Bài 18. Phân loại phản ứng trong hoá học vô cơ

Chia sẻ bởi Trần Thanh Hội | Ngày 10/05/2019 | 44

Chia sẻ tài liệu: Bài 18. Phân loại phản ứng trong hoá học vô cơ thuộc Hóa học 10

Nội dung tài liệu:

2.1.1 Đặc tính của nguyên tử Hydro
Hydro là nguyên tố có cấu tạo đơn giản
Cấu hình electron: 1s1
Năng lượng ion hoá cao: 13,6eV
Ion H+ có kích thước nhỏ, có tác dụng phân cực lớn với các ion hoặc nguyên tử khác
Các hợp chất giữa nguyên tử H với nguyên tố khác là liên kết cộng hoá trị
2.1 Hydro và hợp chất của nó
Có thể nhận 1e để tạo thành ion H-
Ion H+ không có vỏ có khả năng tạo liên kết hoá học đặc biệt gọi là liên kết Hydro
Có khả năng hoà tan trong kim loại → liên kết kim loại
2.1 Hydro và hợp chất của nó
Nhận xét:
Hydro giống kim loại kiềm: là nguyên tố họ s, có khả năng nhường 1e → H+ thể hiện tính khử mạnh
Hydro giống các halogen: có khả năng nhận 1e → H- và tạo phức chất
Trong điều kiện thường Hydro là chất khí và được xem là nguyên tố phi kim loại
Vì thế Hydro phải được khảo sát như nguyên tố đặc biệt
2.1 Hydro và hợp chất của nó
2.1.2 Đơn chất
Tính chất vật lý:
Hydro là chất khí, không màu, không mùi, không vị, phân tử gồm 2 nguyên tử (H2)
Khí Hydro nhẹ, độ linh động lớn, độ phân cực bé, lực liên kết phân cực nhỏ → nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp
Phân tử thuộc loại không cực, khối lượng nhỏ nên ít tan trong nước và dung môi. Tan trong kim loại Ni, Pd, Pt…
2.1 Hydro và hợp chất của nó
Một số tính chất hoá lý của Hydro:
Ái lực electron (F, eV): 0,75
Năng lượng ion hoá (I, eV): 13,6
Độ âm điện tương đối (ĐTA): 2,1
Bán kính nguyên tử (Rc, A0): 0,53
Độ dài liên kết H-H (dH-H, A0): 0,749
Năng lượng phân ly H2 (Efl, kJ/mol): 435
Nhiệt độ nóng chảy (tnc, 0C): -259,1
Nhiệt độ sôi (ts, 0C): -252,6
Hàm lượng trong vỏ trái đất (HĐ, %ngtử): 17
2.1 Hydro và hợp chất của nó
2.1 Hydro và hợp chất của nó
Tính chất hoá học:
Ở điều kiện thường phân tử Hydro rất bền
Ở điều kiện nhiệt độ cao Hydro hoạt động mạnh
Tính khử:
2.1 Hydro và hợp chất của nó
Tính oxy hoá:



Khi đốt nóng, phân tử Hydro phân ly thành nguyên tử H:



Nguyên tử H có hoạt tính lớn, phản ứng được với S, N, P, Hg, nhiều oxit kim loại và hợp chất khác

Các dạng hợp chất của Hydro ở trong tự nhiên là: H2O, đất sét, than…. có trong vỏ trái đất và trong cơ thể động thực vật
Trong vũ trụ chiếm nửa khối lượng mặt trời và các vì sao
Hydro có 3 đồng vị tự nhiên: proton 1H, doteri 2H, triti 3H và 2 đồng vị nhân tạo 4H, 5H.
2.1 Hydro và hợp chất của nó
2.1 Hydro và hợp chất của nó
2.1.3 Hợp chất của Hydro:
Hợp chất H(-1)
Giống hợp chất Halogen gọi là Hydrua
Phản ứng thu nhiệt mạnh (hoạt tính oxy hoá kém)
Bản chất nguyên tố kết hợp với Hydro có thể là ion, cộng hoá trị hay kim loại
Hydrua cộng hoá trị là hydrua của các phi kim loại BH3, SiH3 hay các kim loại phân nhóm chính nhóm III, IV, V như AlH3, AsH3… những hydrua này không bền và bị nước phân huỷ:
2.1 Hydro và hợp chất của nó
Các hydrua có cùng tính axit, bazơ hoặc lưỡng tính khi tác dụng với nhau tạo thành phức chất:


