức ăn vừa được tiêu hoá ngoại bào vừa được tiêu hoá nội bào
2.3. Tiêu hoá trong ống tiêu hoá
Ống tiêu hóa có ở động vật có xương sống (cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú) và ở nhiều loài động vật không xương sống như giun đốt, côn trùng.
Thức ăn được tiêu hoá ngoại bào thông qua quá trình biến đổi cơ học và hoá học thành các dạng đơn giản dễ hấp thụ
Hệ tiêu hoá dạng ống phân hoá thành các cơ quan khác nhau có đặc điểm cấu tạo khác nhau, đảm nhận những chức năng tiêu hoá nhất định.
Ống tiêu hoá cùng với các tuyến tiêu hoá như tuyến nước bọt, tuyến tuỵ, gan tạo thành hệ tiêu hoá.
I - TỔNG QUAN VỀ HỆ TIÊU HOÁ
Bộ máy tiêu hóa của người gồm ống tiêu hóa và các túi tiêu hoá, cung cấp liên tục các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, thực hiện các chức năng:
- Chức năng cơ học: vận chuyển thức ăn, phân cắt thức ăn thành mẩu nhỏ, nhào trộn với dịch tiêu hoá...
- Chức năng hóa học: hoạt động của các dịch tiêu hóa giúp phân giải thức ăn thành các chất đơn giản dễ hấp thu
- Chức năng hấp thu: đưa thức ăn đã được tiêu hóa trong ống tiêu hóa vào máu
Sơ đồ ống tiêu hoá ở người
1 . Ống tiêu hoá
a. Khoang miệng
Là đoạn đầu của ống tiêu hoá bao gồm răng và lưỡi.
Chức năng: tiếp nhận thức ăn và tiêu hoá sơ bộ thức ăn.
Miệng
Dạ dày
Ruột
Thực quản
Hầu
Răng
Răng là một cấu trúc đặc biệt có nhiệm vụ cắt, xé, nghiền thức ăn.
Hình thể ngoài:
Răng màu trắng ngà. Răng được phân loại dựa vào hình dạng và chức năng.
+ Răng cửa, nằm ngay trước miệng có hình giống cái đục, dùng để cắt thức ăn
+ Răng nanh, nhọn, nằm ngay bên cạnh răng cửa, dùng để xé thức ăn
+ Răng tiền hàm và răng hàm, nằm phía trong cùng, có đầu phẳng, dùng để nghiền nát thức ăn
Mỗi răng có 3 phần:
- Thân răng
- Cổ răng
- Chân răng
Hình thể trong
Men răng là một lớp tinh thể canxi photphat rất bền và là chất cứng nhất do sinh giới tạo ra.
Ngà răng là cấu trúc tương tự như xương, hình thành nên phần chính của răng nằm ở bên trong.
Tủy răng nằm ở chính giữa của răng, chứa các mạch máu và dây thần kinh.
Xi măng bao quanh chân răng giữ cho răng nằm đúng vị trí.
Giữa lớp xi măng với xương hàm có 1 lớp màng ngoài răng gồm những sợi collagen ngắn giúp răng có thể xê dịch.
Lưỡi
Lưỡi là một khối cơ vân chắc và rất mềm dẻo, gồm:
Đỉnh lưỡi: là đầu tự do đối diện với răng cửa.
Rễ lưỡi: dính vào miệng bởi các cơ từ xương hàm dưới và xương móng đi vào lưỡi.
Thân lưỡi: có lưng lưỡi là mặt trên – sau của lưỡi, có rãnh hình chữ V mà đỉnh quay ra sau gọi là rãnh tận.
Lưỡi dính với sàn miệng bằng một nếp niêm mạc. Ở mặt trên của lưỡi nhô ra nhiều nhú nhỏ chứa những núm vị giác: Chỉ, nón, đài, nấm, lá. Nằm tại sàn của lưỡi là amydal lưỡi, là một đám mô lympho nhỏ có tác dụng phòng ngừa nhiễm trùng.
b. Họng
- Họng là một ống cơ nhỏ có chiều dài khoảng 12.7 cm kéo dài từ miệng xuống thực quản và khí quản.
