Bài 18. Phong trào giải phóng dân tộc 1939-1945

Chia sẻ bởi Đoàn Nguyên Trang | Ngày 18/03/2024 | 42

Chia sẻ tài liệu: Bài 18. Phong trào giải phóng dân tộc 1939-1945 thuộc Lịch sử 12

Nội dung tài liệu:

LỚP 12 -NC
KÍNH CHÀO QUÍ THẦY - CÔ ĐẾN DỰ GIỜ THĂM LỚP
CÙNG CÁC EM HỌC SINH
PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
VÀ TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM (1939-1945).
Bài 18
GA. Lịch sử - 12 NC
GV. Lê Mộng Diệu Huyền
-Ngày 28/1/1941, Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo Cách mạng, đã triệu tập và chủ trì Hội nghị lần thứ 8 BCHTWĐ tại Pắc Bó (Hà Quảng-Cao Bằng).

3/Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo CM.Hội nghị lần thứ 8 BCHTWDDCSĐD( 5/1941)
Tại sao Nguyễn Ái Quốc lại chọn
thời điểm đầu năm 1941 để về nước ?
Lán Khuổi Nậm-nơi họp hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (5/1941)
+Hình thức khởi nghĩa :
-Nội dung Hội nghị:
+Xác định nhiệm vụ chủ yếu trước mắt:
giải phóng dân tộc , tạm gác khẩu hẩu hiệu Cách mạng ruộng đất.
Thành lập: Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh, giúp đỡ Lào và Campuchia.
khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa và nhấn mạnh:chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm vụ trung tâm .
Bằng kiến thức và dựa vào SGK,
em hãy tóm tắt nội dung
của Hội Nghị TWĐ lần thứ 8 ?
Ý nghĩa
Hoàn chỉnh chủ trương được đề ra từ Hội nghị Trung ương tháng 11/1939 nhằm giải quyết mục tiêu số một của CM là: độc lập dân tộc và đề ra chủ trương sáng tạo để thực hiện mục tiêu ấy.
-Ngày 19/5/1941, Việt Nam Độc Lập Đồng Minh (Việt Minh ) ra đời. Sau đó ra Tuyên ngôn, Chương trình,điều lệ và được đông đảo các tầng lớp nhân dân ủng hộ.
Bằng kiến thức và dựa vào SGK,
em hãy phân tích và so sánh
ý nghĩa nội dung
của Hội Nghị TWĐ lần thứ 8
với Hội nghị lần thứ VI.
4/Công cuộc chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền
a/Bước đầu xây dựng lực lượng cho cuộc khởi nghĩa vũ trang
-Xây dựng lực lượng chính trị:
+Ở Cao Bằng:
năm 1942 , khắp các châu ở Cao Bằng đều có Hội Cứu quốc , trong đó có ba châu hoàn toàn ,Ủy ban Việt Minh Cao Bằng và liên tỉnh Cao-Bắc-Lạng được thành lập.
+Ở nhiều tỉnh
Bắc kỳ ,Hà Nội , Hải Phòng và 1 số tỉnh
Trung kỳ , các Hội cứu quốc phát triển rất mạnh.
.Năm 1943, Đảng đề ra Đề cương văn hóa Việt Nam .
.Năm 1944: thành lậpHội văn hóa cứu quốc và Đảng Dân chủ VN tập hợp tầng lớp nhân dân ở thành thị nhất là tầng lớp trí thức.Chú trọngvận động binh lính ngoại kiều .
Bằng kiến thức và dựa vào SGK,
em hãy nêu những sự kiện nào nói
lên lực lượng chính trị
và lực lượng vũ trang
đã được xây dựng và phát triển ?
-Xây dựng lực lượng vũ trang:
4/Công cuộc chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền
a/Bước đầu xây dựng lực lượng cho cuộc khởi nghĩa vũ trang
-Xây dựng lực lượng chính trị:
tháng 2/1941 , các đội du kích Bắc Sơn lớn mạnh và thống nhất thành Trung đội cứu quốc quân I ,hoạt động ở các tỉnh Thái Nguyên , Tuyên Quang , Lạng Sơn.Đến tháng 9/1941, Trung đội cứu quốc quân II ra đời.
-Xây dựng căn cứ địa:
Bắc Sơn-Võ Nhài và Cao Bằng là hai căn cứ địa đầu tiên của Cách mạng nước ta.
Bằng kiến thức và dựa vào SGK, em hãy nêu những sự kiện nào nói lên lực lượng vũ trang và căn cứ địa Cách mạng đã được xây dựng và phát triển ?
DU KÍCH BẮC SƠN
b/Gấp rút chuẩn bị cho khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.
-Từ đầu năm 1943, Hồng quân Liên Xô chuyển sang phản công quân Đức , sự thất bại của phe phát xít đã rõ ràng phải đẩy mạnh hơn nữa công tác chuẩn bị khởi nghĩa.
-Tháng 2/1943 , Ban thường vụ TWĐảng họp đã vạch ra kế hoạch cụ thể về việc chuẩn bị toàn diện cho khởi nghĩa vũ trang.
+Tổ chức VM và các hội Cứu quốc được xây dựng và phát triển ở nhiều địa phương trong cả nước.
+Tại các căn cứ địa CM: việc chuẩn bị diễn ra khẩn trương
.Ở Bắc Sơn-Võ Nhai:Cứu quốc quân hoạt động mạnhTrung đội cứu quốc quân III ra đời;
Bằng kiến thức và dựa vào SGK, em hãy nêu những sự kiện chứng tỏ Đảng ta đã gấp rút chuẩn bị cho khởi nghĩa vũ trang.
Ở Cao Bằng: nhiều đội tự vệ võ trang và du kích được thành lập
Năm 1943 , ban VM liên tỉnh Cao-Bắc-Lạng lập ra 19 ban:
“ xung phong Nam tiến” để liên lạc với Bắc Sơn – Võ Nhai và phát triển lực lượng xuống miền xuôi.
-Tháng 5/1944 , Tổng bộ VM ra chỉ thị “sửa soạn khởi nghĩa”.Trung ương Đảng kêu gọi nhân dân “Sắm vũ khí đuổi thù chung”
-Ngày 22/12/1944, đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập.
Bằng kiến thức đã học và dựa vào SGK, em hãy nêu những nét chính về công cuộc chuẩn bị khởi nghĩa của Đảng từ sau Hội nghị Trung ương lần thứ 8 ( 5-1941)
II.KHỞI NGHĨA VŨ TRANG GIÀNH CHÍNH QUYỀN
1/Khởi nghĩa từng phần ( 3-8/1945)
a/Nhật đảo chính Pháp:
đêm 9/3/1945 , Nhật đảo chính PhápPháp đầu hàng nhanh chóng.
b/Ngày 12/3/1945 , Ban thường vụ TWĐ họp , ra chỉ thị “Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”:
