Bài 18. Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại (Phần từ năm 1917 đến năm 1945)
Chia sẻ bởi Thiên Vân long |
Ngày 10/05/2019 |
84
Chia sẻ tài liệu: Bài 18. Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại (Phần từ năm 1917 đến năm 1945) thuộc Lịch sử 11
Nội dung tài liệu:
I Nước Đức trong những năm 1929 - 1939
2. Nước Đức trong thời kỳ Hit-le cầm quyền (1933 - 1939)
Trong thời kỳ cầm quyền (1933 - 1939) Hit-le đã thực hiện các chính sách tối phản động về chính trị, xã hội, đối ngoại.
* Chính trị
+ Công khai khủng bố của Đảng phái dân chủ tiến bộ, đặt Đảng Cộng sản ra ngoài vòng pháp luật.
+ Thủ tiêu nền cộng hòa Viama, thiết lập nền chuyên chính độc tài do Hit-le làm thủ lĩnh tối cao và tuyệt đối.
Tháng 2/1933, chính quyền phát xít Đức dựng lên “vụ đốt cháy nhà Quốc hội” để lấy cớ khủng bố, tàn sát những người cộng sản. Năm 1934 Tổng thống Hin-đen-bua qua đời. Hit-le tuyên bố hủy bỏ hoàn toàn nền cộng hòa Vaima, thay vào đó là nền “Chuyên chế độc tài khủng bố công khai” mà Hit-le là thủ lĩnh tối cao và tuyệt đối.
+ Năm 1934 Hit le xưng là quốc trưởng suốt đời.
*
Toà nhà Quốc hội Đức bị đốt cháy, dẫn đến việc Đảng Cộng sản Đức sau đó bị cấm hoạt động
Kinh tế
+ Tổ chức nền kinh tế theo hướng tập trung mệnh lệnh, phục vụ nhu cầu quân sự.
+ Thành lập Hội đồng kinh tế (7-1933), phục hồi công nghiệp, nhất là công nghiệp quân sự, giao thông vận tải, giải quyết thất nghiệp…
Đối ngoại:
+ Nước Đức tuyên bố rút khỏi Hội Quốc liên để được tự do hành động.
+ Ra lệnh tổng động viên quân dịch (1935), xây dựng nước Đức trở thành một trại lính khổng lồ.
+ Ký với Nhật Bản “ Hiệp ước chống Quốc tế Cộng sản” hình thành khối phát xít Đức - Italia - Nhật Bản.
Mục tiêu: Nhằm tiến tới phát động cuộc chiến tranh để phân chia lại thế giới.
Mục tiêu: Nhằm tiến tới phát động cuộc chiến tranh để phân chia lại thế giới.
Cuộc biểu dương lực lượng của Đức Quốc xã ở Nuremberg năm 1936.
II. Nước Mĩ trong những năm (1929-1939)
2. Chính sách mới của Tổng thống Ru-dơ-ven cuối 1932.
Cuối năm 1932 Ru-dơ-ven đã thực hiện một hệ thống các chính sách biện pháp của nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế - tài chính và chính trị - xã hội được gọi chung là Chính sách mới.
* Nội dung
+ Giải quyết nạn thất nghiệp
+ Thông qua các đạo luật: Ngân hàng, phục hưng công nghiệp, trong các đạo luật đó - đạo luật phục hưng công nghiệp là quan trọng nhất. Đạo luật này quy định việc tổ chức lại sản xuất công nghiệp theo những hợp đồng chặt chẽ về sản phẩm và thị trường tiêu thụ, quy định việc công nhân có quyền thương lượng với chủ đề mức lương và chế độ làm việc.
+ Điều chỉnh nông nghiệp: nâng cao giá nông sản, giảm bớt nông phẩm thừa, cho vay dài hạn đối với dân trại...
Kết luận:
Nhà nước can thiệp tích cực vào nền kinh tế, dùng sức mạnh, biện pháp để điều tiết kinh tế, giải quyết các vấn đề kinh tế chính trị, xã hội.
* Kết quả:
+ Giải quyết việc làm cho người thất nghiệp, xoa dịu mâu thuẫn xã hội.
+ Khôi phục được sản xuất.
+ Thu nhập quốc dân tăng liên tục từ sau 1933.
+ Duy trì chế độ dân chủ tư sản.
Tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven
Biểu đồ GDP của Mỹ từ (1920-1940)
* Chính sách ngoại giao
- Thực hiện chính sách “láng giềng thân thiện”
- Tháng 11/1933 chính thức công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô.
- Trung lập với các xung đột quân sự ngoài châu Âu.
- Bóng ma thời Đại khủng hoảng kinh tế ở Mỹ.
Toàn nước Mỹ u ám sau ngày Thứ ba Đen tối (29/10/1929) khi phố Wall sụp đổ, mở đầu một thập niên người Mỹ vật lộn trong thất nghiệp, nghèo đói và lạm phát
II. Khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 và quá trình quân phiệt hóa bộ máy Nhà nước ở Nhật
2. Quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước
- Để thoát khỏi khủng hoảng và giải quyết khó khăn thiếu nguyênm nhiên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hoá, chính phủ Nhật quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, gây chiến tranh xâm lược.
- Đặc điểm của quá trình quân phiệt hóa:
+ Diễn ra sự kết hợp giữa chủ nghĩa quân phiệt và chiến tranh xâm lược.
+ Quá trình quân phiệt hóa ở Nhật kéo dài trong thập niên 30.
- Song song với quá trình quân phiệt hóa, Nhật đẩy mạnh chiến tranh xâm lược thuộc địa:
+ Năm 1931, Nhật đánh chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc, biến đây thành bàn đạp để tấn công châu Á.