Các hydrua cộng hoá trị có khả năng tạo ra những tinh thể polyme rắn được liên kết với nhau bằng cầu Hydro
Ví dụ: B4H10
Các hydrua kim loại chuyển tiếp có thể có thành phần xác định ( PaH2, UH3…) hay không xác định (TiH1,7, VH0,6…) thường bền, có ánh kim, dẫn điện tốt rất khó xác định dạng liên kết này
Các hydrua đều là chất khử mạnh và ion H- không thể tồn tại trong dung dịch nước
2.1 Hydro và hợp chất của nó
Hợp chất H(+)
Hợp chất tương đối phổ biến. Ví dụ: Chất khí HCl, lỏng (H2O), rắn (H2SiO3)
Liên kết trong hợp chất là liên kết cộng hoá trị
Ngoài ra còn có trạng thái liên kết hydro trong các liên kết F-H, O-H, N-H dẫn đến các hợp chất HF, H2O, NH3 có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao bất thường so với những hợp chất cùng loại của các nguyên tố trong phân nhóm
Các liên kết hydro thường là những dung môi ion hoá tốt
2.1 Hydro và hợp chất của nó
2.2.1 Đặc điểm nguyên tử các nguyên tố nhóm IA
Gồm các nguyên tố Liti(Li), Natri (Na), Kali (K), Rubidi (Rb), Xedi (Cs), Franxi (Fr)
Cấu hình electron ns1, có tên chung là kim loại kiềm
Có tính khử mạnh
Khi bị chiếu sáng cũng bật electron ra được
2.2 Các nguyên tố phân nhóm IA
Là những kim loại điển hình, phân huỷ nước và rượu
Tác dụng với hydro tạo thành hydrua dạng muối rắn
Oxit và hydroxit là bazơ mạnh điển hình và tăng từ Li đến Fr
Muối đều không màu và tan trong nước (trừ Li)
Tính kim loại tăng dần từ đầu đến cuối phân nhóm
2.2 Các nguyên tố phân nhóm IA
2.2 Các nguyên tố phân nhóm IA
2.2.2 Đơn chất của các nguyên tố nhóm IA
Một số thông số hoá lý
Tính chất vật lý:
Khi tăng điện tích hạt nhân các thông số hoá lý đều tăng
Bán kính nguyên tử lớn và tăng nhanh từ đầu đến cuối phân nhóm → năng lượng ion hoá nhỏ và giảm theo chiều trên
Là những kim loại rất nhẹ và mềm
Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp
Các kim loại kiềm đều có độ dẫn điện lớn
Khi đốt có màu đặc trưng: Li (đỏ tía), Na (vàng rực), K(tím hồng), Rb (đỏ huyết), Cs (xanh da trời) được ứng dụng để phân tích định tính
2.2 Các nguyên tố phân nhóm IA
Màu đặc trưng của một số nguyên tố
Tính chất hoá học:
Kim loại hoạt động mạnh, tác dụng hầu hết với các nguyên tố (trừ khí trơ)
Tác dụng với hydro khi đun nóng nhẹ tạo thành hydrua
Phản ứng mạnh với halogen, oxy, lưu huỳnh, nitơ, cacbon
Bị oxy hoá ngay ở nhiệt độ thường: Li (nhanh), Na (rất nhanh), K (ngay lập tức), Rb (bốc cháy). Li cho oxit thường Li2O còn các kim loại khác tạo thành peroxit X2Na2 hoặc XO2 (K, Rb, Cs)
2.2 Các nguyên tố phân nhóm IA
Chỉ có Li tác dụng trực tiếp được với C, N2 tạo thành nitrua và cacbua: Li3N, Li2C2. Các nguyên tố khác cho nitrua và các bua gián tiếp.
Ở nhiệt độ thường, các kim loại kiềm tác dụng mãnh liệt với nước và axit giải phóng hydro