- Nó chia ra làm 2 hệ thống riêng biệt:
+ Hệ tiêu hóa (cho phép thức ăn lỏng và đặc đi qua)
+ Hệ hô hấp (cho phép khí đi qua).
c. Thực quản
Là một ống cơ nối họng với dạ dày. Nó dài khoảng 25 cm và có đường kính khoảng 2.5 cm.
Ở đoạn cuối của thực quản, nơi nối tiếp với dạ dày có cơ vòng thực quản dưới tránh không cho những chất chứa bên trong dạ dày trào ngược trở về thực quản.
d. Dạ dày
Là đoạn phình to của ống tiêu hoá.
Hình thể ngoài:
- Dạ dày rỗng hình chữ J, với 2 thành trước và sau; hai bờ :Bờ cong lớn và bờ cong bé; hai lỗ: lỗ tâm vị và lỗ môn vị.
- Dạ dày dài 25cm, rộng 12cm,dày 8cm, dung tích chứa khoảng 1-2 lít.
Hình thể trong
Thành dạ dày có cấu tạo 4 lớp:
Lớp thanh mạc.
Lớp cơ: Được cấu tạo bởi cơ trơn , gồm:
- Cơ dọc ở ngoài.
- Cơ vòng ở giữa.
- Cơ chéo ở trong.
Lớp dưới niêm mạc: là lớp mô liên kết lỏng lẻo chứa các đám rối mạch máu, các mô và mạch bạch huyết.
Lớp niêm mạc: là lớp tế bào thượng mô trụ xen kẽ với tế bào tiết chất nhầy.(Bổ sung dạ dày đv ăn cỏ)
e . Ruột
Ruột non:
Ruột non là một cơ quan tiêu hóa quan trọng của cơ thể.
Ruột non cuộn thành nhiều vòng trong ổ bụng dài khoảng 6m. Tại điểm nối với dạ dày, ruột non có đường kính khoảng 4cm. Đến khi nối với ruột già, đường kính của nó giảm xuống còn 2.5cm.
Ruột non được chia ra làm 3 phần.
Tá tràng là đoạn đầu của ruột non, dài khoảng 20 cm. Đoạn đầu của tá tràng gọi là hành tá tràng do thường xuyên chịu sự tấn công của axit dạ dày. Tại đây nối với ống mật và ống tuỵ.
Phần giữa là hỗng tràng chiếm khoảng 3/5 chiều dài của ruột, phân biệt với tá tràng bởi ranh giới là dây chằng Trietz. Sự tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng xảy ra chủ yếu ở đây.
Phần cuối cùng là hồi tràng, nó là phần dài nhất, khoảng 3.4 m. Hồi tràng kết thúc bởi van hồi manh tràng.
- Mặt trong của ruột non được phủ bởi những nhung mao có hình dạng giống như những sợi vải của khăn bông.
- Những nhung mao này làm gia tăng đáng kể bề mặt tiếp xúc của ruột non để hấp thu các chất dinh dưỡng.
- Trong mỗi nhung mao có các mao mạch và mạch bạch huyết
CẤU TẠO THÀNH RUỘT NON
Ruột già
Ruột già kéo dài từ đầu cuối của ruột non cho đến hậu môn và dài khoảng 1.5m, đường kính khoảng 7.5cm.
Ruột già chia ra làm 3 phần chính:
+ Manh tràng
+ Kết tràng
+Trực tràng.
Manh tràng có hình dạng giống như 1 cái túi tròn và nằm ngay phía dưới khu vực hổng tràng đổ vào ruột già. Dính với manh tràng là ruột thừa có hình dạng như ngón tay với chiều dài trung bình ở người lớn khoảng 9 cm.
Kết tràng là thành phần chính của ruột già, được chia làm 4 phần: kết tràng lên, kết tràng ngang, kết tràng xuống và kết tràng xích ma.
Trực tràng dài khoảng 15-20 cm nối liền với hậu môn, lớp cơ dọc phân bố đều khắp xung quanh.
Tới hậu môn, lớp cơ vòng dày lên tạo thành vòng eo thắt trong là cơ trơn, phía ngoài lại có một vòng cơ thắt ngoài cấu tạo từ cơ vân của các cơ vùng đáy chậu.
