Bài 18. Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1950)

Chia sẻ bởi Nguyễn Thanh Vu | Ngày 09/05/2019 | 53

Chia sẻ tài liệu: Bài 18. Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1950) thuộc Lịch sử 12

Nội dung tài liệu:

NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG QUÍ THẦY CÔ ĐẾN DỰ GIỜ
Hiệp định sơ bộ Việt – Pháp ngày 6- 3- 1946 được kí kết trong hoàn cảnh nào ? Nêu nội dung cơ bản của hiệp định ?













Hoàn cảnh lịch sử
Sau hiệp ước Hoa – Pháp được kí kết ngày 28- 2- 1946  Pháp thay thế quân THDQ ra MB giải giáp phát xít Nhật đã đặt nhân ta trước lựa chọn hai con đường :
+ Cầm súng chống Pháp
+ Hòa hoãn với Pháp
 3-3- 1946 BTV TW Đảng họp chọn con đường “ Hòa để tiến ”
6-3- 1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh kí với G.Xanhtơni hiệp định sơ bộ .
Nội dung hiệp định
Chính phủ Pháp công nhận nước VNDCCH là một QG tự do , có chính phủ riêng , nghị viện riêng , quân đội riêng , tài chính riêng và là thành viên của LBĐD nằm trong khối liên hiệp Pháp.
Chính phủ VNDCCH thỏa thuận cho 15.000 quân Pháp ra MB thay quân THDQ làm nhiệm vụ giải giáp PX Nhật , số quân này sẽ đóng tại những địa điểm quy định và rút dần trong thời hạn 5 năm.
Hai bên ngừng mọi xung đột ở phía Nam và giữ nguyên quân đội của mình tại vị trí cũ , tạo không khí thuận lợi đi đến cuộc đàm phán chính thức bàn các vấn đề về ngoại giao của VN , chế độ tương lai của ĐD , quyền lợi KT và VH của người Pháp ở VN.
Bài 18

NHỮNG NĂM ĐẦU CỦA CUỘC
KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC
CHỐNG THỰC DÂN PHÁP
1946 - 1950













( Tiết 1 )













I.KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP BÙNG NỔ
1.Thực dân Pháp bội ước và tiến công nước ta
2.Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng
II. CUỘC CHIẾN ĐẤU Ở CÁC ĐÔ THỊ VÀ VIỆC CHUẨN BỊ CHO CUỘC KHÁNG CHIẾN LÂU DÀI.
1.Cuộcchiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16
2.Tích cực chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài













I- Kháng chiến toàn quốc chống TD Pháp bùng nổ
1.Thực dân Pháp bội ước và tiến công nước ta.
-Sau khi ký hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) và Tạm ước (14-9-1946), Pháp có những hành động bội ước và khiêu khích ta ở Nam bộ, Nam Trung bộ, Hải Phòng, Lạng Sơn.
-18-12-1946, Pháp gửi tối hậu thư đòi ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu và giao Pháp giữ trật tự ở Hà Nội, chậm nhất là sáng 20-12-1946.
Vì sao cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược bùng nổ ngày 19-12-1946 ?













2. Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng
-12-12-1946 Đảng ra chỉ thị “Toàn dân kháng chiến”
-18 đến 19-12-1946, Hội nghị bất thường của ban thường vụ TW Đảng họp tại Vạn Phúc (Hà Đông) quyết định phát động cả nước kháng chiến.
-Khoảng 20 giờ ngày 19-12-1946 chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
- 9-1947 Tác phẩm “ Kháng chiến nhất định thắng lợi ” của Đ/c Trường Chinh.
Trước tình thế khẩn cấp Đảng ta có những quyết định như thế nào để chống Pháp ?













Đường lối kháng chiến của Đảng
Toàn dân: Toàn dân đánh giặc
Toàn diện: Chính trị , KT, VH, QS, ngoại giao
Trường kì : lâu dài
- Tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế













II. Cuộc chiến đấu ở các đô thị và việc chuẩn bị cho kháng chiến lâu dài
1. Cuộc chiến đấu ở các đô thị ở phía bắc vĩ tuyến 16
-Trong những tháng đầu kháng chiến toàn quốc, cuộc chiến đấu của nhân dân ta diễn ra ở các đô thị ở phía bắc vĩ tuyến 16.
-Tiêu biểu là cuộc chiến đấu 60 ngày đêm ở thủ đô Hà Nội với tinh thần quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh.
-Ý nghĩa : Tạo điều kiện cho cả nước đi vào cuộc kháng chiến lâu dài.







Bản đồ Việt Nam
Cuộc chiến đấu của quân dân ta trong những tháng đầu kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp diễn ra như thế nào ?
Nhân dân Hà Nội kháng chiến năm 1946
Quyết tử quân Hà Nội ôm bom ba càng đón đánh xe tăng Pháp













Bom ba càng- vũ khí chiến đấu của nhân dân Hà Nội 1946
Tượng đài Hà Nội mùa đông 1946
2. Tích cực chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài
-Các cơ quan Đảng, Chính phủ, Mặt trận, các đoàn thể... chuyển lên căn cứ địa Việt Bắc.
-Chính trị : UB hành chính chuyển thành UB kháng chiến hành chính, mở rộng Mặt trận, thành lập Hội Liên hiệp quốc dân VN (Liên Việt).
-Kinh tế : duy trì và phát triển sản xuất lương thực.
-Quân sự : 18 đến 45 tuổi được tuyển chọn vào lực lượng chiến đấu.
-Văn hoá : duy trì Bình dân học vụ, tiếp tục dạy học trong hoàn cảnh chiến tranh.














THẢO LUẬN NHÓM
- Nhóm 1 : Đảng và chính phủ ta đã chuẩn bị về mặt chính trị như thế nào ?
- Nhóm 2 : Đảng và chính phủ ta đã chuẩn bị về mặt kinh tế như thế nào ?
- Nhóm 3 : Đảng và chính phủ ta đã chuẩn bị về mặt quân sự như thế nào ?
- Nhóm 4 : Đảng và chính phủ ta đã chuẩn bị về mặt văn hóa như thế nào ?
Cơ quan Đảng chuyển lên căn cứ địa Việt Bắc
Duy trì và phát triển sản xuất lương thực
Tiếp tục dạy học trong hoàn cảnh chiến tranh
CỦNG CỐ












Vì sao ta đứng lên kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ngày 19-12- 1946 ?












Phân tích nội dung cơ bản đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng ?












Nêu hoàn cảnh và nội dung của Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 19-12- 1946 ?
HƯỚNG DẪN BÀI MỚI
III. CHIẾN DỊCH VIỆT BẮC THU – ĐÔNG NĂM 1947 VÀ VIỆC ĐẨY MẠNH KHÁNG CHIẾN TOÀN DÂN , TOÀN DIỆN.
1. Chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947
2. Đẩy mạnh kháng chiến toàn dân, toàn diện
IV. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ MỚI VÀ CHIẾN DỊCH BIÊN GIỚI THU – ĐÔNG NĂM 1950 .
1. Hoàn cảnh lịch sử mới của cuộc kháng chiến
2. Chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950
CHÚC QUÍ THẦY CÔ DỒI DÀO SỨC KHỎE , CHÚC CÁC EM HỌC TẬP TỐT . CHÀO TẠM BIỆT !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thanh Vu
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)