+ Nhật Bản thực sự trở thành lò lửa chiến tranh ở châu Á.
2. Nước Đức trong thời kỳ Hit-le cầm quyền (1933 - 1939)
Trong thời kỳ cầm quyền (1933 - 1939) Hit-le đã thực hiện các chính sách tối phản động về chính trị, xã hội, đối ngoại.
* Chính trị
+ Công khai khủng bố của Đảng phái dân chủ tiến bộ, đặt Đảng Cộng sản ra ngoài vòng pháp luật.
+ Thủ tiêu nền cộng hòa Viama, thiết lập nền chuyên chính độc tài do Hit-le làm thủ lĩnh tối cao và tuyệt đối.
Tháng 2/1933, chính quyền phát xít Đức dựng lên “vụ đốt cháy nhà Quốc hội” để lấy cớ khủng bố, tàn sát những người cộng sản. Năm 1934 Tổng thống Hin-đen-bua qua đời. Hit-le tuyên bố hủy bỏ hoàn toàn nền cộng hòa Vaima, thay vào đó là nền “Chuyên chế độc tài khủng bố công khai” mà Hit-le là thủ lĩnh tối cao và tuyệt đối.
+ Năm 1934 Hit le xưng là quốc trưởng suốt đời.
*
Toà nhà Quốc hội Đức bị đốt cháy, dẫn đến việc Đảng Cộng sản Đức sau đó bị cấm hoạt động
Kinh tế
+ Tổ chức nền kinh tế theo hướng tập trung mệnh lệnh, phục vụ nhu cầu quân sự.
+ Thành lập Hội đồng kinh tế (7-1933), phục hồi công nghiệp, nhất là công nghiệp quân sự, giao thông vận tải, giải quyết thất nghiệp…
Đối ngoại:
+ Nước Đức tuyên bố rút khỏi Hội Quốc liên để được tự do hành động.
+ Ra lệnh tổng động viên quân dịch (1935), xây dựng nước Đức trở thành một trại lính khổng lồ.
+ Ký với Nhật Bản “ Hiệp ước chống Quốc tế Cộng sản” hình thành khối phát xít Đức - Italia - Nhật Bản.
Mục tiêu: Nhằm tiến tới phát động cuộc chiến tranh để phân chia lại thế giới.
Mục tiêu: Nhằm tiến tới phát động cuộc chiến tranh để phân chia lại thế giới.
Cuộc biểu dương lực lượng của Đức Quốc xã ở Nuremberg năm 1936.
II. Nước Mĩ trong những năm (1929-1939)
2. Chính sách mới của Tổng thống Ru-dơ-ven cuối 1932.
Cuối năm 1932 Ru-dơ-ven đã thực hiện một hệ thống các chính sách biện pháp của nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế - tài chính và chính trị - xã hội được gọi chung là Chính sách mới.
* Nội dung
+ Giải quyết nạn thất nghiệp
+ Thông qua các đạo luật: Ngân hàng, phục hưng công nghiệp, trong các đạo luật đó - đạo luật phục hưng công nghiệp là quan trọng nhất. Đạo luật này quy định việc tổ chức lại sản xuất công nghiệp theo những hợp đồng chặt chẽ về sản phẩm và thị trường tiêu thụ, quy định việc công nhân có quyền thương lượng với chủ đề mức lương và chế độ làm việc.
+ Điều chỉnh nông nghiệp: nâng cao giá nông sản, giảm bớt nông phẩm thừa, cho vay dài hạn đối với dân trại...
Kết luận:
Nhà nước can thiệp tích cực vào nền kinh tế, dùng sức mạnh, biện pháp để điều tiết kinh tế, giải quyết các vấn đề kinh tế chính trị, xã hội.
* Kết quả:
+ Giải quyết việc làm cho người thất nghiệp, xoa dịu mâu thuẫn xã hội.
+ Khôi phục được sản xuất.
+ Thu nhập quốc dân tăng liên tục từ sau 1933.
+ Duy trì chế độ dân chủ tư sản.
Tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven
Biểu đồ GDP của Mỹ từ (1920-1940)
* Chính sách ngoại giao
- Thực hiện chính sách “láng giềng thân thiện”
- Tháng 11/1933 chính thức công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô.
- Trung lập với các xung đột quân sự ngoài châu Âu.
- Bóng ma thời Đại khủng hoảng kinh tế ở Mỹ.
Toàn nước Mỹ u ám sau ngày Thứ ba Đen tối (29/10/1929) khi phố Wall sụp đổ, mở đầu một thập niên người Mỹ vật lộn trong thất nghiệp, nghèo đói và lạm phát
II. Khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 và quá trình quân phiệt hóa bộ máy Nhà nước ở Nhật
2. Quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước
- Để thoát khỏi khủng hoảng và giải quyết khó khăn thiếu nguyênm nhiên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hoá, chính phủ Nhật quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, gây chiến tranh xâm lược.
- Đặc điểm của quá trình quân phiệt hóa:
+ Diễn ra sự kết hợp giữa chủ nghĩa quân phiệt và chiến tranh xâm lược.
+ Quá trình quân phiệt hóa ở Nhật kéo dài trong thập niên 30.
- Song song với quá trình quân phiệt hóa, Nhật đẩy mạnh chiến tranh xâm lược thuộc địa:
+ Năm 1931, Nhật đánh chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc, biến đây thành bàn đạp để tấn công châu Á.
+ Nhật Bản thực sự trở thành lò lửa chiến tranh ở châu Á.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Thiên Vân long
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)