2. Tuyến tiêu hoá
Tuyến nước bọt
Tuyến vị
Tuyến tuỵ
Gan
Tuyến ruột
Tuyến nước bọt
Có 3 cặp tuyến sản xuất nước bọt liên tục để giữ cho miệng và họng được ẩm ướt.
Tuyến mang tai lớn nhất,, nằm ngay phía dưới và ở trước tai.
Tuyến dưới hàm, nằm ở hàm dưới.
Tuyến dưới lưỡi nhỏ nhất là, nằm phía dưới lưỡi.
Tuyến vị
Dịch vị trong suốt, không màu, không mùi, vị rất chua, pH = 1,5-3, gồm:
- Chất vô cơ: Nước, Chất khoáng gồm các muối clorur (Na, K, Ca), muối phosphate (Ca, Mg, Fe); HCl: 2-3g,
- Chất hữu cơ: 3,5g gồm chất nhày, bạch cầu, yếu tố nội môi cần cho sự hấp thu vitamin B12 và 3 enzyme chính:
+ Pepsin là một loại enzyme có tác dụng thuỷ phân các protid động vật và thực vật thành albumose và pepton.
+ HCl giết những vi sinh vật có trong thức ăn và phá vỡ màng tế bào và những mô liên kết trong thức ăn.
+ Chimosine còn được gọi là Presur, Có nhiều trong dạ dày trẻ con đang bú, hoạt động ở pH= 5 - 6, có tác dụng đông tụ sữa biến sữa thành casein không hoà tan
+ Dịch nhầy cũng hỗ trợ cho tiêu hóa bằng cách giữ cho thức ăn luôn ẩm ướt.
Tuyến tuỵ
Tụy là một tuyến có hình tam giác, màu hồng, mềm và dài khoảng 15cm. Nó nằm phía sau dạ dày và kéo dài từ khúc cua của tá tràng cho đến lách.
Tuyến tuỵ
Nhóm enzym phân giải protid gồm 3 enzym chính: Trypsin, Chimotrypsin, Carboxypeptidase
Nhóm enzym phân giải lipid: tiêu mỡ rất mạnh, gồm: Lipase, Phospholipase.
Nhóm phân giải glucid: gồm Amylase dịch tuỵ, Mantase
Gan
- Gan là tuyến lớn nhất trong cơ thể, nặng khoảng 1.4 đến 1.8 kg, màu nâu đỏ đậm, được chia ra làm 4 thùy không đều nhau: hai thùy trái và phải lớn; 2 thùy nhỏ hơn nằm ở phía sau.
- Chức năng thuộc về tiêu hóa của gan là sản xuất mật. Mật là một chất lỏng màu vàng xanh có thành phần chủ yếu là nước, muối mật, cholesterol và các loại lipid
Túi mật
+ Là một túi nhỏ, màu xanh, nằm ở mặt dưới của thùy gan phải, có kích thước 7.6 đến 10cm. Chức năng của túi mật là chứa mật, nó có dung tích khoảng 35 đến 50ml.
+ Ở ruột non, muối mật làm biến đổi chất béo từ những khối cầu lớn thành những giọt nhỏ hơn nằm lơ lửng trong lớp dịch của ruột non.
Tuyến ruột
Thành phần, chức năng chính của dịch ruột là những nhóm enzym tiêu hóa:
a) Nhóm enzym phân giải protein:
+Aminopeptidase: Hoạt động trong môi trường kiềm, pH tối thuận =8, cắt rời acid amin đứng ở đầu N của những chuỗi peptid, cho những acid amin riêng lẻ (tác dụng cắt acid amin có mang NH2 tự do ở đầu mạch các polypeptid).
+ Iminopeptidase: Cắt những acid imin (prolin, oxyprolin) khỏi chuỗi peptid.
+ Dipeptidase: Phân giải các dipeptid cho các acid amin.
+ Carboxypeptidase: căt chuỗi polypeptid bắt đầu từ acid amin tự do ở cuối C của mạch polypeptid.
b) Nhóm phân giải lipid:
Phân giải glycerid phức tạp thành glycerid đơn giản, acid béo và glycerol. Lipase, phospholipase giống dịch tụy.
c) Nhóm phân giải glucid:
+ Amylase, mantase giống dịch tụy.
