Bài 18. Phân loại phản ứng trong hoá học vô cơ
Chia sẻ bởi Lê Thị Thanh Loan |
Ngày 10/05/2019 |
47
Chia sẻ tài liệu: Bài 18. Phân loại phản ứng trong hoá học vô cơ thuộc Hóa học 10
Nội dung tài liệu:
Kính chào
quý thầy cô về dự giờ thăm lớp 10A11
Kiểm tra bài cũ
Câu 1(3 đ) : Nêu các định nghĩa sau :
+ Chất khử
+ Chất oxi hóa
+Phản ứng oxi hóa – khử
Câu 2(7 đ) : Trong những phản sau , phản ứng nào là phản ứng oxi hóa – khử ? Giải thích ?
( nếu là phản ứng oxi hóa – khử thì xác định chất khử và chất oxi hóa )
a. SO3 + H2O → H2SO4
2Al + Fe2O3 → Al2O3 + 2Fe
Bài 18: Phân loại phản ứng trong hóa học vô cơ.
I. Phản ứng có sự thay đổi số oxi hoá và phản ứng không có sự thay đổi số oxi hóa
1. Phản ứng hóa hợp .
2. Phản ứng phân huỷ.
3. Phản ứng thế.
4. Phản ứng trao đổi.
1.Phản ứng hóa hợp.
a. Thí dụ
0 0 +1 -1
VD1: H2 + Cl2 → 2HCl
- Phản ứng có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố
+2 -2 +4 -2 +2 +4 -2
VD2: MgO + CO2 → MgCO3
Phản ứng không có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố
VD khác:
SO3 + H2O → H2SO4
Fe + S → FeS
CaO + H2O → Ca(OH)2
b. Nhận xét:
Trong phản ứng hóa hợp, số oxi hóa của các nguyên tố có thể thay đổi hoặc không thay đổi. Do vậy, phản ứng hoá hợp có thể là phản ứng oxi hóa - khử hoặc không phải là phản ứng oxi hóa - khử.
+1 +5 -2 +1 -1 0
VD1: 2 KClO3 → 2KCl + 3O2
2. Phản ứng phân huỷ.
a. Thí dụ
Phản ứng có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố .
VD2: Zn(OH)2 → ZnO + H2O
+2 -2 +1 +2 -2 +1 -2
Phản ứng không có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố .
b. Nhận xét:
Trong phản ứng phân huỷ, số oxi hóa của các nguyên tố có thể thay đổi hoặc không thay đổi.
3. Phản ứng thế.
a. Thí dụ
0 +2 +6 -2 +2 +6 -2 0
Phản ứng có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố .
VD1: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu↓
VD2: Mg + 2HCl → MgCl2 + H2 ↑
0 +1 -1 +2 -1 0
Phản ứng có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố .
b. Nhận xét: Trong hóa học vô cơ, phản ứng thế bao giờ
cũng có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố.
4. Phản ứng trao đổi.
a. Thí dụ
VD1: AgNO3 + KCl → AgCl + KNO3
+1 +5 -2 +1 -1 +1 -1 +1+5 -2
Phản ứng không có sự thay đổi số oxi hóa của
các nguyên tố .
VD2: 2NaOH + CuCl2 → Cu(OH)2 + 2NaCl
+1 -2 +1 +2 -1 +2 -2 +1 +1 -1
Phản ứng không có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố .
b. Nhận xét: Trong phản ứng trao đổi, số oxi hóa của các nguyên tố không thay đổi.
II. Kết luận
Dựa vào sự thay đổi số oxi hóa có thể chia phản ứng hóa học thành 2 loại:
Phản ứng hoá học có sự thay đổi số oxi hoá là phản ứng oxi hóa - khử.
- Phản ứng hóa học không có sự thay đổi số oxi hóa , không phải là phản ứng oxi hoá - khử
Do đó:
- Các phản ứng thế, một số phản ứng hoá hợp và một số phản ứng phân huỷ thuộc loại phản ứng oxi hóa - khử.
- Các phản ứng trao đổi, một số phản ứng hoá hợp và một số phản ứng phân huỷ thuộc loại phản ứng không phải là phản ứng oxi hóa - khử.
Củng cố bài:
Cách phân loại phản ứng dựa vào sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố.
Giải 1 số bài tập trong sách giáo khoa (1,2,3,4)
- BTVN: làm các bài tập còn lại trong sách giáo khoa
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Thị Thanh Loan
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)