Hoàn cảnh lịch sử khi ta tiến hành khởi nghĩa từng phần ?
Tại sao Nhật đảo chính Pháp đã tạo ra điều kiện thuận lợi cho cách mạng Việt Nam?
Trước những biến đổi sâu sắc của tình hình thế giới và trong nước, Đảng ta đã có chủ trương gì?
Lực lượng vũ trang phối hợp với nhân dân giải phóng nhiều xã, châu, huyện...
Phong trào "phá kho thóc Nhật"...
11/3/1945 tù chính trị nhà lao Batơ khởi nghĩa, đội du kích Batơ ra đời.
Phong trào phát triển mạnh .
Bằng kiến thức đã học và dựa vào SGK, em hãy nhận xét về chủ trương khởi nghĩa từng phần của Đảng ta.
2/Công việc chuẩn bị cuối cùng trước ngày Tổng khởi nghĩa
-Hội nghị Quân sự Bắc Kỳ( 4/1945): thống nhất và phát triển hơn nữa các lực lượng vũ trang , phát triển chiến tranh du kích và xây dựng chiến khu …
-Ngày 16/4/1945 , Ủy ban dân tộc giải phóng VN và các cấp đựoc thành lập.
-Ngày 15/5/1945, hai đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và Cứu Quốc quân thống nhất thành Việt Nam Giải Phóng Quân .
-Tháng 5/1945, Hồ Chí Minh rời Pác Bó về Tân Trào
( Tuyên Quang) trung tâm chỉ đạo Phong trào Cách Mạng cả nước.
-Tháng 6/1945 , khu giải phóng Việt Bắc và ủy ban lâm thời khu giải phóng được thành lập, bao gồm nhiều tỉnh thượng du và trung du thuộc Đông Bắc bộ;
Tân Trào
3. Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945:
Nhật đầu hàng Đồng minh, lệnh Tổng khởi nghĩa được ban bố:
-Ngày 6 và 9/8/4945: Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống hai thành phố của Nhật Bản.
-9/8/1945: Liên Xô tổng công kích đạo quân Quan Đông của Nhật.
-15/8/1945: Nhật Hoàng tuyên bố đầu hàng Đồng Minh --13/8/1945:Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh thành lập Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc
-1617/8/1945: Đại hội Quốc dân được triệu tập ờ Tân Trào, thông qua 10 chính sách của Việt Minh, cử ra Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam do Hồ Chí Minh làm chủ tịch
Đình Tân Trào, Sơn Dương (Tuyên Quang) nơi diễn ra Đại hội Quốc dân cử ra Ủy ban Dân tộc Giải phóng Việt Nam (tức Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa), ngày 16-8-1945
CỜ TỔ QUỐC treo tại Đại hội Quốc dân Tân Trào, tháng 8-1945
HỒ CHÍ MINH - Chủ tịch Ủy ban Dân tộc Giải phóng Việt Nam, tháng 8-1945
b) Diễn biến cuộc Tổng khởi nghĩa:
b) Diễn biến cuộc Tổng khởi nghĩa:
-Từ ngày 14/8/1945: nhiều xã, huyện trong cả nước đã khởi nghĩa giành chính quyền
-Chiều 16/8/1945: một đơn vị Giải phóng quân do đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy, xuất phát từ Tân Trào tiến về giải phóng thị xã Thái Nguyên
-Ở Hà Nội, chiều 17/8: nhân dân tổ chức mít tinh tại Nhà hát Lớn sau đó đi qua các trung tâm thành phố với khẩu hiệu: “Ủng hộ Việt Minh!”, “Đả đảo bù nhìn!”, “Việt Nam độc lập”.
-19/8/1945: Ủy ban Khởi nghĩa Hà Nội quyết định khởi nghĩa giành chính quyền.
Quần chúng cách mạng chiếm Phủ Khâm sai (Hà Nội)
-19/8: Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội thắng lợi.
-Ở Huế, 20/8: Ủy ban Khởi nghĩa tỉnh được thành lập và quyết đinh giành chính quyền vào 23/8
-Ở Sài Gòn:Xứ ủy Nam Kì quyết định khởi nghĩa vào 25/8 và giành được chính quyền tại đây.
-Đồng Nai Thượng và Hà Tiên giành được chính quyền vào 28/8.
Từ 1428/8: cuộc Tổng khởi nghĩa đã giành được thắng lợi trên cả nước (trừ Móng Cái, Hà Giang,Lào Cai, Lai Châu, Vĩnh Yên).
-Chiều 30/8: Vua Bảo Đại thoái vịchế độ phong kiến Việt Nam hoàn toàn sụp đổ.
Hình ảnh vị vua Bảo Đại nộp ấn tín xin thoái vị ngày 30/8/1945
Mít tinh trước Nhà hát lớn Hà Nội 8/1945
IV- NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA ĐƯỢC THÀNH LẬP (2/9/1945):
-25/8/1945: Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với Trung ương Đảng và Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam từ Tân Trào về đến Hà Nội.
-28/8/1945: Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam cải tổ thành Chính phủ lâm thời nước Viện Nam Dân chủ Cộng hòa.
-2/9/1945: Tại quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố: nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập.
Lễ tuyên ngôn Độc Lập tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội ngày 2-9-1945
Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình (2/9/1945)
-Bản Tuyên ngôn khẳng định ý chí kiên cường, dũng cảm, bất khuất của nhân dân ta đã đánh bại được chế độ thực dân và quân chủ làm nên độc lập cho nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
V- NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI, Ý NGHĨA LỊCH SỬ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945:
Nguyên nhân thắng lợi:
-Nguyên nhân chủ quan:
+Dân tộc ta có truyền thống yêu nước nồng nàntoàn dân nhất tề đứng lên cứu nướ cứu nhà khi Đảng Cộng sản Đông Dương và mặt trận Việt Minh phất cao ngọn cờ cứu nước,
+Hồ Chí Minh đã đề ra đường lối cách mạng đúng đắn dựa trên cơ sở Mác-Lênin và vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh Việt Nam