+ Saccharase: Phân giải saccharose cho glucose và fructose.
+ Lactase: Phân giải lactose cho glucose và galactose.
d) Enterokinase: Hoạt hóa trypsinogen.
e) Phosphatase kiềm: Phân giải các liên kết phospho, kể cả vô cơ lẫn hữu cơ. Có tác dụng trong quá trình hấp thu đường và mỡ.
III. Quá trình biến đổi thức ăn trong ống tiêu hóa
1. Quá trình tiêu hóa diễn ra trong miệng
- Thức ăn đưa vào miệng được phân hủy thành những mảnh nhỏ hơn bằng cả 2 cơ chế: cơ học và hóa học.
+ Răng xé thức ăn thành những mảnh nhỏ.
+ Lưỡi giúp thức ăn di chuyển quanh miệng để các loại răng khác nhau có thể cắt, xé hay nghiền chúng ra.
+ Các tuyến nước bọt trong miệng tăng tiết nước bọt. Khi nước bọt trộn lẫn với thức ăn thì quá trình tiêu hóa hóa học bắt đầu bằng cách chuyển tinh bột thành đường đơn (maltose) dưới tác dụng của amylaza
- Sau đó lưỡi sẽ cuộn chúng lại thành những viên thức ăn tròn, mềm và nhão.Thức ăn được nén lại thành những viên có cấu trúc thích hợp thì quá trình nuốt mới diễn ra
- Khi thức ăn vào thực quản, các cơ vòng ở thành thực quản thay phiên nhau co và dãn để tạo thành những chuyển động dạng sóng tạo thành các nhu động, đẩy thức ăn đi sâu xuống dần phía dưới.
SỰ VẬN CHUYỂN THỨC ĂN QUA ĐTH
2. Quá trình tiêu hóa ở dạ dày
- Khi thức ăn chạm vào niêm mạc của dạ dày, các tế bào niêm mạc tiết ra gastrin (một loại hormon). Gastrin kích thích sản xuất một lượng lớn dịch vị.
- Dạ dày căng ra, các cơ ở thành dạ dày co bóp để nhào trộn thức ăn. Thức ăn cũng được trộn lẫn với dịch vị và quá trình tiêu hóa hóa học bắt đầu.
- Pepsin phân rã những phân tử protein phức tạp. Tinh bột và chất béo ít được tiêu hóa trong dạ dày.
- Nhu động ruột bắt đầu xuất hiện ở phần dưới của dạ dày. Cơ vòng môn vị mở ra một ít giúp một lượng dưỡng trấp đi vào trong tá tràng. Khi tá tràng đầy, thành của nó sẽ căng ra và dạ dày sẽ nhận được một tín hiệu thần kinh để hoạt động chậm lại.
3. Quá trình tiêu hóa ở ruột non
- Thức ăn rời khỏi bao tử - một lớp chất lỏng chua, hơi sệt được gọi là dịch nuôi – sau đó đi vào tá tràng, phần đầu của ruột non
- Hai hoócmon gây ra sự phóng thích các dịch tụy. Hoócmon secretin, kích thích sự sản xuất số lượng lớn các dịch kiềm trung hoà acid, một phần dịch nuôi được tiêu hoá. Mật cũng được phóng thích và tá tràng từ túi mật để phân hoá các giọt chất béo.
- Các enzyme dịch tụy giúp tiêu hoá các carbohydrate và protein, ngoài ra còn có các chất béo.
Protein => peptit
lipit => glyceril nhỏ hơn + a. béo
tinh bột => mantozơ
Thức ăn được tiêu hoá sau đó đi vào không tràng và hồi tràng
Các enzyme được phóng thích từ các tế bào trong các khe Leiberkihn của thành không tràng và hồi tràng. Hầu hết hấp thụ thực phẩm xảy ra trong nhung mao trên thành của hồi tràng.
