Bài 18. Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1950)

Chia sẻ bởi Trương Minh Đức | Ngày 09/05/2019 | 56

Chia sẻ tài liệu: Bài 18. Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1950) thuộc Lịch sử 12

Nội dung tài liệu:

SỞ GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO QUANG NAM
Trường THPT Ti?u la
GV: Trương Minh Nghia
Kính chào quý thầy cô!
Chào các em học sinh!
Kiểm tra bài cũ
Bài 17 - phần III
-Chủ trương, sách lược của Đảng và Chính phủ ta đối với Pháp và Tưởng trước và sau ngày 6/3/1946 là gì?

GỢI Ý
-Chủ trương, sách lược của Đảng và Chính phủ ta đối với Pháp và THDQ:
-Trước 6/3/1946: Ta hoà hoãn với THDQ ở miền Bắc, đánh Pháp ở miền Nam.
-Từ 6/3/1946: Ta hoà hoãn với Pháp để đuổi THDQ ra khỏi nước ta.
Tiết 29.
I. KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP BÙNG NỔ
II. CUỘC CHIẾN ĐẤU Ở CÁC ĐÔ THỊ VÀ VIỆC CHUẨN BỊ CHO CUỘC KHÁNG CHIẾN LÂU DÀI
I.KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP BÙNG NỔ
1. Thực dân Pháp bội ước và tiến công nước ta.
a. Hành động của thực dân Pháp
Pháp tấn công Nam Bộ
(sau 6/3/1946)

Pháp tấn công Nam Trung Bộ
(sau 6/3/1946)
Pháp tấn công Hải Phòng
11/1946
Pháp tấn công nhi?u v? trí ?
Hà Nội
Pháp tấn công Lạng Sơn
( 11/1946)
Pháp g?i t?i h?u thu cho Chính ph? ta(18/12/46)
b. Âm mưu của thực dân Pháp.
-Qua những hành động trên cho ta thấy thực dân Pháp có âm mưu gì ?.
Thực dân Pháp muốn xâm lược nước ta một lần nữa.
Trước những hành động và âm mưu của thực dân Pháp, Đảng và nhân dân ta phải làm gì ?
2. Đường lối kháng chiến của Đảng.
-Ban thường vụ TW Đảng:
Ngày 12/12/1946:
Ra chỉ thị "Toàn dân kháng chiến".
18-19/12/1946:
quyết định phát động cả nước kháng chiến.
-Tối 19.12.1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
Tháng 9 /1947:
-Tổng Bí thư Trường Chinh viết tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi.
Nội dung cơ bản của: Chỉ thị Toàn dân kháng chiến, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi là gì?
Qua 3 văn kiện trên, Đảng và
Chủ tịch Hồ Chí Minh xác
định đường lối kháng chiến
chống Pháp: kháng chiến toàn
dân, toàn diện, trường kì, tự
lực cánh sinh, và tranh thủ sự
ủng hộ của quốc tế.
II.CUỘC CHIẾN ĐẤU TRONG CÁC ĐÔ THỊ VÀ VIỆC CHUẨN BỊ CHO CUỘC KHÁNG CHIẾN LÂU DÀI
1. Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16.
Cuộc chiến đấu của quân- dân Hà Nội và các đô thị Bắc vĩ tuyến 16 đã diễn ra như thế nào?
a. Cuộc chiến đấu ở Hà Nội:
*Diễn biến:
-20 gi? ngày 19/12/1946, công nhân nhà máy điện Yên Phụ phá máy, cả thành phố mất điện, pháo của ta từ Láng, Xuân Canh bắn vào nội đô báo hiệu cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bắt đầu.
-Nhân dân Hà Nội đã khiêng bàn ghế, giường, tủ, kiện hàng.làm chướng ngại vật hoặc chiến luỹ, sử dụng mọi loại vũ khí sẵn có để chống giặc.
Trung đoàn Thủ đô thành lập và những trận đánh tiêu biểu ở Hà Nội:
Một số hình ảnh về quân Pháp tấn công và cuộc chiến đấu anh dũng của quân dân Hà Nội
(19/12/1946-17/02/1947):
*Kết quả:
-Trong 60 ngày đêm quân dân Hà Nội với tinh thần quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh chiến đấu gần 200 trận, giết và làm bị thương hàng nghìn tên địch, phá huỷ hàng chục xe cơ giới, 5 máy bay.
-Ngày 17/2/1947, quân ta rút khỏi vòng vây của địch, ra căn cứ an toàn.
b. Cuộc chiến đấu ở các đô thị khác:
-Cùng Hà Nội, quân dân các đô thị Bắc vĩ tuyến 16 như Bắc Giang, Bắc Ninh, Nam Định, Vinh, Huế, Đà Nẵng.v.v. tấn công, bao vây, tiêu diệt địch.
Cuộc chiến đấu của quân- dân Hà Nội và các đô thị Bắc vĩ tuyến 16 có ý nghĩa gì ?
c. Ý nghĩa:
Tiêu hao sinh lực địch.
-Giam chân địch trong các đô thị,
tạo điều kiện để chuẩn bị kháng chiến lâu dài.
2. Tích cực chuẩn bị kháng chiến lâu dài.
Để chuẩn bị kháng chiến chống Pháp lâu dài ta đã làm gì ?
a. Quá trình chuẩn bị:
* Bác Hồ, các cơ quan Đảng, Chính phủ, Mặt trận, các đoàn thể.rời Hà Nội chuyển lên căn cứ địa Việt Bắc.
Bác Hồ về lại căn cứ địa Việt Bắc:
* Đảng, Chính Phủ lãnh đạo tổ chức nhân dân xây dựng lực lượng kháng chiến về mọi mặt.
-Về chính trị:
-Các uỷ ban hành chính chuyển thành uỷ ban kháng chiến hành chính.
-Mở rộng Mặt trận, thành lập Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam (Liên Việt).
-Về kinh tế:
-Duy trì và phát triển sản xuất, đảm bảo yêu cầu của kháng chiến, trước hết là sản xuất lương thực.
-Quân sự:
-Chính phủ quy định mọi người dân từ 18 đến 45 tuổi được tuyển chọn tham gia lực lượng chiến đấu.
-V? van hoá:
-Phong trào bình dân học vụ được duy trì và phát triển.
-Trường phổ thông các cấp vẫn tiếp tục giảng dạy và học tập trong hoàn cảnh chiến tranh.
Phong trào bình dân học vụ(1947):
Những hoạt động chuẩn bị trên có ý nghĩa gì?
b. Ý nghĩa:
Bước đầu đã xây dựng hậu phương vững mạnh về mọi mặt để phục vụ cho cuộc kháng chiến lâu dài.
Củng cố bài
1. Vì sao cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược bùng nổ ngày 19/12/1946?
2. Nội dung đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng là gì? Hãy phân tích vài nét về đường lối đó.
3. Ta đã làm gì để chuẩn bị kháng chiến lâu dài?
BÀI HỌC ĐẾN ĐÂY LÀ HẾT.
Xin chào tạm biệt!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trương Minh Đức
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)