2.2 Các nguyên tố phân nhóm IA
Trạng thái tự nhiên và điều chế:
Na chiếm 2,4% trọng lượng vỏ quả đất, K: 1,4%, còn lại các nguyên tố khác rất ít.
K, Na thường tồn tại trong nước biển, muối mỏ dưới dạng kép
Điều chế Na bằng cách điện phân NaCl, NaOH nóng chảy
Điều chế K bằng cách dùng Fe khử KOH ở nhiệt độ cao
2.2 Các nguyên tố phân nhóm IA
2.2.2 Hợp chất của các nguyên tố nhóm IA
Tạo muối hay kiểu muối tương ứng với trạng thái hợp chất X+1
X+1 có điện tích nhỏ, bán kính lớn nên phân cực bé, tạo phức kém, muối ít tạo hydrat tinh thể
Hợp chất kim loại kiềm dễ tan, bền nhiệt
Các hợp chất điển hình là oxyt, peoxyt và hydrxit, các muối halogenua, muối cacbonat
2.2 Các nguyên tố phân nhóm IA
2.3 Các nguyên tố phân nhóm phụ IB
2.3.1 Đặc tính của các nguyên tố phân nhóm IB
Phân nhóm phụ IB gồm: đồng (Cu), bạc (Ag), vàng (Au)
Đều có 1 electron ở lớp vỏ ngoài cùng, có cấu hình electron: (n-1)s2(n-2)p6(n-1)d10ns1
18 electron ở lớp thứ 2 từ ngoài vào từ ngoài vào chưa hoàn toàn bền nên dễ nhường các electron. Vì thế mà phân nhóm phụ IB không những có trạng thái +1, còn có +2 và +3. Đặc trưng nhất là Cu2+, Ag+, Au+3
Bán kính nguyên tử nhỏ nên electron khó mất → kim loại kém hoạt động. Không phân huỷ nước, hydroxit là các bazơ yếu
Theo chiều Cu → Au tính kim loại giảm, khả năng tạo phức tăng
2.3 Các nguyên tố phân nhóm phụ IB
2.3.2 Đơn chất của các nguyên tố nhóm IB
Một số thông số hoá lý
2.3 Các nguyên tố phân nhóm phụ IB
Trạng thái tự nhiên: Cu: đỏ, Ag: trắng, Au: vàng
Dẫn điện và dẫn nhiệt tốt
Dễ tạo hợp kim với nhau và hợp kim với kim loại khác nhất là đồng
Dễ tạo hợp kim với Hg (Au, Ag, Cu)
Kém hoạt động hoá học, giảm dần từ Cu → Au
Trong điều kiện thường: Au, Ag bền; Cu tạo thành lớp CuO, trong không khí ẩm có CO2 tạo thành Cu(OH)2.CuCO3 (màu xanh)
2.3 Các nguyên tố phân nhóm phụ IB
Đốt nóng với oxy: Cu → CuO và Cu2O còn Ag và Au hấp thụ oxy
Cu kết hợp dễ dàng với halogen, Ag chậm hơn, Au chỉ phản ứng khi ở nhiệt độ cao
Ag, Cu phản ứng trực tiếp với lưu huỳnh (S)
Cả nhóm không tác dụng với H2, N2, C
Cả ba nguyên tố chỉ tan trong axit HCl và H2SO4 loãng khi có mặt chất oxy hoá
2.3 Các nguyên tố phân nhóm phụ IB
Ag, Cu dễ tan trong các axit có tính oxy hoá (HNO3, H2SO4 đặc nóng), Au tan trong HCl đặc bão hoà Cl2 hoặc nước cường tan (1HNO3+3HCl) do tác dụng của Clo nguyên tử
Cả 3 nguyên tố đều tan trong dung dịch xyanua bazơ khi có mặt oxy
Tất cả các hợp chất tan của Cu, Ag, Au đều độc hại
2.3 Các nguyên tố phân nhóm phụ IB
2.3.3 Các hợp chất:
Các hợp chất X(+1):
Đặc trưng là Ag+1, đối với Cu+1, Au+1 kém bền
Các oxit X2O đều là chất rắn, Cu2O: đỏ, Ag2O: nâu xẫm, Au2O: tím xám, ít tan trong nước
Các hydroxit XOH: không bền, bị phân huỷ ngay do tác động phân cực mạnh của ion X+
X2O thể hiện tính bazơ trung bình
Các muối X+1 (Ag+, Cu+) không tan trong nước, ở trạng thái ẩm chúng không bền nên phân huỷ
2.3 Các nguyên tố phân nhóm phụ IB
Các muối Cu+, Au+ dễ bị oxy hoá → Cu+2, Au+3
Các muối Ag+ dễ bị phân huỷ khi có ánh sáng tác dụng
Các hợp chất X+2:
Hợp chất X+2 chỉ đặc trưng đối với Cu+2
Thường gặp là CuO, Cu(OH)2 và các muối của nó
CuO thường không tan trong nước, dễ tan trong axit, nung nóng đến 8000C nó phân huỷ thành Cu2O và oxy
2.3 Các nguyên tố phân nhóm phụ IB
Ở 2500C có mặt hydro, CuO bị khử đến Cu
Cu(OH)2 là hydroxit lưỡng tính nhưng cả hai tính đều yếu. Trong axit nó tạo thành muối Cu2+. Trong kiềm mạnh, đặc, dư nó cho muối cuprit màu xanh
Các muố Cu2+ rất dễ tạo phức
Hợp chất X+3:
Trạng thái X+3 đặc trưng là Au+3
2.3 Các nguyên tố phân nhóm phụ IB
Các hợp chất thường gặp Au2O3, Au(OH)3, AuHal3
Au2O3 điều chế bằng cách đun nóng (1000C) Au(OH)3
Au(OH)3 điều chế bằng cách cho kiềm tác dụng lên dung dịch AuCl3 đặc
Oxit và hydroxit Au+3 có tính chất lưỡng tính, chức axit mạnh hơn (gọi là axit auric) tạo muối aurat
Tất cả các muối Au+3 dễ bị nhiệt phân huỷ, cho ra Au kim loại
2.3 Các nguyên tố phân nhóm phụ IB
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thanh Hội
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)