IV. Sự hấp thu thức ăn trong ống tiêu hóa
Quá trình hấp thu.
a. Sự hấp thụ ở miệng và thực quản
Niêm mạc miệng và thực quản có khả năng hấp thu yếu ớt đối với một số chất như các thuốc morphine, chất độc như cyanide.
b. Sự hấp thụ ở dạ dày
Nước, rượu và thuốc, chẳng hạn như aspirin, được hấp thụ trực tiếp xuyên qua thành dạ dày để vào máu.
c. Sự hấp thụ ở ruột non
Glycerol, các acid béo và các vitamin hoà tan đi vào các ống dẫn dưỡng chất, được chuyển vào hệ thống bạch huyết và sau đó chúng được đổ dồn vào trong máu.
Các amino acid từ sự tiêu hoá protein và các chất đường từ carbohydrate, cộng với các vitamin và các chất khoáng quan trọng như là ca, sắt và íôt được hấp thụ trực tiếp vào các mao mạch trong nhung mao.
Các mao mạch này dẫn vào tĩnh mạch của gan, tĩnh mạch này vận chuyển dưỡng chất trực tiếp đến gan.
d. Sự hấp thụ ở ruột già
Ruột già không sản xuất ra các enzyme tiêu hóa, do đó không có hoạt động tiêu hóa diễn ra trong ruột già.
Chức năng chính của nó là hấp thu nước và một ít chất khoáng có phân tử lượng thấp từ những sản phẩm thừa của quá trình tiêu hóa. Nhu động diễn ra ở ruột già rất chậm chạp, các chất cần từ 20 đến 24 giờ sau mới có thể di chuyển hết chiều dài của ruột già.
2. Cơ chế hấp thu
Sự hấp thụ là quá trình sinh lý phức tạp gồm các hiện tượng sau: lọc, khuếch tán, vận chuyển tích cực.
a. Lọc - khuếch tán
- Cách vận chuyển này không đòi hỏi tiêu hao năng lượng.
- Các chất hoà tan trong mỡ và trong các dung môi của mỡ qua màng theo lối khuếch tán thụ động (khuếch tán)
- Các chất hoà tan trong nước không qua được theo lối khuếch tán nhưng màng tế bào hoà tan trong nước (lọc).
b. Vận chuyển tích cực
Trên màng tế bào có những lỗ thông rất nhỏ cho nước qua, và nước kéo theo các chất
Đòi hỏi tiêu hao năng lượng: Phương thức vận chuyển này rất nhanh và vật chất được vận chuyển có thể dễ dàng đi ngược gradient nồng độ và theo lượng nhất định đối với mỗi chất qua màng (năng lượng do oxi hoá glucose cung cấp-do giải phóng từ các liên kết nối P giàu năng lượng của ATP do enzyme ATPase xúc tác).
c. Sự hấp thụ nhờ sự co bóp của các mao trạng.
Khi các sợi cơ trơn co, mao trạng thắt lại, máu và bạch huyết dồn ra khỏi mao trạng, khi giãn dưỡng trấp sẽ tiếp tục bị hút vào qua các tế bào biểu mô ruột.
Tinh bột => đường đơn (glucose, fructose, galactose và các pentose) sẽ được hấp thu.
Lipit => Glyceril + acid béo
pepsin tripsin, peptitdaza
Protein ====> pepton + anbumozo======> a. amin
Các vitamin được hấp thụ tích cực, các muối khoáng hấp thụ dưới dạng ion, nước được hấp thu theo cơ chế thẩm thấu hoặc tích cực.
V. Tạo phân và thải bã
1. Sự tạo phân
Thức ăn vào cơ thể được tiêu hoá và hấp thu từ 80-100%, do đó, trong điều kiện bình thường, trong phân không có hoặc rất ít lượng thức ăn không được hấp thu.
Thành phần chính tạo phân là các tế bào niêm mạc ruột bong ra, dịch tiêu hoá và xác vi khuẩn sinh ra trong ống tiêu hoá.
Do vậy, có thể nói sự tạo phân đã được bắt đầu ngay từ ruột non và thành phần của phân ít phụ thuộc vào thành phần thức ăn ban đầu. Ruột già là nơi hoàn thành sự tạo phân để thải ra ngoài.
