Bai 18 tin 11

Chia sẻ bởi Lê Trần Minh | Ngày 25/04/2019 | 59

Chia sẻ tài liệu: bai 18 tin 11 thuộc Tin học 11

Nội dung tài liệu:

Sinh viên thực tập :
Giáo viên hướng dẫn :


GIÁO ÁN

Bài 18. VÍ DỤ VỀ CÁCH VIẾT VÀ SỬ DỤNG
CHƯƠNG TRÌNH CON
(Tiết 1)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Biết cấu trúc một thủ tục, danh sách vào ra hình thức.
- Biết mối quan hệ giữa chương trình và thủ tục . - Biết gọi một thủ tục.
2. Kỹ năng:
- Nhận biết các thành phần trong phần đầu của thủ tục.
- Sử dụng được lời gọi thủ tục.
- Viết thủ tục đơn giản.

3. Thái độ:
- Ham thích môn học, có tính kỷ luật cao và tính thần làm việc theo nhóm.
- Tiếp tục rèn luyện các phẩm chất cần thiết của người lập trình như: xem xét vấn đề một cách cẩn thận, chu đáo, sáng tạo, không thỏa mãn với các kết quả ban đầu đạt được,…

II. Chuẩn bị của GV và HS
1. Chuẩn bị của GV:
- Sách GK tin học 11, Sách GV tin học 11, giáo án, phòng học chung.
2. Chuẩn bị của HS:
- Sách GK tin học 11, bài học cũ ở nhà, xem trước bài 18.
III.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
Giảng giải, vấn đáp, gợi mở, tạo tình huống có vấn đề nhằm thu hút học sinh tham gia tích cực vào giờ học.

IV. HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY (GIẢNG BÀI MỚI):

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
THỜI GIAN
NỘI DUNG

HOẠT ĐỘNG 1: Kiểm tra bài cũ:
-CÂU 1: cấu trúc của chương trình con?
-CÂU 2: Như thế nào là biến toàn cục,biến cục bộ?

HOẠT ĐỘNG 2: Bài mới
Cách viết và sử dụng thủ tục.
Giáo viên giới thiệu chương, bài học, hướng dẫn sử dụng SGK, phiếu bài học, phiếu bài tập.
Giáo viên đặt câu hỏi và dẫn dắt vào bài dạy.
Đối với ví dụ này ta không sử dụng thủ tục viết như thế nào?
Ví dụ1: - Viết chương trình vẽ 3 hình chữ nhật có dạng:
* * * * * * *
* *
* * * * * * *
(Sử dụng thủ tục)
Ta có thể viết 3 lần với 3 câu lệnh sau:
w riteln(‘* * * * * * *’);
writeln(‘* *’);
writeln(‘* * * * * * *’);


GV: Có nhận xét gì về cách viết này?
-Ta phải lặp lại nhiều lần những câu lệnh giống nhau.
GV: Nếu sử dụng thủ tục thì thủ tục đó sẽ chứa những lệnh nào?
-Thủ tục đó sẽ chứa ba câu lệnh nói trên.
GV: Cho HS xem chương trình trên pascal vì HS chưa biết cấu trúc thủ tục,HS chưa viết được.
GV: Vậy vẽ 3 hình chữ nhật như thế nào?
- Sử dụng 3 lần gọi thủ tục.
- Lệnh writeln; dùng để cách 2 dòng mới vẽ hình CN thứ 2.

GV: Ta có thể vẽ 5 HCN được không?
- Được, thực hiện thên hai lời gọi thủ tục ve_HCN;
Chúng ta đã thấy được lợi ích của việc sử dụng thủ tục là tránh viết lặp đi lặp lại một dãy lệnh nào đó.
Nếu thầy muốn vẽ không phải là 3 mà là 100 HCN như thế kia thầy sẽ phải viết câu lệnh như thế nào? Thầy gợi ý là chúng ta dùng lệnh lặp, và lệnh lặp đơn giản nhất trong trường hợp này là for i:=1 to 100 do Ve_HCN;
Yêu cầu học sinh đưa ra nhận xét: Khi mà ta đã có thủ tục thì ta sử dụng nó như thế nào (hay cách gọi nó như thế nào?), vị trí của thủ tục?
- Muốn sử dụng cần phải có lệnh gọi thủ tục.
- Gọi sau khi đã viết thủ tục, trong phần than chương trình chính.
a, Cấu trúc của thủ tục.
GV trình bày cấu trúc của thủ tục.

GV: Ở thủ tục này ta chỉ vẽ được hình chữ nhật với chiều dài và rộng là cố định. Làm thế nào để vẽ được hình chữ nhật có kích thước thay đổi?
- Khi đó ta phải sử dụng thủ tục có tham số.
Cho HS xem chương trình được viết như thế nào.
Ta đã viết được thủ tục vẽ HCN không có tham số. Nhưng nó có hạn chế là khi gọi đến thủ tục trong chương trình chính thì chỉ vẽ được các hình chữ nhật với kích thước của chúng là giống nhau. Vậy để vẽ các hình chữ nhật với kích thước khác nhau như trên ta phải làm như thế nào? Chẳng lẽ với
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Trần Minh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)