+Đảng có quá trình chuẩn bị trong suốt 15 năm, rút ra được những bài học kinh nghiệm qua những phong trào cách mạng 1930-1939.
+Có sự đoàn kết của toàn dân và sự chỉ đạo sáng suốt của các cấp bộ Đảng và Việt Minh
-Nguyên nhân khách quan: chiến thắng của Hồng quân Liên Xô và Đồng Minh trong cuộc chiến tranh chống phát xít (Đức và Nhật Bản)cổ vũ tinh thần, củng cố niềm tin cho nhân dân ta trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc tạo thời cơ cho ta đứng lên Tổng khởi nghĩa.
2. Ý nghĩa lịch sử:
*Cách mạng tháng Tám đã:
-Mở ra một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
-Đập tan xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp, phát xít Nhật và chế độ phong kiến đã tồn tại trong suốt một thời gian dài ở nước ta.
-Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng Việt Nam, mở đầu kỉ nguyên mới của dân tộc: kỉ nguyên độc lập, tự do, nhân dân lao động nắm chính quyền, làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh dân tộc, giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng xã hội.


-Đảng Cộng sản Đông Dương trở thành một Đảng cầm quyền, chuẩn bị những điều kiện tiên quyết cho những thắng lợi tiếp theo.
-Góp phần vào chiến thắng của chủ nghĩa phát xít trong chiến tranh thế giới thứ hai, góp phần làm suy yếu hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, “có ảnh hưởng trực tiếp và rất to lớn đến hai dân tộc bạn là Miên và Lào”.
HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP
XIN TRÂN TRỌNG CÁM ƠN
QUÍ THẦY - CÔ VÀ CÁC EM HỌC SINH.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đoàn Nguyên Trang
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)