2. Sự thải bã
Mỗi ngày, một người trưởng thành thải ra ngoài khoảng 150 g phân. trong đó 65% là nước, 35% là chất rắn gồm các sản phẩm bài tiết như các chất hoà tan trong ether 15%, hợp chất có nitơ 5%, các chất vô cơ 15%, xác vi sinh vật.
Thải phân qua động tác đại tiện là một phản xạ không điều kiện gây co bóp cơ trơn trực tràng và mở cơ thắt hậu môn.
Khi niêm mạc trực tràng bị kích thích, các xung hướng tâm truyền về chất xám của tuỷ sống ở đoạn cùng, nơi xuất phát dây chậu thuộc thần kinh phó giao cảm.
Các xung ly tâm đến trực tràng gây co bóp mạnh các cơ trơn, mở cơ thắt hậu môn, đồng thời có sự phối hợp với sự co cơ thành bụng để đẩy phân ra ngoài.
Trong ngày, ruột già có một vài đợt cử động nhu động mạnh để dồn phân tử ruột già xuống trực tràng. Khi áp lực do lượng phân tích tụ tăng, kích thích niêm mạc trực tràng và phản xạ đại tiện xảy ra, thường chỉ một lần
IV. Vệ sinh ăn uống và các bệnh về đường tiêu hoá
1. Vệ sinh ăn uống
- Chọn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
- Thức ăn phải được nấu chín kỹ,đảm bảo nhiệt độ cao, chín đều. Bảo quản cẩn thận thức ăn đã nấu chín .
- Nấu kỹ lại thức ăn chưa sử dụng hết.
- Tránh không được để lẩn lộn thức ăn chín và thức ăn sống .
- Trước khi ăn phải rửa tay.
- Giữ bếp sạch sẽ để tránh nhiễm bẩn vào thực phẩm
- Chỉ dùng nước sạch để chế biến thức ăn và nấu nước uống
2. Các bệnh về đường tiêu hóa
Viêm ruột thừa.
Hẹp ống mật: tình trạng ống mật di chuyển mật từ gan vào tá tràng bị hẹp bẩm sinh.
Cuồng ăn: ăn một cách say sưa, và tiếp theo là nôn ói và uống thuốc nhuận tràng quá mức.
Xơ gan: là tình trạng các tế bào gan bình thường bị tổn thương và thay thế bởi mô xơ.
Bệnh Crohn: viêm và loét toàn bộ các lớp của thành ruột, đặc biệt là ở ruột non.
Viêm túi thừa: lớp trong của ruột già phình ra khỏi lớp cơ ở thành, và khi chỗ phình bị viêm dẫn đến tình trạng viêm túi thừa.
Sỏi mật: những tinh thể rắn đọng lại tạo thành sỏi túi mật
Viêm gan: nguyên nhân chủ yếu là do virus.
Không dung nạp Lactose: cơ thể không có khả năng tiêu hóa một lượng lactose lớn (lactose là một loại đường thường thấy trong sữa).
Loét: những tổn thương niêm mạc xuất hiện ở phần dưới thực quản, dạ dày hay tá tràng.
Viêm loét ruột già: viêm và loét ở mặt trong ruột già và trực tràng.
Nguyên nhân
Ăn uống không điều độ, không hợp vệ sinh
Sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…
Nhiễm khuẩn, virut…
Một số giải pháp
Ăn chín uống sôi. Ăn đủ, điều độ
Hạn chế mua những thức ăn chế biến sẵn.
Lựa chọn thực phẩm còn tươi sống tại các cơ sở có uy tín, tránh mua những thực phẩm có màu sắc quá khác biệt so với thực phẩm cùng loại. Ví dụ: rau quá xanh, thịt quá đỏ,…
Vận động thể dục thể thao thường xuyên, mỗi ngày nên dành 30 phút cho luyện tập, ăn nhiều rau xanh và trái cây, hạn chế ăn thịt.
Tránh các ức chế không cần thiết, dễ dẫn tới stress làm suy giảm hệ miễn dịch, gây tăng tiết axit của dạ dày.
Bổ sung các thực phẩm chức năng hỗ trợ hệ tiêu hóa, nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Lan Nhung
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)